Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

                                (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.

Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

          Câu 3 (0,5 điểm).  Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.

Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
           Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.

doc 9 trang Bảo Hà 20/03/2023 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS Họ và tên GV: TỔ: XÃ HỘI Ngày soạn: . KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn. Lớp 6C, 6G Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về các kiến thức và kỹ năng đã được học trong học kỳ II. 2. Năng lực Kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn: - Năng lực chung: + Năng lực giải quyết vấn đề: biết suy nghĩ, trăn trở để giải quyết nhiệm vụ học tập. + Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp; điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân sau khi được giáo viên, bạn bè góp ý. - Năng lực đặc thù: + Ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ để vận dụng kiến thức vào làm bài Đọc - hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt cũng như tạo lập văn bản. + Thẩm mỹ: Nhận thức được cái hay, cái đẹp qua văn bản đọc - hiểu và vận dụng cái hay, cái đẹp đó vào quá trình làm bài. 3. Phẩm chất Trách nhiệm, trung thực trong ôn tập và làm bài. II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Kiểm tra trên lớp
  2. III. MA TRẬN Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng I. Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt - Nhận biết - Nêu được Tiêu chí lựa được thể loại; nghĩa của từ. chọn ngữ phương thức liệu: - Nêu được tác biểu đạt chính dụng của thành - Liên hệ với Truyện - Phát hiện ngữ; ý nghĩa một số văn bản truyền được thành của chi tiết cùng chủ đề thuyết; ngữ; các chi tưởng tượng kì truyện cổ tiết tưởng ảo tích tượng kì ảo Số câu 1,5 2 0,5 Số câu: 4 Số điểm 1,5 1 0,5 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% Tỷ lệ Tỉ lệ:15% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 5% II. Viết Viết bài văn Viết đoạn văn đóng vai nhan liên quan đến vật kể lại một các chủ đề đã câu chuyện cổ học tích Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm:2,0 Số điểm:5,0 Số điểm: 7,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Số câu: 6 Số câu: 1,5 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 Tổng số Số điểm: Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,5 Số điểm: 5,0 điểm 10,0 Tỉ lệ: 15 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ % Tỉ lệ:100%
  3. IV. ĐỀ KIỂM TRA UBND HUYỆN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 Điểm Môn: Ngữ văn 6 MÃ ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên: Lớp: PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị : - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi) Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết. Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên. Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó? Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ. PHẦN II: Viết (5,0 điểm) Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó. - Hết-
  4. UBND HUYỆN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 Điểm Môn: Ngữ văn 6 MÃ ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên: Lớp: PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương”. (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi) Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ “ngẫm nghĩ” trong đoạn văn trên. Câu 4 (1,0 điểm). Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích? Ý nghĩa của chi tiết đó? Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của sự sáng tạo. PHẦN II: Viết (5,0 điểm) Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.
  5. - Hết - V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM MÃ ĐỀ 01 Phần I. Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (4,0 điểm) Câu 1 - Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tấm Cám thuộc 0,5đ (1,0 điểm) thể loại truyện cổ tích - 3 tác phẩm cùng thể loại: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa 0,5đ Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5đ (0,5 điểm) Từ "đủng đỉnh" nghĩa là thong thả, chậm rãi trong từng cử 0,5đ Câu 3 chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã (0,5 điểm) Thành ngữ trong đoạn trích: “mò cua bắt ốc”: chỉ cuộc 0,5đ Câu 4 sống vất vả của Tấm ; “ba chân bốn cẳng” gợi hành động (1,0 điểm) đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm . 0,5đ Mở đoạn (câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Tấm 0.5 đ chăm chỉ, siêng năng qua văn bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng. Thân đoạn (khoảng 5 câu): Câu 5 -“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong công việc, luôn hoàn thành công (2,0 điểm) việc. - Tác dụng của đức tính chăm chỉ : + Trong cuộc sống, con người phải làm việc. Mỗi người đều có công việc. Việc gì cũng phải bỏ công sức. + Với học sinh, chăm chỉ sẽ có kết quả học tập tốt, được 1.0đ lên lớp, đáp lại công lao của cha mẹ, thầy cô.
  6. + Với mọi người, chăm chỉ sẽ hoàn thành được công việc, thành công trong cuộc sống, có người trở nên nổi tiếng. + Chăm chỉ là đức tính tốt. Người chăm chỉ được quý trọng, được giúp đỡ - Phê phán: Kẻ lười biếng, dựa dẫm, có khi trở thành gian dối, trộm cắp không thể thành công. 0.5đ Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học - Chăm chỉ là đức tính tốt, cần phải chăm chỉ trong bất kì công việc gì. Mọi người phải rèn luyện tính chăm chỉ, có kế hoạch làm việc và hoàn thành kế hoạch. Học sinh phải chăm chỉ học tập Phần II. Viết (5,0 điểm) Mở bài Giới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích 0,5đ nào Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. - Trình bày xuất thân của nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện Thân bài - Diễn biến chính: + Sự việc 1 3,0 đ + Sự việc 2 + Sự việc 3 - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). Kết bài Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra 0,5đ Cách thức trình bày (1,0 điểm) - Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ , diễn đạt. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp 1,0 đ
  7. tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc - Bài làm nổi bật được cốt truyện, có sự sáng tạo phù hợp. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết. - Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo MÃ ĐỀ 02 Phần I. Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm) - Đoạn trích trên được trích trong văn bản Bánh Chưng, bánh 0,5đ Câu 1 Giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết (1,0 điểm) . - 3 tác phẩm cùng thể loại: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy 0,5đ Tinh; Sự tích Hồ Gươm Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5đ (0,5 điểm) Câu 3 Từ "ngẫm nghĩ" nghĩa là suy nghĩ rất kĩ rồi mới nói ra 0,5 đ (0,5 điểm) Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong đoạn trích: Lang Liêu bỗng 0,5đ nằm mơ thấy thần về chỉ bảo cho mình về cách làm bánh Ý nghĩa: + Đề cao người lao động – người lao động là Lang Liêu, Câu 4 thành quả lao động (hạt gạo). 0,5đ (1,0 điểm) + Đề cao nghề nông. + Trân trọng sản phẩm do chính cọn người làm ra. + Đề cao sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo của con người. Mở đoạn (1 câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Lang 0,5 đ Liêu đã có sự sáng tạo khi tự làm ra bánh Chưng, bánh Giầy khi được thần mách bảo) để dẫn vào vấn đề (sự sáng tạo) và vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống Câu 5 Thân đoạn (khoảng 5 câu): (2,0 điểm) - Sáng tạo: là phát minh ra những điều, những thứ mới lạ - Biểu hiện của sự sáng tạo: Luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, phát minh ra những cái mới, cái hay nhằm mục đích để cuộc sống thuận tiện, dễ dàng 1,0 đ hơn.
  8. - Vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống: + Sự sáng tạo giúp cho con người chăm chỉ hơn, phát triển bản thân mình nhiều hơn, khai thác được nhiều tiềm năng hơn. + Sự sáng tạo khiến cho cuộc sống của con người trở nên tiện ích hơn, không chỉ giải quyết được những nhu cầu cần thiết mà còn khiến cho cuộc sống thêm thú vị hơn. - Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tư duy, lối sống lạc hậu không chịu tiếp thu, sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. - Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học 0,5 đ Khái quát lại ý nghĩa, tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân mình. Phần II. Viết (5,0 điểm) Mở bài Giới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích 0,5 đ nào Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. - Trình bày xuất thân của nhân vật. 3,0 đ - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện Thân bài - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3 - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). Kết bài Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra 0,5đ Cách thức trình bày (1,0 điểm) - Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ , diễn đạt. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp 1,0 đ tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc
  9. - Bài làm nổi bật được cốt truyện. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết. - Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo