Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một hôm, Lợn bố và Lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi, Lợn mẹ căn dặn Lợn con rất cẩn thận:“Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”. Lợn bố và Lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn.
Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. “Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa.
Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. Nghĩ vậy Lợn con bèn chạy ra mở cửa. Vừa lúc đó, Sói nhanh tay vồ lấy Lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”. Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác.
Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Truyện “Lợn con không biết nghe lời” thuộc thể loại nào?
- Truyện cổ tích
- Truyện đồng thoại
- Truyền thuyết
D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2022_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NHÓM NGỮ VĂN 6 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ nhận thức Nội dung/ Vận dụng Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TT đơn vị cao năng % điểm kiến thức TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ Đọc Truyện 1 3 0 5 1 0 1 0 60 hiểu đồng thoại Viết Kể về một 2 trải nghiệm 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 của em Tổng 10 10 15 25 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức dung/Đơn TT Kĩ năng Mức độ đánh giá Thông Vận vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu đồng thoại - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ 5 TN, ba. 3 TN 1TL 1TL - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán
- dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử mà văn bản gợi ra. 2 Viết Kể lại một Nhận biết: trải nghiệm Thông hiểu: của bản Vận dụng: * * * 1TL* thân. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3TN 5TN, 1TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Đề số 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Một hôm, Lợn bố và Lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi, Lợn mẹ căn dặn Lợn con rất cẩn thận:“Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”. Lợn bố và Lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”. Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn. Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. “Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. Nghĩ vậy Lợn con bèn chạy ra mở cửa. Vừa lúc đó, Sói nhanh tay vồ lấy Lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”. Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác. (“ Lợn con không biết nghe lời”, theo ) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu. Câu 1. Truyện “Lợn con không biết nghe lời” thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại. Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba. Câu 3. Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu:“Một hôm, lợn bố và lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài”. A. Thời gian B. Nơi chốn C. Nguyên nhân D. Mục đích
- Câu 4. Nhân vật Lợn con trong câu chuyện trở nên có hồn, gần gũi hơn với con người nhờ việc sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Liệt kê D. Nhân hóa Câu 5. Tại sao Lợn con lại mở cửa khi nghe Sói gọi? A. Vì nghe lời mẹ dặn. B. Vì cả tin, ngốc nghếch. C. Vì Lợn con rất nể Sói. D. Vì Lợn con và Sói là bạn. Câu 6. Điều gì khiến Lợn con hối hận? A. Vì thiếu cảnh giác B. Vì không ngoan C. Vì sự hiếu kì D. Vì nghe lời mẹ Câu 7. Câu văn nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật Lợn con? A. Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. B. Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. C.Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà. D. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác. Câu 8. Từ nào trong các từ sau đây là từ láy? A. Căn dặn B. Vui mừng C. Ngốc nghếch D. Sợ hãi. Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? Câu 10. Nếu rơi vào hoàn cảnh như nhân vật Lợn con, em sẽ giải quyết như thế nào? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thú vị của em trong dịp hè vừa qua.
