Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)
I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC
Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Vì làm lụng vất vả, người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Bên ngoài trời rất lạnh. Em bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Em lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi em vừa lo cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật nên đã run rủi cho một ông thầy chùa đi ra ngoài về, nhìn thấy em; ông đưa em vào chùa, cho em ăn uống và nghe em kể đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé mừng rỡ, cám ơn nhà sư rối rít rồi em từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.
Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm):
Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích. | B. Truyện đồng thoại. |
C. Truyền thuyết. | D. Thần thoại. |
Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất. | B. Thứ hai. |
C. Thứ ba. | D. Không có ngôi kể. |
Câu 3. Vì sao em bé xé các cánh hoa cúc ra vô số cánh nhỏ li ti?
A. Vì em muốn mẹ hết bệnh và sống thật lâu.
B. Vì em thích xé những cánh hoa.
C. Vì em mong cho mẹ sống thật lâu.
D. Vì em thích những bông hoa cúc nhiều cánh.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2023_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)
- UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Bồ Đề GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được và vận dụng những tri thức sau để trả lời các câu hỏi: + Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết. + Tiếng Việt: Từ ghép, từ láy; nghĩa của từ; các biện pháp tu từ đã học; dấu câu: dấu chấm phẩy. + Tạo lập văn bản: bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. 2. Năng lực - Sáng tạo, tự học, trình bày khoa học. Khái quát trình bày kiến thức mạch lạc, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài, viết bài văn. 3. Phẩm chất - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi học và làm bài. B. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Đơn vị Vận dụng % T Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kiến thức/ cao điểm T năng kĩ năng T TN T TN TN TNKQ TL TL L KQ L KQ KQ 1 Đọc Truyện hiểu truyền thuyết, 4 0 4 0 0 2 0 0 60 truyện cổ tích 2 Viết Viết được một bài văn đóng vai nhân vật kể lại một 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 truyện truyền thuyết hoặc cổ tích Tổng điểm 1.0 1.0 1.0 1.0 0 5.0 0 1.0 Tỉ lệ % 20% 20% 50% 10% 100 Tỉ lệ chung 40% 60%
- UBND LONG BIÊN BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Bồ Đề GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 Đơn vị Số câu hỏi theo mức độ Kĩ kiến nhận thức TT Mức độ đánh giá năng thức/ kĩ Nhận Thông Vận Vận năng biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: hiểu truyền - Nhận biết được thể loại, thuyết, nhân vật, người kể chuyện, truyện cổ ngôi kể tích - Nhận ra từ láy, từ ghép, cụm từ; nghĩa của từ Thông hiểu: - Phân tích, đánh giá, lí giải 4 TN 4TN 2TL được chi tiết trong văn bản. - Dựa vào nội dung đặt được tên phù hợp cho văn bản. Vận dụng: Nêu được thông điệp của văn bản, liên hệ bản thân. 2 Viết Viết bài Nhận biết: Kiểu bài, ngôi 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* văn đóng kể, bố cục, xác định được vai nhân yêu cầu của đề. vật kể lại Thông hiểu: Xác định sự một việc chính, sắp xếp theo truyện trình tự hợp lí (thời gian truyền tuyến tính, quan hệ nhân - thuyết quả, ) hoặc cổ Vận dụng: Sử dụng các tích yếu tố để viết Vận dụng cao: Sáng tạo, sinh động, hấp dẫn. Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích Tổng 4TN 4TN 2TL 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 20% 20% 50% 10% Tỉ lệ chung 40% 60%
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Trường THCS Bồ Đề Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2023 - 2024 (Đề số 1) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Vì làm lụng vất vả, người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Bên ngoài trời rất lạnh. Em bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Em lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi em vừa lo cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật nên đã run rủi cho một ông thầy chùa đi ra ngoài về, nhìn thấy em; ông đưa em vào chùa, cho em ăn uống và nghe em kể đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé mừng rỡ, cám ơn nhà sư rối rít rồi em từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi. (Nguồn: Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm): Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Thần thoại. Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể. Câu 3. Vì sao em bé xé các cánh hoa cúc ra vô số cánh nhỏ li ti? A. Vì em muốn mẹ hết bệnh và sống thật lâu. B. Vì em thích xé những cánh hoa. C. Vì em mong cho mẹ sống thật lâu. D. Vì em thích những bông hoa cúc nhiều cánh. Câu 4. Hãy chọn một nhan đề phù hợp cho nội dung văn bản trên.
