Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 1 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Câu chuyện quả bầu

        Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

        Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

       Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

       Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ Mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba Na, người Kinh,… lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

                  (Tiếng Việt lớp 2, bài 1, tuần 30/ trang 98-100- sách Chân trời sáng tạo)                                                                      

 

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Truyện Câu chuyện quả bầu thuộc thể loại nào? (1)

A. Truyền thuyết                        B. Truyện đồng thoại

C. Truyện cổ tích                        D. Thần thoại

Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2)

A.Ngôi thứ nhất                           B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai                            D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Trong câu chuyện, hai vợ chồng đã thoát nạn nhờ lời khuyên của con dúi, theo em đúng hay sai? (1)

A. Đúng                                           B. Sai

doc 6 trang Bảo Hà 20/03/2023 11460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 1 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn Vận dụng % TT Kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu dân gian (truyền 4 0 4 0 0 2 0 60 thuyết, cổ tích). 2 Viết Kể lại một truyện dân 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 gian Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: dân gian - Nhận biết được thể loại, (truyền những dấu hiệu đặc trưng thuyết, cổ của thể loại truyện cổ tích; tích ) chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. (1) - Nhận biết được người kể 4 TN 4 TN 2 TL chuyện và ngôi kể. (2) Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. (3) - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu (4) - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. (5) - Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản. (6) - Hiểu được nghĩa của từ láy, loại trạng ngữ. (7) Vận dụng: - Rút ra được bài học, cách hiểu của bản thân về một vấn đề từ văn bản. (8) - Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, nêu được việc làm của bản thân, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. (9) 2 Viết Kể lại một Nhận biết: 1TL* 1TL* 1TL*
  3. truyền Thông hiểu: 1TL* thuyết Vận dụng: hoặc Vận dụng cao: truyện cổ Viết được bài văn kể lại tích. một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Tổng 4 TN 4 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Câu chuyện quả bầu Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ Mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba Na, người Kinh, lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay. (Tiếng Việt lớp 2, bài 1, tuần 30/ trang 98-100- sách Chân trời sáng tạo) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Truyện Câu chuyện quả bầu thuộc thể loại nào? (1) A. Truyền thuyết B. Truyện đồng thoại C. Truyện cổ tích D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2) A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Trong câu chuyện, hai vợ chồng đã thoát nạn nhờ lời khuyên của con dúi, theo em đúng hay sai? (1) A. Đúng B. Sai Câu 4. Chi tiết “ Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật” đó là: (1) A. sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt một xã B. sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt cả làng C. sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt một vùng D. sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi Câu 5. Chọn cụm từ thể hiện đúng nhất cho chi tiết “ Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức
  5. ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra”? (4) A. mang ơn B. biết ơn C. trả ơn D. làm ơn Câu 6. Trong câu văn “ Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao”, từ láy lao xao có ý nghĩa là: (7) A. có những âm thanh hoặc tiếng động nhỏ cùng vang lên và nghe không rõ, không đều B. có những âm thanh hoặc tiếng động nhỏ cùng vang lên và nghe rất rõ, rất đều C. có nhiều âm thanh hoặc tiếng động nhỏ vang lên xen lẫn vào nhau, nghe rõ và đều D. có nhiều âm thanh hoặc tiếng động nhỏ vang lên xen lẫn, nghe không rõ, không đều Câu 7. “ Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7) A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ thời gian C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ nơi chốn Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Câu chuyện quả bầu? (6) A. Giải thích về nguồn gốc tổ tiên các dân tộc anh em trên đất nước ta B. Giải thích về nguồn gốc tổ tiên của các dân tộc anh em trên thế giới C. Giải thích về nguồn gốc tổ tiên của dân tộc người Khơ Mú ở đất nước ta D. Giải thích về nguồn gốc tổ tiên của loài người ở trên đất nước chúng ta Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Từ câu chuyện trên, em hiểu gì về tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em trên đất nước ta? (8) Câu 10. Bản thân em cần làm gì để phát huy tinh thần ấy? (9) II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. Hết
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 HS nêu cách hiểu của mình về tinh thần đoàn kết dân tộc 1,0 trên đất nước ta. 10 HS có thể nêu lên một số việc làm của mình để phát huy 1,0 tinh thần đoàn kết dân tộc. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. 2.5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể. - Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5