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 1 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 B 0,25 3 A 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 C 0,25 8 C 0,25 9 - HS nêu được: 2,0 + Việc không nghe lời cha mẹ sẽ dẫn đến hậu quả lớn. + Phải vâng lời người lớn: ông bà, cha mẹ, anh chị. + Cẩn trọng và nói không với những món quà từ người lạ. + Thật cảnh giác khi không có người lớn ở nhà. (Mỗi ý đúng đạt: 0,5đ ) 10 - HS có thể trả lời: 2,0 + Nghe lời mẹ dặn: “Không mở cửa cho người lạ khi mẹ vắng nhà”. + Không thích quà của người lạ nên không mở cửa. + Gọi điện hỏi cha mẹ xem người lạ đó là ai và không mở cửa khi cha mẹ chưa cho phép. (HS trả lời được 2 trong 3 đáp án trên thì đạt điểm tối đa, chấp nhận các cách diễn đạt tương đồng) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể về một trải nghiệm thú 0,25 vị của em trong dịp hè vừa qua
- c. HS triển khai đảm bảo các nội dung sau: 2.5 * Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm thú vị vừa qua * Thân bài: Tập trung kể lại chi tiết trải nghiệm đó theo trình tự hợp lí. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm và cảm xúc của bản thân em. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 Giáo viên ra đề TTCM duyệt KT Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Nguyễn Minh Ngọc Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU(6.0 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng: SỨ GIẢ MÙA XUÂN Xưa thật là xưa, có bốn nàng tiên làm nữ hoàng của các mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mỗi nàng có một cung điện lộng lẫy trên một ngọn núi cao. Chỉ khi đến mùa, các nàng mới xuất hiện. Năm ấy, không hiểu sao mùa Đông kéo dài lê thê. Cây cối và các con thú run rẩy vì lạnh. Ai cũng mong chờ, lo lắng không hiểu vì sao nàng tiên mùa Xuân trễ hẹn như vậy. Vì thế, các con vật mở cuộc họp chọn người đi đón nàng tiên mùa Xuân và tìm hiểu nguyên do. Sư Tử tự nhận mình khỏe mạnh, dũng cảm nhất nên giành quyền đi đón nàng tiên mùa Xuân. Nó hăm hở lên đường. Ngày đầu tiên, cậy sức khỏe tốt nên Sư Tử đi từ sáng đến tối. Càng về sau Sư Tử đuối sức dần, rồi không đi tiếp được bèn quay về. Thấy Sư Tử bỏ cuộc, Công “điệu đà” lên tiếng chế giễu. Nếu muốn nàng tiên mùa Xuân xuất hiện thì sứ giả phải là con vật xinh đẹp và lộng lẫy như họ nhà Công. Các con vật đồng ý cử chim Công đi thực hiện nhiệm vụ. Chim Công lên đường cùng đoàn tùy tùng, mang theo nhiều quà và hoa đẹp Thế nhưng đường sá xa xôi, vất vả, cả đoàn dần mệt mỏi rồi bị ốm, hoa và quà tặng phải vứt lại trên đường. Cuối cùng, chim Công đành quay về. Đến lúc này, muông thú đã sốt ruột lắm rồi. Nếu còn chần chừ sẽ trễ mất mùa Xuân tuyệt vời. Ngay lúc ấy, chim Én ngập ngừng: - Cháu tuy kém cỏi nhưng cũng xin góp sức để mang mùa Xuân về. Mùa Đông năm nay dài quá, mẹ cháu bị ho ngày một nặng. Nếu không có ánh nắng mùa Xuân, e rằng mẹ cháu không qua khỏi. Cháu sẽ đi tìm mùa xuân. Nghe vậy, muôn loài đồng ý. Dù đang ốm nhưng hay tin con đi, chim mẹ lén con vặt những chiếc lông dày nhất của mình làm áo chống rét cho con. Chim Én lên đường, nó bay mãi cuối cùng cũng đến cung điện của nàng tiên mùa Xuân. Trước cửa cung điện, chim Én thấy một chú chim vàng óng bị ngất. Nghĩ chú chim bị lạnh, chim Én cởi chiếc áo ấm choàng cho bạn. Chú chim bỗng biến mất và nàng tiên mùa Xuân xuất hiện: - Con là một cô bé hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm. Năm nay ta chậm đến nhân gian là vì các con vật không ngoan. Chúng không biết yêu thương và giúp đỡ nhau. Nhờ có con ta biết rằng điều tốt đẹp vẫn còn hiện hữu. Ta chọn con làm sứ giả cho ta. Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng trên trời, muôn loài sẽ biết rằng nàng tiên mùa Xuân đang sắp về với nhân gian. (Dẫn theo Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện đồng thoại B. Thơ C. Kí D. Truyện cổ tích
