Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 

Chọn chữ cái trước phươngán đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

 

Câu 1. Những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác được gọi là

A. truyền thống.              B. di chúc.                       C. tinh hoa.                      D. hủ tục.

Câu 2. Đáp án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Ham chơi, lười học.                                            B. Hiếu thảo, hiếu học.

C. Yêu thương con người.                                    D. Đoàn kết, tương trợ.

Câu 3. Truyền thống nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Cần cù lao động.                                                 B. Tảo hôn.

C. Trọng nam khinh nữ.                                       D. Mê tín dị đoan.

Câu 4. Việc cá nhân thường xuyên có những việc làm tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của

A. cảm thông, thương hại.                                       B. yêu thương con người.

C. siêng năng, kiên trì.                                            D. ban ơn, bố thí.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.          B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.

C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.                      D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.

Câu 6. Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Quan tâm. B. Vô cảm. C. Chia sẻ. D. Giúp đỡ.

Câu 7. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của

A. yêu thương con người.                                        B. tự nhận thức bản thân.

C. siêng năng, kiên trì.                                            D. tự chủ, tự lập

docx 7 trang Bảo Hà 10/03/2023 6920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_c.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HOC KÌ I Năm học 2022-2023 Môn: Giáo dục công dân 6 Thời gian: 45 phút I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về mục tiêu: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở giữa học kỳ I lớp 6; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực cần hướng tới : Năng lực tự học và tự chủ: Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của các chuẩn mực đạo đức như yêu thương con người, siêng năng kiên trì, để điều chỉnh hành vi; có kiến thức cơ bản để học tập, không ngừng phát huy và nâng cao các trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về của gia đình, dong họ, tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Xác định được lí tưởng sống của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân để phù hợp với các giá trị đạo đức về yêu thương con người. 3. Phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kêt Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau + Tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ
  2. + Yêu thương con người. + Siêng năng, kiên trì III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm 30% kết hợp tự luận 70%. - Kiêm ra theo ma trận và đặc tả - Số lượng đề kiểm tra: 1 đề IV.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: GDCD LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Tổng Mức độ đánh giá % điểm Nội dung/chủ TT Mạch nội đề/bài Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao dung Nhận biết TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nội dung 1: 1 Mạch nội Tự hào về 0. 0. dung 1 truyền thống 3 5 5 2.75 gia đình, 1đ 1đ dòng họ Nội dung 2. 1 Yêu 5 2đ 3.25 thương con người Nội dung 3. 0. 0. Siêng 4 5 5 4 năng 2đ 1đ kiên trì Tổng câu 12 1.5 1 0.5 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 100
  3. V.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ đánh Mạch giá TT nội Nội dung Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận dung dụng biết hiểu dụng cao Nội dung 1: 1 Giáo Nhận biết: dục Tự hào về đạo truyền Nêu được một số truyền thống của thống gia gia đình, dòng họ. đức đình, dòng họ Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản. 3 0.5 0.5 Vận dụng: (TN) (TL) (TL) Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Nội Nhận biết: dung 2. Yêu - Nêu được khái niệm tình yêu thươn thương con người g con người - Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người Thông hiểu: 5 1 - Giải thích được giá trị của tình yêu (TN) (TL) thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. - Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người Vận dụng:
  4. - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người - Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người Nội Nhận biết: dung 3. Siêng - Nêu được khái niệm siêng năng, năng kiên trì kiên trì - Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì - Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì Thông hiểu: - Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. - Đánh giá được những việc làm thể 4 0.5 0.5 hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động. (TN) (TL) (TL) Vận dụng: - Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. - Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. - Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân. Vận dụng cao:
  5. Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. Tổng 12 câu 1.5 1 câu 0.5 câu TNKQ TL/T câu TL/T NKQ TL NKQ Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% VI. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn chữ cái trước phương án đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác được gọi là A. truyền thống. B. di chúc. C. tinh hoa. D. hủ tục. Câu 2. Đáp án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Ham chơi, lười học. B. Hiếu thảo, hiếu học. C. Yêu thương con người. D. Đoàn kết, tương trợ. Câu 3. Truyền thống nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Cần cù lao động. B. Tảo hôn. C. Trọng nam khinh nữ. D. Mê tín dị đoan. Câu 4. Việc cá nhân thường xuyên có những việc làm tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của A. cảm thông, thương hại. B. yêu thương con người. C. siêng năng, kiên trì. D. ban ơn, bố thí. Câu 5. Hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người? A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh. B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội. C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại. Câu 6. Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người? A. Quan tâm. B. Vô cảm. C. Chia sẻ. D. Giúp đỡ. Câu 7. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của A. yêu thương con người. B. tự nhận thức bản thân. C. siêng năng, kiên trì. D. tự chủ, tự lập Câu 8. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Nhỏ nhen. B. Ích kỷ C. Bao dung. D. Vô cảm Câu 9. Cá nhân có cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính A. siêng năng. B. tự ti. C. tự tin. D. trung thực. Câu 10. Siêng năng kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ học tập, làm việc một cách A. hời hợt. B. qua loa. C. miệt mài. D. cẩu thả. Câu 11. Cá nhân thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua A. khó khăn, thử thách. B. cám dỗ vật chất.
  6. C. cám dỗ tinh thần. D. công danh, sự nghiệp. Câu 12. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì? A. Máu chảy ruột mềm. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Theo em truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân? Nêu một số việc học sinh có thể làm được để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Câu 2. (2.0 điểm) Tình huống: Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân, từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy". Câu hỏi : a. Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu? b. Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và xã hội? Câu 3 (3.0 điểm) Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Lớp 6A có phong trào thi đua giải các bài toán khó. Mặc dù là thành viên trong lớp nhưng Hòa thường xuyên bỏ qua, không làm những bài toán khó vì ngại suy nghĩ. a.Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì? Nếu là bạn của Hòa, em sẽ khuyên bạn điều gì? b. Bản thân em đã làm như thế nào để rèn luyện đức tính đó? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm I/ Trăc nghiệm (3,0 điểm) 3,0 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A A B A B A C A C A B * Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. II/ Tự luận: (7,0 điểm). * Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ: - Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống 1,0 điểm Câu 1 - Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam * Hs nêu được những việc phù hợp với lứa tuổi để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 1,0 điểm (HS có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo các ý trên thì vẫn đạt điểm tối đa)
  7. * Nhận xét: Hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể như vậy là không tốt, chưa thể hiện sự cảm thông, chia sẻ (biểu hiện của yêu thương con người), cần phải phê phán và nhắc nhở 1,0 điểm Câu 2 * Ý nghĩa của yêu thương con người: - Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống. - Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn. 1,0 điểm - Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó, xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh. (HS có cách giải thích khác nhưng vẫn đảm bảo các ý trên thì vẫn đạt điểm tối đa) Câu 3 a. HS trả lời đảm bảo các ý sau: -Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính siêng năng, kiên trì. - HS đưa ra được lời khuyên hợp lí và thuyết phục như: Khuyên bạn, 2,0 đ giúp đỡ, động viên, khích lệ bạn, tham mưu, đề xuất tổ chức các hoạt động học tập, các hoạt động thi đua để bạn tham gia sôi nổi hơn b. HS biết tự liên hệ bản thân. VD: Để có được đức tính siêng năng kiên trì bản thân cần luôn tự giác thực hiện công việc, học tập, lao động, không ngại khó, ngại khổ, cố gắng để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao 1,0 đ (Giáo viên linh hoạt trong cách chấm, khuyến khích những cách giải quyết sáng tạo của học sinh)