Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trịnh Thị Giang (Có đáp án)

Phần 1: ĐỌC HIỂU

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

ANH CÚT LỦI

[…] Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây mai đó rất tội nghiệp. Ong thợ hỏi:

- Vậy nhà anh đâu?

- Không nhà.

- Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. […]

Cun Cút vỡ lẽ gật gù:

- Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh. [...]

Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. [...] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.”.

Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. [...]

Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! [...] Một ngày nữa đã trôi qua. [...]

Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, [...] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.

Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:

- Nhà cửa đã xong chưa?

- Chưa xong gì cả.

- Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi?

- Cũng chưa có gì cả.

- Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.

Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi.

(Theo Võ Quảng, “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”,

NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa về:

A. Hành động C. Suy nghĩ

B. Lời nói D. Trang phục

Câu 2 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách lười biếng, ham chơi của nhân vật này?

A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.

B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.

C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.

D. Không có gì tốt hơn cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon.

docx 5 trang vyoanh03 01/07/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trịnh Thị Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trịnh Thị Giang (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 NHÓM NGỮ VĂN 6 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 11/11/2021 Phần 1: ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: ANH CÚT LỦI [ ] Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây mai đó rất tội nghiệp. Ong thợ hỏi: - Vậy nhà anh đâu? - Không nhà. - Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có được một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phải tránh gì nữa. [ ] Cun Cút vỡ lẽ gật gù: - Rất đúng! Tôi phải làm ngay cho tôi một ngôi nhà. Tôi phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh. [ ] Chương trình xây nhà của Cun Cút khá quy mô và tỉ mỉ. [ ] Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.”. Cun Cút đi dọc bờ ruộng, dòm dòm ngó ngó, la cà tìm cách bắt chuyện với bọn Cóc, bọn Nhái đang ngồi đợi bọn Kiến với Sâu bò ra. Một ngày trôi qua. [ ] Hôm sau, Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi bắt đầu cũng được chứ sao! Đêm qua phải lủi mấy lần mệt quá! [ ] Một ngày nữa đã trôi qua. [ ] Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, [ ] Chương trình xây dựng từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định. Ong thợ gặp Cun Cút hỏi: - Nhà cửa đã xong chưa? - Chưa xong gì cả. - Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu rồi? - Cũng chưa có gì cả. - Gì chứ gỗ tốt với tre trúc thì có thiếu gì. Tre gỗ bạt ngàn, làm gì cho hết. Nhưng đã nghĩ là phải làm. [ ] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cun Cút có nhiều lí do để lùi việc làm nhà. Mãi cho đến ngày nay, Cun Cút vẫn phải chui bờ, ở bụi. (Theo Võ Quảng, “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019) Câu 1 (0,5 điểm). Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa về: A. Hành động C. Suy nghĩ B. Lời nói D. Trang phục
  2. Câu 2 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách lười biếng, ham chơi của nhân vật này? A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh. B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã. D. Không có gì tốt hơn cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon. Câu 3(0,5 điểm). Dấu ngoặc kép trong câu: “Nhưng Cun Cút chợt nghĩ: “Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.” được dùng để làm gì? A. Đánh dấu suy nghĩ trực tiếp của nhân vật B. Đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu phần chú thích (giải thích thêm) Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi? A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi. B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà. C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc. D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ. Câu 5 (3,0 điểm). Phần cuối câu chuyện, Ong thợ nói: "Nhưng đã nghĩ là phải làm, [ ] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được." a. Em hãy chỉ ra đại từ có trong câu nói trên. Tìm một đại từ khác có thể dùng để thay thế cho đại từ đó. b. Câu nói của Ong thợ giúp em rút ra bài học gì? (Trả lời trong khoảng 5 câu) Phần 2: VIẾT Hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm vui vẻ đáng nhớ của em. * Ghi chú: - Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra - Trả lời câu hỏi trắc nghệm bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
  3. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11 /11/2021 Câu Phần I (5 điểm) Điểm Câu 1 Đáp án: D. Trang phục 0,5 điểm (0,5 điểm) Câu 2 Đáp án: B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng 0,5 điểm (0,5 điểm) sao. Câu 3 Đáp án: A. Đánh dấu suy nghĩ trực tiếp của nhân vật 0,5 điểm (0,5 điểm) Câu 4 Đáp án: C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc. 0,5 điểm (0,5 điểm) Câu 5 a. Đại từ có trong câu nói của Ong thợ là: chúng tôi 0,5 điểm (3,0 điểm) HS tìm đúng một đại từ khác thích hợp để thay thế: chúng tớ/ bọn 0,5 điểm tớ, ( đại từ tìm được cần đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp trong ngữ cảnh) b. HS nêu được tự do nêu suy nghĩ của bản thân về bài học rút ra qua câu nói của Ong mật (Trả lời trong khoảng 5 câu). Nội dung phần trả lời hợp lý, mang tính tích cực, thuyết phục, chạm vào các ý sau: - Đó là bài học về sự chăm chỉ và lòng quyết tâm. Nếu muốn 1,0 điểm thành công trong cuộc sống thì phải chăm chỉ và có sự quyêt tâm (không nên viện cớ, để việc hôm nay sang ngày mai mới làm ) - Thói quen lười biếng, trì hoãn công việc thì khó có được thành 1,0 điểm công trong cuộc sống dù là việc nhỏ và đơn giản . Phần 2: Viết (5 điểm) Điểm Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu chung như sau: 1. Về hình thức: - Viết đúng thể loại văn tự sự, được kể từ ngôi thứ nhất - Bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc: Mở bài; Thân bài; Kết bài - Lời văn chân thực, trình tự kể hợp lý, thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu 2. Về nội dung: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo
  4. được các ý sau: a. Mở bài: - Giới thiệu chung, khái quát về trải nghiệm vui vẻ đáng nhớ của em - Cảm xúc của em về trải nghiệm đó. b. Thân bà:i - Kể lại diễn biến câu chuyện: + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan + Kể lại các sự việc theo một trình tự rõ ràng hợp lý + Tâm trạng, cảm xúc của mình về các sự việc diễn ra. c. Kết bài: - Kết thúc của câu chuyện - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân * Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, bố cục rõ ràng, trải nghiệm có ý nghĩa - Điểm 4: Bài viết cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu. Nội dung đảm bảo, trình bày hợp lý, không mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 2: Bài tương đối đạt yêu cầu nhưng nội dung sơ sài. - Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. * Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng và bài làm thực tế của học sinh, dựa vào thang điểm trên, giáo viên cho các mức điểm còn lại cho hợp lý. Người ra đề Tổ trưởng CM Ban giám hiệu Trịnh Thị Giang Phạm Thị Mai Hương Cung Thị Lan Hương