- Câu 2. Ngôi kể được tác giả sử dụng trong văn bản là ngôi thứ mấy? A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi kể thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Sư tử B. Chim Công C. Chim Én D. Nàng tiên mùa Xuân Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu văn “Sư Tử tự nhận mình khỏe mạnh, dũng cảm nhất nên giành quyền đi đón nàng tiên mùa Xuân”? A. Giúp diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi. B. Tăng tính thuyết phục cho câu chuyện. C. Giúp diễn đạt giàu nhịp điệu D. Thể hiện thái độ ca ngợi Sư Tử Câu 5. Trong câu văn “Nếu muốn nàng tiên mùa Xuân xuất hiện thì sứ giả phải là con vật xinh đẹp và lộng lẫy như họ nhà Công.” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa, ẩn dụ B. So sánh, ẩn dụ C. Nhân hóa, so sánh D. Điệp ngữ, so sánh Câu 6. Tại sao chim Én muốn đi tìm mùa xuân? A. Vì chim Én muốn thể hiện bản thân trước mọi người B. Vì không có con vật nào muốn đi nên chim Én phải đi C. Vì các con vật thách thức chim Én D. Vì mẹ của chim Én ho ngày một nặng, cần ánh nắng mùa xuân Câu 7. Hành động chim Én đi tìm mùa xuân thể hiện đức tính gì của chim Én? A. Trung thực C. Hiếu thảo B. Chăm chỉ D. Tự trọng Câu 8. Vì sao chim Én được chọn làm sứ giả mùa xuân? A. Vì chim Én là người duy nhất gặp được nàng tiên mùa Xuân B. Vì chim Én đánh thức nàng tiên mùa Xuân đang ngủ quên C. Vì nhờ có chim Én, nàng tiên mùa Xuân biết rằng vẫn còn những điều tốt đẹp hiện hữu D. Vì chim Én đã chiến thắng trong cuộc thi tìm nàng tiên mùa Xuân. Câu 9. Qua văn bản, chim Én đã có những hành động việc làm nào đáng khen ngợi? Câu 10. Hành động đi tìm mùa Xuân giúp em học tập được điều gì tốt đẹp ở chim Én? Ghi lại ngắn gọn câu trả lời không quá 4 dòng. II. VIẾT(4 điểm): Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 2 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 C 0,25 4 A 0,25 5 C 0,25 6 D 0,25 7 B 0,25 8 C 0,25 9 - Chim Én đã có những hành động việc làm đáng khen ngợi: 2,0 + Xin góp sức để mang mùa Xuân về vì sợ mẹ không qua khỏi mùa đông. + Cởi áo ấm nhường cho chú chim vàng óng. 10 - HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau như: 2,0 + Học tập tấm lòng hiếu thảo của Én dành cho mẹ, gợi tình cảm gia đình thiêng liêng ấm áp, thân thương để từ đó biết trân trọng cha mẹ, gia đình, luôn ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ. + Sự nhân hậu, biết sẻ chia với những người xung quanh. + Lòng dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách. HS có thể lựa chọn những đáp án khác nhau: câu trả lời thể hiện những phẩm chất, hành động tốt đẹp phù hợp như hiếu thảo, nhân hậu, dũng cảm, yêu thương, giúp đỡ mọi người, II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một trải nghiệm/ chuyến tham quan đáng nhớ