- A. Câu chuyện về cây thuốc nam. B. Một người con hiếu thảo. C. Ông nhà sư tốt bụng. D. Phép màu của lòng tốt. Câu 5. Từ nào trong số những từ sau KHÔNG phải là từ láy? A. Văng vẳng B. Nâng niu C. Vội vã. D. Tươi cười Câu 6. Trong câu Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. có mấy cụm danh từ? A. Một cụm danh từ B. Hai cụm danh từ C. Ba cụm danh từ D. Bốn cụm danh từ Câu 7. Trong câu văn Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn Câu 8. Yếu tố nào sau đây KHÔNG cần có trong truyện cổ tích? A. Nhân vật chính diện và phản diện. B. Chi tiết hoang đường, kì ảo. C. Liên quan đến lịch sử. D. Thể hiện ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực hiện yêu cầu: Câu 9. (2,0 điểm) Ý nghĩa của văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì? Câu 10. (2,0 điểm) Khi được đọc văn bản Sự tích bông hoa cúc, bản thân em rút ra được bài học gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Đóng vai một nhân vật trong một truyện truyền thuyết, em hãy kể lại câu chuyện mà em yêu thích. Chúc các con làm bài tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Trường THCS Bồ Đề Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề số 2) Ngày kiểm tra: 20/03/2024 I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” - ông đáp - “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương đầu được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. (Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm): Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì? A. Truyện đồng thoại B. Truyện cổ tích C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là phương thức nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào? A. Hoàn cảnh xuất hiện, thân thế và tài năng của Yết Kiêu B. Chiến công phi thường củaYết Kiêu C. Công trạng đánh giặc của Yết Kiêu D. Chiến thắngtrên biển Vạn Ninh củaYết Kiêu Câu 5. Cụm từ quyền cao chức trọng có nghĩa là gì?
- A. Người có của ăn, của để và luôn được mọi người kính nể B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh. Câu 6. Từ lo sợ là từ láy, đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ( .): Chi tiết cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó của Yết Kiêu đã thể hiện tấm lòng/ sự A. Yêu nước. B. Vị tha C. Dũng cảm D. Thương người Câu 8. Dòng nào nêu KHÔNG chính xác thông tin về nhân vật Yết Kiêu trong đoạn trích trên? A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người. B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. C. Yết Kiêu là người có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. D. Yết Kiêu là người không dám đối đầu với địch, nhưng thích thể hiện tài năng bản thân trước mọi người. Câu 9.(2,0 điểm) Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì? Câu 10.(2,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em thấy mình cần phải làm gì để giúp ích cho cộng đồng? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Đóng vai một nhân vật trong một truyện cổ tích, em hãy kể lại câu chuyện mà em yêu thích. Chúc các con làm bài tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Trường THCS Bồ Đề Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề dự phòng) Ngày kiểm tra: 20/03/2024 I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phonh Châu, đặt tên nước là Văn Lang (Trích Con Rồng, cháu Tiên) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm): Câu 1. Truyện Con Rồng, cháu Tiên thuộc thể loại nào? A. Truyện đồng thoại. B. Truyện cổ tích. C. Truyện truyền thuyết. D. Truyện cười. Câu 2. Hai nhân vật chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là ai? A. Vua Hùng và Lạc Long Quân. B. Âu Cơ và Lạc Long Quân. C. Âu Cơ và một trăm người con. D. Lạc Long Quân và một trăm người con. Câu 3. Trong câu Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Điệp ngữ. Câu 4. Đâu là chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên? A. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con. B. Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần C. Âu Co và Lạc Long Quân nên duyên vợ chồng D. Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con Câu 5. Tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả đặc điểm của một trăm người con? A. Xinh xắn, đáng yêu. B. Hồng hào, đẹp đẽ. C. Trắng trẻo. D. Lanh lợi, hoạt bát. Câu 6. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng bọc trăm trứng là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Lạc Long Quân và Âu Cơ. B. Tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc. C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam yêu thương nhau như người một nhà.
