Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

     (Trích SGK Ngữ văn 6, tập 2 - Bộ sách 

Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục VN, trang 7)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ.

doc 3 trang Bảo Hà 20/03/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 (Đề gồmMÃ 01 ĐỀ trang) 01 NĂM HỌC 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. (Trích SGK Ngữ văn 6, tập 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục VN, trang 7) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em rút ra cho bản thân những bài học gì? PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết Việt Nam mà em thích nhất. Hết
  2. TRƯỜNG THCS BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm ) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 - Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Thánh Gióng 0,5 2 * Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo nội dung tương đương 1,0 - Nội dung chính: Kể về quá trình Thánh Gióng hóa thân thành tráng sĩ, đánh tan quân giặc và bay về trời. 3 *Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo đủ hiệu quả biểu đạt có nội dung tương đương - Biện pháp tu từ so sánh: giặc chết như ngả rạ 0,5 - Hiệu quả biểu đạt: + Làm cho cách diễn đạt câu văn cụ thể, sinh động, gợi hình, gợi cảm, 0,25 gây ấn tượng + Nhấn mạnh, làm nổi bật sự thảm bại của quân giặc. Qua đó giúp ta 0,5 thấy được sức mạnh của Gióng khi đánh giặc. + Thái độ của tác giả: Cảnh tỉnh kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện sự 0,25 khâm phục, tự hào về tài năng, sự dũng cảm của người anh hùng Thánh Gióng. 4 * Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo bài học có nội dung 1,0 tương đương hoặc lựa chọn những bài học khác từ đoạn ngữ liệu. - Bài học: + Hãy biết ơn, kính trọng những người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. + Hãy biết trân trọng, bảo vệ, giữ gìn cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. + Mỗi người dân Việt Nam cần có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. + PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm ) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm * Hình thức 0,5 - Đúng kiểu bài văn tự sự - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Bố cục đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) - Viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt; trình bày sạch sẽ. * Nội dung A. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu về truyện truyền thuyết mà em thích. 0,5 - Cảm nhận, suy nghĩ chung về truyện. B. Thân bài -> Kể diễn biến chính của sự việc 4,0 - Sự việc 1 - Sự việc 2 - Sự việc
  3. C. Kết bài: 0,5 - Kết thúc câu chuyện. - Nêu bài học, liên hệ bản thân ( Học sinh có sáng tạo trong lời kể, sử dụng hiệu quả cách kết hợp yếu 0,5 tố miêu tả, biểu cảm, trong quá trình kể) Ban giám Hiệu Người ra đề