- c. Kể lại trải nghiệm/ chuyến tham quan 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ - Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm xúc của người viết d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 Giáo viên ra đề TTCM duyệt KT Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Đề số 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: Tiếng chổi tre Những đêm hè Sáng mai ra Khi ve ve Gánh hàng hoa Đã ngủ Xuống chợ Tôi lắng nghe Hoa Ngọc Hà Trên đường Trần Phú Trên đường rực nở Tiếng chổi tre Hương bay xa Xao xác hàng me Thơm ngát Tiếng chổi tre Đường ta Đêm hè Nhớ nghe hoa Quét rác Người quét rác Đêm qua. Những đêm đông Khi cơn dông Nhớ em nghe Vừa tắt Tiếng chổi tre Tôi đứng trông Chị quét Trên đường lặng ngắt Những đêm hè Chị lao công Đêm đông gió rét Như sắt Tiếng chổi tre Như đồng Sớm tối Chị lao công Đi về Đêm đông Giữ sạch lề Quét rác Đẹp lối Em nghe! 6-1960 (Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1981) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại A. thơ đồng thoại B. truyện yếu tố tự sự và miêu tả C. thơ có yếu tố tự sự và miêu tả D. truyện đồng thoại Câu 2. Văn bản trên được sáng tác theo A. thể thơ năm chữ B. thể thơ ba chữ C. thể thơ bảy chữ D. thể thơ tự do
- Câu 3. Vần được gieo chủ yếu trong đoạn đầu của văn bản là A. vần “e” B. vần “ông” C. vần “a” D. vần “ê” Câu 4. Văn bản là lời của A. nhân vật “tôi” B. nhân vật “em” C. nhân vật “chị lao công” D. nhân vật “chổi tre” Câu 5. “Chổi tre” là một loại chổi A. được làm bằng thân cây tre đã chẻ thành nan mỏng và nhỏ rồi bó kết lại với nhau, B. được làm từ bông của cây đót, chít, còn có tên khác là chổi đót, chổi chít, chổi bông sậy. C. được làm bằng cọng của lá dừa nước. D. được làm từ cành cây chổi sể, còn có tên khác là chổi thanh hao. Câu 6. Xét về cấu tạo, “chổi tre” là A. từ đơn. B. từ láy. C. từ ghép. D. từ nhiều nghĩa. Câu 7. Trong văn bản trên, cụm từ “tiếng chổi tre” được nhắc lại A. hai lần. B. ba lần. C. bốn lần. D. năm lần. Câu 8. Hình ảnh so sánh trong các câu “Chị lao công/ Như sắt/ Như đồng” có tác dụng A. miêu tả chị lao công mình đồng da sắt. B. nhắc đến công việc thu phế liệu (sắt, đồng) của chị lao công. C. khắc họa vẻ đẹp lao động đầy khỏe khoắn, kiên cường của chị lao công. D. thể hiện bản lĩnh cứng rắn của chị lao công. Câu 9. Từ văn bản “Tiếng chổi tre”, em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống? Câu 10. Bên cạnh những con người như chị lao công, có những con người khác rất bình dị nhưng đóng góp của họ cho xã hội thật đáng trân trọng. Em hãy ghi lại những đóng góp tốt đẹp cho cuộc đời của những con người như vậy. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Hãy viết một bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em.
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 3 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 A 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 C 0,25 8 C 0,25 9 Học sinh nêu được hai bài học trở lên gắn với ý nghĩa của câu 2,0 chuyện. Có thể là: - Biết yêu mến, trân trọng những người lao động bình dị như chị lao công - Biết quý trọng sức lao động, thành quả lao động của người khác - Yêu thiên nhiên - Giữ gìn cảnh quan nơi mình sống 10 Học sinh ghi lại được những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội của 2,0 những con người bình dị. (Đó có thể là: những bác sĩ góp phần chữa bệnh cho mọi người; những sinh viên tình nguyện góp phần đưa con chữ lên vùng cao; những bác lao công góp phần làm cho đường phố sạch đẹp ) VIẾT 4,0 II a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 c. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ 3,0 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được một trải nghiệm đáng nhớ. - Các sự kiện chính: mở đầu – diễn biến – kết thúc.