- D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng. Câu 7. Từ khôi ngô trong văn bản có nghĩa là gì? A. Sáng sủa, thông minh. B. Nhanh nhẹn. C. Khỏe mạnh. D. Chăm chỉ, chịu khó. Câu 8. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là? A. Thuyết minh B. Nghị luận. C. Miêu tả. D. Tự sự. Câu 9 (2.0 điểm). Qua đoạn trích trên, chi tiết nào thể hiện sự sinh nở đầy kì lạ của nàng Âu Cơ? Từ đó, em hãy giải thích vì sao người dân Việt Nam thường gọi nhau là “đồng bào”? Câu 10 (2.0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích trên. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Đóng vai một nhân vật trong một truyện cổ tích, em hãy kể lại câu chuyện mà em yêu thích. Chúc các con làm bài tốt
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Bồ Đề GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 6 (Đề số 1) Năm học: 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20./03/2024 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 C 0,25 3 C 0,25 4 B 0,25 5 D 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 I 9 HS nêu được ý nghĩa của văn bản muốn gửi gắm đến người đọc (có thể đưa ra những ý sau): - Văn bản ca ngợi lòng hiếu thảo với mẹ của em bé. 1,0 - Văn bản ca ngợi lòng tốt của con người (Ông Sư). 1,0 10 Bài học mà học sinh rút ra được qua câu chuyện là: - Lòng hiếu thảo: vâng lời bố mẹ; giúp đỡ bố mẹ; chăm sóc 1,0 bố mẹ khi ốm đau; - Lòng tốt: thấy người khó khăn thì giúp đỡ; chia sẻ nỗi 1,0 buồn cùng bạn; đấu tranh chống lại cái xấu; (Mỗi 1 việc làm cho tối đa 0,25 điểm) TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện 0,25 truyền thuyết Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bài văn đóng vai nhân vật kể lại 0,25 một truyện truyền thuyết; chọn văn bản đúng thể loại, ngôi kể. c. Đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo II các yêu cầu sau: - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu 0,5 chuyện định kể. - Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện. 2,0 + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính: . Sự việc 1 . Sự việc 2
- . Sự việc 3 - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu 0,5 chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, có sử 0,25 dụng biện pháp tu từ.
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Bồ Đề GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2023 - 2024 (Đề số 2) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 6,0 1 C 0,25 2 B 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 C 0,25 8 D 0,25 9 - HS chỉ ra được ít nhất một chi tiết kì ảo: 1,0 + Nhờ nhặt được và nuốt mấy cái lông trâu mà sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. + Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. I - Ý nghĩa: + Làm cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo; thể 0,5 hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa. + Các chi tiết này nhằm “thần thánh hóa” năng 0,5 lực chiến đấu tài giỏi của người anh hùng; tăng sự tôn kính, ngưỡng vọng với người đã được phong thần hóa thánh. 10 HS trình bày những việc làm giúp ích cho cộng 2,0 đồng phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hoá, xã hội, pháp luật. Ví dụ: - Biết tự hào về lịch sử và truyền thống yêu nước của dân tộc. - Có ước mơ, khát vọng cao đẹp. - Cần phải rèn luyện phẩm chất: Dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải. - Chăm chỉ, tự chủ, sáng tạo trong học tập (HS trình bày 4 hành động cho điểm tối đa) TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0 II a. Đảm bảo cấu trúc bài văn đóng vai nhân vật kể lại 0,25 một truyện cổ tích
- Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bài văn đóng vai 0,25 nhân vật kể lại một truyện cổ tích; chọn văn bản đúng thể loại, ngôi kể. c. Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược 0,5 về mình và câu chuyện định kể. - Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện. 2,0 + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính: . Sự việc 1 . Sự việc 2 . Sự việc 3 - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được 0,5 rút ra từ câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, 0,25 cảm xúc, có sử dụng biện pháp tu từ.
- UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Bồ Đề GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2023 - 2024 (Đề dự phòng) Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 20/03/2024 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 6,0 1 C 0,25 2 B 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 B 0,25 6 A 0,25 7 C 0,25 8 D 0,25 9 - Chi tiết thể hiện sự sinh nở đầy kì lạ của nàng Âu Cơ: 0,5 + Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp 0,5 đẽ lạ thường. + Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như 0,5 I thần. - Người dân Việt Nam thường gọi nhau là “đồng bào” vì: + Đồng: cùng; bào: bọc 0,5 -> Gợi liên tưởng tới hình ảnh bọc trăm trứng của Âu Cơ, khẳng định người Việt đều là anh em một nhà, từ cùng một nguồn cội sinh ra. + Nhắc nhở chúng ta về tinh thần đoàn kết, tình cảm yêu thương nhau như máu mủ, ruột thịt giữa mọi người trong cộng đồng. 10 - Biện pháp tu từ so sánh: 1,0 + Đàn con lớn lên như thổi. + Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. - Tác dụng: 1,0 + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian. + Nhấn mạnh sự ra đời kì lạ; khẳng định vẻ đẹp
- về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam qua hình ảnh đàn con. TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn đóng vai nhân vật kể lại 0,25 một truyện cổ tích Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bài văn đóng vai 0,25 nhân vật kể lại một truyện cổ tích; chọn văn bản đúng thể loại, ngôi kể. c. Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược 0,5 về mình và câu chuyện định kể. II - Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện. 2,0 + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính: . Sự việc 1 . Sự việc 2 . Sự việc 3 - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được 0,5 rút ra từ câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu hình ảnh, 0,25 cảm xúc, có sử dụng biện pháp tu từ. BGH DUYỆT TTCM NGƯỜI RA ĐỀ Đỗ Thị Phương Mai Lương Thị Khuyên