Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)
Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát. B. Tự do. C. Bốn chữ. D. Năm chữ.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Kể chuyện.
Câu 3: Trong hai dòng thơ sau, những tiếng nào được gieo vần với nhau?
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem.
A. trăm - xa. B. của - lùng. C. vùng - lùng. D. vùng – xem.
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy?
A. tấm tình. B. thủy chung. C. trên tre. D. lạ lùng.
Câu 5: Hình ảnh con người Việt Nam hiện ra như thế nào trong đoạn thơ trên?
A. Yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ lao động.
B. Thủy chung, siêng năng, sáng tạo trong lao động.
C. Dũng cảm, bất khuất, anh hùng trong chiến đấu chống giặc.
D. Nhân ái, tình nghĩa, yêu thương con người.
Câu 6: Đoạn thơ viết về chủ đề gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam.
B. Ca ngợi phẩm chất dũng cảm, bất khuất của con người.
C. Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.
D. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Phương (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2023 - 2024 Ngày thi: 06/11/2023 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Làm việc cá nhân, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, sáng tạo, tư duy logic 1.2. Năng lực chuyên biệt: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ, ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, ) của bài thơ lục bát. - Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ; nhận ra được từ đơn, từ phức. - Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích bằng hình thức viết. 2. Phẩm chất: - Có ý thức củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học. - Trung thực, chủ động, tích cực trong giờ kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: - Thời điểm kiểm tra: +Kiểm tra giữa học kì I (hết tuần học thứ 9). +Khi kết thúc nội dung: Bài 2 – Thơ lục bát. - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: 20% trắc nghiệm, 80% tự luận. - Cấu trúc: +Mức độ đề: 20% nhận biết, 40% thông hiểu, 30% vận dụng, 10% vận dụng cao. Nội Tổng Mức độ nhận thức dung/ % điểm T Kĩ đơn Thông Nhận biết Vận dụng Vận dụng cao T năng vị hiểu kiến TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL thức Thơ Đọc - 4 4 1 1 60% 1 lục 0 0 0 0 hiểu (1,0đ) (1,0đ) (2,0đ) (1,0đ) (6,0đ) bát. Kể lại một truyện truyền thuyết Viết hoặc 1* 1* 1* 1* 40% 2 0 0 0 0 cổ (1,0đ) (1,0đ) (1,0đ) (1,0đ) (4,0đ) tích mà em yêu thích.
- Tổng số câu 4 0 4 1 0 1 0 0 11* Tổng điểm 1,0đ 1,0đ 1,0đ 3,0đ 0 3,0đ 0 1,0đ 10,0đ Tỉ lệ (%) 20 40 30 10 100% Tỉ lệ chung 60% 40% *Chú thích: Kĩ năng viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: Số câu hỏi Vị trí câu hỏi Mức TL TN Nội dung Yêu cầu cần đạt độ (Số (Số TL TN ý) câu) Chủ đề 1: Đọc – hiểu 2 8 2 8 - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp, thể loại của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự C1 sự, miêu tả và biểu cảm trong Nhận C2 thơ. biết C3 - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc C4 của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức; từ đa nghĩa và từ đồng âm; cụm 1. Đọc – từ, các biện pháp tu từ. hiểu thơ 4 - Hiểu được chủ đề của đoạn chữ, 5 thơ. chữ. - Hiểu được thông điệp tác giả C5 muốn gửi gắm trong đoạn thơ. C6 Thông - Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ C9 C7 hiểu trong câu thơ. C8 - Xác định được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. - Đưa ra được lời khuyên cho các hành động gặp trong đời Vận sống. C10 dụng - Từ tình cảm của nhân vật trữ tình, nêu được bài học cho bản thân. Chủ đề 2: Viết 1 0 1 0 2. Kể lại Nhận một biết C1* truyện Thông
- truyền hiểu thuyết Vận hoặc cổ dụng tích mà Viết được bài văn kể lại một em yêu Vận truyện truyền thuyết hoặc cổ thích. dụng tích. Kể bằng ngôn ngữ của cao mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. *Chú thích: Kĩ năng viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA (đính kèm trang sau). V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM (đính kèm trang sau).