- - Cảm nghĩ, bài học rút ra từ trải nghiệm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo 0,5 Giáo viên ra đề TTCM duyệt KT Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Nguyễn Thu Phương B Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Đề số 4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu. “ Hoa sen trong hồ đang nở, Giếc rủ Nòng Nọc bơi xa dạo chơi một chuyến. Nòng Nọc lắc đầu: - Bốn chân của tôi lều nghều nên tôi không bơi xa được! Giếc đành dạo chơi một mình quanh hồ. Đến khi quay về chỗ cũ, Giếc tìm khắp hồ nước nhưng chẳng thấy tăm hơi Nòng Nọc đâu cả Chợt Giếc nghe có tiếng gọi: - Giếc về đó hả? Tiếng gọi nghe vang từ đâu trên mặt nước. Giếc nhảy lên cao và thấy một anh chàng đang ngồi trên một cái lá sen Giếc còn đang ngơ ngác tìm Nòng Nọc thì anh chàng này kêu lên; - Ồ Giếc! Nòng Nọc đây mà! - Nòng Nọc sao lại không có đuôi? Nòng Nọc không biết ngồi như anh. - Đuôi của tôi đã rụng mất rồi. Nó rụng lúc Giếc đi vắng. Vết rụng đây này! Giếc đã nhận ra người bạn cũ của mình. Người bạn đó đã mọc chân, rụng đuôi và đã trở thành một chú Nhái Bén nhưng vẫn nhớ đến bạn cũ. Từ đó, tình bạn của Giếc và Nòng Nọc ngày càng thân thiết.” (Trích Trong một hồ nước – Võ Quảng) Câu 1. Nhận định nào dưới đây không chính xác? A. Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại truyện đồng thoại. B. Khi hoa sen trong hồ bắt đầu tàn, Giếc rủ Nòng Nọc đi chơi C. Nòng Nọc không thể bơi xa vì bốn chân lều nghều. D. Tình bạn của Giếc và Nòng Nọc ngày càng thân thiết. Câu 2. Trong câu chuyện, Giếc đã rủ Nòng Nọc đi đâu? A. Đi chơi ở trên bờ. B. Đi chơi dưới đáy hồ. C. Đi dạo chơi quanh hồ xem hoa súng. D. Đi dạo chơi quanh hồ xem hoa sen nở.
- Câu 3. Câu nào dưới đây không phải lời của người kể chuyện? A. Giếc đành dạo chơi một mình quanh hồ. B. Tiếng gọi nghe vang từ đâu trên mặt nước. C. - Bốn chân của tôi lều nghều nên tôi không bơi xa được! D. Giếc đã nhận ra người bạn cũ của mình. Câu 4. Câu nói: “Giếc về đó hả?” là lời của nhân vật nào? A. Nòng Nọc. C. Nhái Bén. B. Giếc. D. Ếch. Câu 5. Từ nào sau đây là từ láy? A. Bạn cũ. C. Tình bạn. B. Lều nghều. D. Hoa sen. Câu 6. Từ "tôi" trong câu "- Bốn chân của tôi lều nghều nên tôi không bơi xa được!" là A. số từ. C. phó từ B. chỉ từ. D. đại từ. Câu 7. Các nhân vật xuất hiện trong truyện là A. Nòng Nọc và Giếc. B. Giếc và Ếch. C. Chão chuộc và Nhái Bén. D. Nòng Nọc và Cá rô. Câu 8. Đoạn trích viết về chủ đề gì? A. Tình yêu gia đình. B. Tình bạn. C. Tình yêu quê hương. D. Tình anh em. Câu 9. Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong đoạn trích trên? Vì sao? Câu 10. Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của Giếc và Nòng Nọc qua đoạn trích. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thú vị của em trong dịp hè vừa qua.
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 4 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2022- 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) 1 B 0.25 2 D 0.25 3 C 0.25 4 A 0.25 5 B 0.25 6 D 0.25 7 A 0.25 8 B 0.25 - HS lựa chọn được nhân vật mà mình thích trong đoạn trích. 2.0 9 - HS giải thích được lí do yêu thích nhân vật đó một cách hợp lí, thuyết phục. 10 - Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình bài học: Chúng ta có thể ở những điều kiện, môi trường sống khác nhau hoặc trải qua những biến động khác nhau trong cuộc sống, nhưng hãy giữ gìn 2.0 tình bạn tốt đẹp và cố gắng dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất. (HS có thể đưa ra các thông điệp khác) II. VIẾT ( 4 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm 0.25 c. Nội dung: Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em
- - Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm của em 0.5 - Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện 1.5 + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện + Kể lại sự việc trong câu chuyện. - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của em 0.5 GV có thể linh hoạt chấm, hướng dẫn chấm chỉ mang tính chất định hướng. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng 0.5 Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, lời kể sinh 0.5 động, cách viết sáng tạo Giáo viên ra đề TTCM duyệt KT Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Hoàng Thị Thắm Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng