Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Phần I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 dến 4:

               Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     …“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”…

                                                                                (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)

Câu 1 (1 điểm) Đoạn trích trên được kể bằng ngôi kể nào? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?

Câu 2 (1 điểm) Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn trên là gì?

doc 5 trang Bảo Hà 20/03/2023 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC: 2022 - 2023 Mức độ cần đạt Vận dụng Tổng Nội dung Vận dụng Nhận biết Thông hiểu thấp số Cao Phần - Ngữ liệu: - Nêu được - Hiểu I: Đọc + 01 đoạn ngôi kể được bài hiểu trích trong đoạn học rút ra + Độ dài trích từ đoạn 200-300 chữ. - Nhận diện trích được cụm - Nêu danh từ được tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích. Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 2 20 4,0 Tỉ lệ 20% 20% 40% Phần Kể về một Viết 01 II: trải nghiệm bài văn Làm kể về văn một trải nghiệm Tổng Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỉ lệ 60% 60% Tổng Số câu 2 2 1 4 cộng Số điểm 20 20 6 10 Tỉ lệ 20% 20% 60% 100%
  2. PHÒNG GDĐT KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2023 - 2023 Họ và tên: MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Lớp: Thời gian làm bài: 90 phút Điểm Lời phê của Thầy, Cô giáo ĐỀ BÀI Phần I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 dến 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về” (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký) Câu 1 (1 điểm) Đoạn trích trên được kể bằng ngôi kể nào? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? Câu 2 (1 điểm) Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn trên là gì?
  3. Câu 3 (1 điểm) Câu chuyện trong đoạn trích trên giúp em rút ra bài học gì? Câu 4 (1 điểm) Tìm cụm danh từ có trong câu văn sau: Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Phần II. LÀM VĂN (6 điểm) Kể về một trải nghiệm của em. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1 (1điểm) Yêu cầu trả lời: - Ngôi kể: Thứ nhất - Người kể xưng “tôi” Hướng dẫn chấm: + Điểm 1: Trả lời đúng, đầy đủ. + Điểm 0,5: Trả lời đúng 01 ý. + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời Câu 2 (1 điểm) Yêu cầu trả lời: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: Câu chuyện ra ở riêng của các chú dế trở nên sinh động, hấp dẫn như chuyện của chính con người. Hướng dẫn chấm: + Điểm 1: Trả lời đúng, đầy đủ cả 02 ý (hoặc có cách diễn đạt khác miễn là hợp lí) + Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 01 ý + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời Câu 3 (1 điểm) Yêu cầu trả lời: Bài học rút ra trong đoạn trích:
  4. - Sống ỷ lại là cách sống dựa vào công sức, sự chăm lo của người khác, không biết tự làm nên bằng công sức của mình đó là một thói quen xấu. - Người sống ỷ lại sẽ khó trưởng thành, thiếu tích cực trong suy nghĩ và hành động. Không nên sống ỷ lại. Hướng dẫn chấm: + Điểm 1: Trả lời đúng + Điểm 0,5: Trả lời đúng 01 ý + Điểm 0,25: Trả lời có ý nhưng còn chung chung + Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời (GV cần linh hoạt khi chấm câu 3. Có thể HS có cách diễn đạt khác, hoặc rút ra bài học khác miễn là hợp lí, có tính giáo dục. ) Câu 4 (1 điểm) Cụm danh từ có trong đoạn trích : - một ít ngọn cỏ non trước cửa - ít thức ăn sẵn trong vài ngày Hướng dẫn chấm: + Điểm 1: Tìm được 2 cụm danh từ + Điểm 0,5: Tìm được 1 cụm danh từ + Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng Phần II. Làm văn (6,0) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài kể về một trải nghiệm để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng, lời văn có cảm xúc đảm bảo 6 yêu cầu. Diễn đạt trôi chảy đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a, Đảm bảo cấu trúc bài văn (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần MB,TB,KB. Phần MB biết dẫn dắt hợp lí và nêu được trải nghiệm. Phần TB biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ tập trung kể về trải nghiệm. Phần kết nêu được cảm xúc và bài học rút ra từ trải nghiệm.
  5. - Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần MB,TB,KB nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên. Phần thân bài chỉ có một đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu MB hoặc KB, TB chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoan văn. b, Tập trung vào trải nghiệm, không lạc sang vấn đề khác ( 0,5 điểm) c, Bài thành nhiều đoạn, mỗi đoạn kể về một sự việc, các sự việc liên kết chặt chẽ (4 điểm). Đảm bảo các tiêu chí sau: - Giới thiệu được trải nghiệm - Nhất quán về ngôi kể - Các sự việc được sắp xếp hợp lí theo trình tự - Các sự việc, nhân vật được kể cụ thể trong không gian, thời gian - Bày tỏ được cảm xúc trước các sự việc - Nêu được tầm quan trọng, bài học, ý nghĩa của trải nghiệm. + Điểm 3,5-> 4: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, các ý rõ ràng, diễn đạt tốt + Điểm 2,5-> 3: Đáp ứng khoảng 2/3 yêu cầu trên, các ý tương đối rõ ràng nhưng diễn đạt còn chưa lưu loát. + Điểm 1 -> 2: Đáp ứng được khoảng 1/3 yêu cầu trên, còn lúng túng trong diễn đạt. + Điểm dưới 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. d. Sáng tạo (0,5 điểm) Có ý tưởng sáng tạo trong cách kể, ngôn ngữ trong sáng e. Chính tả, ngữ pháp (0,5 điểm): Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổ CM duyệt đề Người ra đề