Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Đề số 4 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu tầng đô hộ, áp bức. 
Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, 
đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. “Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng 
tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm 
từ mùa xuân là trạng ngữ?

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân 
có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]. 
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. 
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. 
d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có 
sự đổi thay kì diệu. 

pdf 13 trang Bảo Hà 17/06/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Đề số 4 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thu.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Đề số 4 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 4 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2. “Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ? a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ ]. b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. 1
  2. A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d Câu 4. Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu) biểu thị điều gì? A. Mục đích thục hiện hành động được nói đến trong câu B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu Câu 5. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân trong lao động? A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên B. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi C. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên D. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên Câu 6. Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt? A. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn 2
  3. B. Nêu vấn đề bằng lời kể C. Không có gì đặc biệt D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác Câu 7. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu? A. Hùng Vương kén rể B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không Câu 8. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh Câu 9. Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì? A. Kể chuyện cho trẻ em nghe B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ C. Phê phán thói phá hại môi trường 3
  4. D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta Câu 10. Nội dung chính của truyện Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai em nhà nọ, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 11. Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào? A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua Câu 12. Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì? A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân C. Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích D. Tất cả đáp án trên PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1 Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Thạch Sanh Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A Câu 2 “Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp: Nhớ lại quy trình viết bài văn kể lại truyện cổ tích Lời giải chi tiết: 5
  6. Đúng => Đáp án: A Câu 3 Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ? a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ ]. b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. A. Câu a B. Câu b C. Câu c D. Câu d Phương pháp: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Câu b có cụm từ “mùa xuân” là trạng ngữ => Đáp án: B Câu 4 6
  7. Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu) biểu thị điều gì? A. Mục đích thục hiện hành động được nói đến trong câu B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu Phương pháp: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” biểu thị cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu => Đáp án: D Câu 5 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân trong lao động? A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên B. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi C. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên D. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên Phương pháp: 7
  8. Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên của nhân trong lao động => Đáp án: C Câu 6 Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt? A. Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn B. Nêu vấn đề bằng lời kể C. Không có gì đặc biệt D. Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu vấn đề bằng lời kể => Đáp án: B Câu 7 Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu? A. Hùng Vương kén rể 8
  9. B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không Phương pháp: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ chỗ vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không => Đáp án: D Câu 8 Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta => Đáp án: A 9
  10. Câu 9 Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì? A. Kể chuyện cho trẻ em nghe B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ C. Phê phán thói phá hại môi trường D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích: Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta => Đáp án: D Câu 10 Nội dung chính của truyện Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai em nhà nọ, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp: Nhớ lại nội dung của truyện Lời giải chi tiết: 10
  11. Sai => Đáp án: B Câu 11 Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào? A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Thạch Sanh Lời giải chi tiết: Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết: Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt => Đáp án: A Câu 12 Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì? A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân C. Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích 11
  12. D. Tất cả đáp án trên Phương pháp: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Kết truyện Thạch Sanh, Ngọc Hoang biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa: - Thể hiện chân lý ác giả ác báo - Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân - Đó là kết truyện phù hợp với mô típ thường thấy ở truyện cổ tích => Đáp án: D PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không 12
  13. hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày. 13