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2023 – 2024 Ngày thi: 06/11/2023 Thời gian: 90 phút MÃ ĐỀ V6-GKI-04 I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung. Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. (Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi) Lựa chọn đáp án bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát. B. Tự do. C. Bốn chữ. D. Năm chữ. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Kể chuyện. Câu 3: Trong hai dòng thơ sau, những tiếng nào được gieo vần với nhau? Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem. A. trăm - xa. B. của - lùng. C. vùng - lùng. D. vùng – xem. Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy? A. tấm tình. B. thủy chung. C. trên tre. D. lạ lùng. Câu 5: Hình ảnh con người Việt Nam hiện ra như thế nào trong đoạn thơ trên? A. Yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ lao động. B. Thủy chung, siêng năng, sáng tạo trong lao động. C. Dũng cảm, bất khuất, anh hùng trong chiến đấu chống giặc. D. Nhân ái, tình nghĩa, yêu thương con người. Câu 6: Đoạn thơ viết về chủ đề gì? A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam. B. Ca ngợi phẩm chất dũng cảm, bất khuất của con người. C. Ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. D. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam. Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau: Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Điệp ngữ. Câu 8: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong đoạn thơ trên là gì? A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước. B. Tình yêu đất nước, con người. C. Trân trọng tình cảm gia đình. D. Biết ơn những thế hệ đi trước.
- Thực hiện các yêu cầu sau. Câu 9: Khi đọc bài thơ trên, có bạn học sinh đã viết: “Cây tre dệt nên nghìn bài thơ”. Theo em, bạn đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn trên ? Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 10: Bằng đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu, nêu một số hành động của bản thân thể hiện tình yêu quê hương đất nước. II. VIẾT (4,0 ĐIỂM) Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút MÃ ĐỀ V6-GKI-04 Phần Câu Nội dung Điểm 1 A 0,25 2 C 0,25 3 C 0,25 4 D 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 B 0,25 8 B 0,25 9 HS xác định đúng biện pháp tu từ và chỉ rõ trong câu thơ - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Nhân hóa (dệt) I. Đọc - Tác dụng: hiểu +Làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn, giàu sức gợi hình, gợi cảm. 2,0 +Thể hiện sự gắn bó của cây tre trong văn hóa của con người Việt Nam. +Tài năng sử dụng từ ngữ khéo léo, tinh tế, trí tưởng phong phú của tác giả. 10 GV chấm linh hoạt, tôn trọng cảm nghĩ riêng và ý kiến cá 2,0 nhân của HS trên cơ sở câu trả lời đúng với yêu cầu và hướng tới tình cảm tích cực. - HS nêu rõ hành động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thông qua bài thơ. Lưu ý: Hình thức: 2 - 3 câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp. a. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một truyện truyền 0,25 thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. b. Yêu cầu của bài văn tự sự kể lại một truyện truyền thuyết, 0,25 cổ tích đã học: - Bố cục rõ ràng, chia đoạn theo trình tự triển khai cốt truyện theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: II. Viết + Sử dụng ngôi kể thứ nhất. + Giới thiệu được truyện cổ tích, truyền thuyết được kể + Tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố của cốt truyện gốc và sáng tạo ở những chi tiết cho phép (lời kể, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá ) I. Mở bài: 3,0
- - Giới thiệu câu chuyện cổ tích được kể. Nêu nội dung khái quát về câu chuyện đó. II. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. - Xuất thân của các nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. - Diễn biến chính: Trình bày các sự việc theo trình tự phù hợp, bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Chú ý khai thác, nhấn mạnh các chi tiết tưởng tượng kì ảo. III. Kết bài: - Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. c. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu d. Sáng tạo: Có những suy nghĩ mới mẻ về vấn đề, lời văn 0,25 hấp dẫn BGH duyệt TTCM duyệt GV ra đề Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Phương Thảo Nguyễn Thu Phương