Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
THỜI TIẾT CỰC ĐOAN TRONG NĂM 2022
Năm 2022, những hiện tượng biến đổi khí hậu dị thường đã diễn ra trên khắp thế giới, trên khắp các châu lục và không trừ một quốc gia nào.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Nắng nóng kỷ lục ở nhiều nơi
Nhiệt độ ở châu Âu gia tăng về cả tần suất lẫn cường độ trong 4 thập kỷ qua. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature đầu tháng 7/2022, sự thay đổi ở châu Âu diễn ra nhanh hơn so với những khu vực khác trên thế giới. Nhiệt độ cao gây ra các ca tử vong ở nhiều khu vực bất chấp những cảnh báo kiểm tra thiết bị làm mát, chủ động uống nhiều nước, tránh xa ánh nắng mặt trời… được các chính phủ và cơ quan y tế đưa ra.
Hạn hán
Tại Pháp, những đợt nắng nóng ở miền Nam nước này mùa hè đã phá vỡ kỷ lục, trong khi lượng mưa chỉ bằng một nửa so với thông thường. Tại Tây Ban Nha, hạn hán đã làm giảm 1/3 sản lượng dầu ô liu. Ở Đức, hạn hán xảy ra khi nông dân nước này vẫn còn chịu hậu quả từ trận lũ lụt lịch sử hồi năm ngoái. Ngay cả nước Anh, được biết đến với những cơn mưa quanh năm và lượng cây xanh dồi dào, đã phải đối mặt với viễn cảnh tương lai khô hạn hơn. Theo số liệu của WFP cho thấy, chỉ riêng tại Ethiopia, hạn hán đã khiến cho khoảng 3,9 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Con số này tương đương với gần một nửa số trẻ em bị suy dinh dưỡng trên khắp vùng Sừng châu Phi.
Lũ lụt
Tháng 4/2022 ghi nhận trận lũ lụt lớn nhất 60 năm tàn phá thành phố cảng Durban, thành phố đông dân thứ ba Nam Phi, khiến ít nhất 306 người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng trăm triệu USD về tài sản và cơ sở hạ tầng. Chỉ trong vòng 24 giờ, lượng mưa tại một số khu vực đã lên tới hơn 300mm, gần bằng 1/3 tổng lượng mưa hằng năm của Durban.
(Theo Minh Hoa, Nguoiduatin.vn)
Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em
Câu 1. Đoạn văn đầu văn bản: Năm 2022, những hiện tượng biến đổi khí hậu dị thường đã diễn ra trên khắp thế giới, trên khắp các châu lục và không trừ một quốc gia nào. là bộ phận nào của văn bản?
A. Nhan B. Đề mục C. Đoạn văn D. Sapô
Câu 2. Văn bản Thời tiết cực đoan năm 2022 được triển khai theo cách nào?
A. Theo trật tự thời gian B. Theo quan hệ nhân quả
C. Theo trật tự không gian D. Theo quan hệ so sánh.
Câu 3. Theo văn bản, các hiện tượng thời tiết cực đoan nào được nhắc đến:
A. Nắng nóng, bão, lũ lụt B. Nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt
C. Nắng nóng, hạn hán, lũ lụt D. Nắng nóng, hạn hán, cháy rừng.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_ket_noi_tri_thu.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quán Toan (Có đáp án)
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. MÔN NGỮ VĂN 6 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) Năm học: 2022 - 2023 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nphận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bản hiểu nghị luận/Văn 3 0 5 0 0 2 0 60 bản thông tin 2 Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% *Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề vị kiến Nhận Thôn Vận dụng thức biết g hiểu dụng cao 1. Đọc hiểu Văn bản - Nhận biết được đặc điểm nổi nghị bật của văn bản nghị luận (ý luận/Văn kiến, lí lẽ, bằng chứng); chỉ ra bản thông được mối liên hệ giữa các ý tin kiến, lí lẽ, bằng chứng -Tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn - Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân. -Nhận biết được trạng ngữ, biện pháp tu từ, từ mượn và tác dụng của chúng. -Hiểu được tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản. -Hiểu được nghĩa thành ngữ 3 TN 5TN 2TL thông dụng; nghĩa của từ trong văn bản. - Nhận biết được các chi tiết trong văn bản thông tin - Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. - Trình bày được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản. - Giải thích được vai trò của các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu ). - Thể hiện được ý kiến của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản. - Rút ra được những bài học từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc
- Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Vận Chủ đề vị kiến Nhận Thôn Vận dụng thức biết g hiểu dụng cao cách thức truyền tải thông tin trong văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn trình Thông hiểu: bày ý kiến Vận dụng: về một Vận dụng cao: 1TL* hiện tượng Viết được bài văn trình bày ý (vấn đề) kiến về một hiện tượng (vấn mà em đề) mà em quan tâm quan tâm Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung (%) 60 40 *Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 (Đề gồm 02 trang) NĂM HỌC: 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: THỜI TIẾT CỰC ĐOAN TRONG NĂM 2022 Năm 2022, những hiện tượng biến đổi khí hậu dị thường đã diễn ra trên khắp thế giới, trên khắp các châu lục và không trừ một quốc gia nào. Các hiện tượng thời tiết cực đoan Nắng nóng kỷ lục ở nhiều nơi Nhiệt độ ở châu Âu gia tăng về cả tần suất lẫn cường độ trong 4 thập kỷ qua. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature đầu tháng 7/2022, sự thay đổi ở châu Âu diễn ra nhanh hơn so với những khu vực khác trên thế giới. Nhiệt độ cao gây ra các ca tử vong ở nhiều khu vực bất chấp những cảnh báo kiểm tra thiết bị làm mát, chủ động uống nhiều nước, tránh xa ánh nắng mặt trời được các chính phủ và cơ quan y tế đưa ra. Hạn hán Tại Pháp, những đợt nắng nóng ở miền Nam nước này mùa hè đã phá vỡ kỷ lục, trong khi lượng mưa chỉ bằng một nửa so với thông thường. Tại Tây Ban Nha, hạn hán đã làm giảm 1/3 sản lượng dầu ô liu. Ở Đức, hạn hán xảy ra khi nông dân nước này vẫn còn chịu hậu quả từ trận lũ lụt lịch sử hồi năm ngoái. Ngay cả nước Anh, được biết đến với những cơn mưa quanh năm và lượng cây xanh dồi dào, đã phải đối mặt với viễn cảnh tương lai khô hạn hơn. Theo số liệu của WFP cho thấy, chỉ riêng tại Ethiopia, hạn hán đã khiến cho khoảng 3,9 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Con số này tương đương với gần một nửa số trẻ em bị suy dinh dưỡng trên khắp vùng Sừng châu Phi. Lũ lụt Tháng 4/2022 ghi nhận trận lũ lụt lớn nhất 60 năm tàn phá thành phố cảng Durban, thành phố đông dân thứ ba Nam Phi, khiến ít nhất 306 người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng trăm triệu USD về tài sản và cơ sở hạ tầng. Chỉ trong vòng 24 giờ, lượng mưa tại một số khu vực đã lên tới hơn 300mm, gần bằng 1/3 tổng lượng mưa hằng năm của Durban. (Theo Minh Hoa, Nguoiduatin.vn) Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em Câu 1. Đoạn văn đầu văn bản: Năm 2022, những hiện tượng biến đổi khí hậu dị thường đã diễn ra trên khắp thế giới, trên khắp các châu lục và không trừ một quốc gia nào. là bộ phận nào của văn bản? A. Nhan B. Đề mục C. Đoạn văn D. Sapô Câu 2. Văn bản Thời tiết cực đoan năm 2022 được triển khai theo cách nào? A. Theo trật tự thời gian B. Theo quan hệ nhân quả C. Theo trật tự không gian D. Theo quan hệ so sánh. Câu 3. Theo văn bản, các hiện tượng thời tiết cực đoan nào được nhắc đến: A. Nắng nóng, bão, lũ lụt B. Nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt
- C. Nắng nóng, hạn hán, lũ lụt D. Nắng nóng, hạn hán, cháy rừng. Câu 4. Văn bản Thời tiết cực đoan năm 2022 cung cấp cho người đọc thông tin gì? A. Sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu B. Lí do dẫn đến sự biến đổi khí hậu một cách cực đoan C. Những hậu quả mà thời tiết cực đoan gây ra cho con người và môi trường D. Tình hình thời tiết cực đoan ở các quốc gia và hậu quả của nó. Câu 5. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hạn hán trong văn bản trên? A. Là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu B. Là một hiện tượng tự nhiên được tạo thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa, lượng ẩm trong thời gian kéo dài C. Là sự vận động của các quá trình bề mặt để loại bỏ đất, đá hoặc vật chất hòa tan khỏi một vị trí trên vỏ Trái Đất sau đó đưa nó đến một vị trí khác. D. Là sự di chuyển của các khối đất đá, một tầng đất hoặc là những khối mãnh vụn của đất đá bị rời rạc nhau cùng lúc. Câu 6. Chức năng của trạng ngữ (được in đậm) trong câu văn sau là gì? Tại Pháp, những đợt nắng nóng ở miền Nam nước này mùa hè đã phá vỡ kỷ lục, trong khi lượng mưa chỉ bằng một nửa so với thông thường. A. Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu. B. Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu. C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu. D. Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu. Câu 7. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng như thế nào? A. Nêu lên các thông tin của văn bản. B. Nêu lên các chủ đề của văn bản. C. Nêu lên các thông điệp của văn bản. D. Nêu lên các mục đích của văn bản. Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn sau: Theo số liệu của WFP cho thấy, chỉ riêng tại Ethiopia, hạn hán đã khiến cho khoảng 3,9 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Con số này tương đương với gần một nửa số trẻ em bị suy dinh dưỡng trên khắp vùng Sừng châu Phi. A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Liệt kê Trả lời câu hỏi: Câu 9. Hãy kể ra những giải pháp mà con người có thể làm để hạn chế tình trạng thời tiết cực đoan hiện nay? Câu 10. Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. -Hết đề-
- UBND QUẬN HỒNG BÀNG BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM phách TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 HS có thể nêu một số giải pháp sau: - Cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm phá 1,0 rừng, cấm săn giết động vật bừa bãi. - Khai thác hợp lý các nguồn khoáng sản. - Mỗi cá nhân xây dựng ý thức bảo vệ môi trường (tham gia trồng cây, trồng rừng phòng hộ, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải hợp lý, ) - Giảm thiểu sử dụng túi bóng nilon, các vật dụng khó tái chế, phân loại. (Mỗi giải pháp hợp lí được 0,25đ) 10 Bài học: - Nhận thức được biến đổi khí hậu đang là vấn đề vô cùng nghiêm trọng hiện nay. 1,0 - Hiểu được biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả tới đời sống của con người. - Mỗi người chúng ta cần phải tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, gây rừng, vứt rác đúng nơi quy định - Phê phán, lên án những người phá hoại môi trường, vứt rác vừa bãi, chặt phá rừng, (HS đưa ra những bài học phù hợp là đạt điểm tối đa) VIẾT 4,0 II 1. Hình thức, kĩ năng - Bố cục rõ ràng; đúng kiểu bài văn trình bày ý kiến về một 0,5 hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm. - Trình bày được ý kiến của bản thân về hiện tượng (vấn đề) đặt ra. - Diễn đạt rõ ràng; câu và chữ đúng văn phạm 2. Nội dung a. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: bạo lực học đường hiện nay b. Thân bài:
- Phần Câu Nội dung Điểm * Giải thích - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, 2,5 bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. * Thực trạng + Hiện nay bạo lực học đường có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi + Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy, khiến dư luận hoang mang. * Nguyên nhân: + Do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. + Thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân; non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống, đua đòi, a dua theo nhóm bạn xấu của một số bộ phận giới trẻ ngày nay. + Do ảnh hưởng từ môi trường, văn hóa bạo lực như các phim ảnh, sách báo, đồ chơi, game mang tính bạo lực; * Hậu quả + Với nạn nhân thì gây ra tổn thương về thể xác và tinh thần, gây bất ổn tâm lí. + Với người gây ra bạo lực thì làm hỏng tương lai của bản thân, bị mọi người lên án, xa lánh. +Tạo ra một nỗi bất an tại trường học. * Giải pháp + Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. + Bản thân học sinh cần tu dưỡng, rèn luyện + Nhà trường và gia đình cần phối kết hợp, quan tâm đến đời sống tâm sinh lí của học sinh + Cần phải quan tâm phát triển những kĩ năng mềm, giáo dục ý thức cho học sinh 0,5 c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề (nhận định, suy nghĩ của em về bạo lực học đường). Rút kinh nghiệm, đưa ra lời nhắn nhủ, Lưu ý: Giáo viên chấm nên linh hoạt trên cở sở bài làm và sự sáng tạo của học sinh. NGƯỜI RA ĐỀ TTCM BAN GIÁM HIỆU Nhóm văn 6 Lê Thị Nam Hải Nguyễn Thị Chà