Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)  
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao) 
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể 
hiện tình cảm gì? 
Câu 2 (1 điểm): Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên? 
Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? 
Tác dụng của phép tu từ đó? 
Câu 4 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế 
nào? (Trả lời khoảng 2 dòng). 
Câu 5 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả 
lời khoảng 3 - 4 dòng). 
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)  
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu 
ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Chân trời sáng tạo). 

pdf 8 trang Bảo Hà 25/02/2023 7220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 6 Đề số 1 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì? Câu 2 (1 điểm): Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên? Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? Câu 4 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng). Câu 5 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng). Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Chân trời sáng tạo). Đáp án Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1 (1 điểm): - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,5 điểm) - Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. (0,5 điểm) Câu 2 (1 điểm): Mỗi từ đúng đạt 0,25 điểm - Từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính, - Từ ghép: Công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, Câu 3 (1 điểm): - Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh - Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha. Câu 4 (1 điểm). Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết
  2. sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ Câu 5 (1 điểm). Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản như: - Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân. - Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người. - Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. - Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ. Đề số 2 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 - 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng: Câu 1 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc? A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt. B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt. C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ. D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt. Câu 2 (0,25 điểm) : Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
  3. A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước. D. Tất cả đều đúng Câu 3 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào? A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu. B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời. C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã. D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân. Câu 4 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc? A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc. B. Dùng tay không. C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc. D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc. Câu 5 (0,25 điểm): Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì? A. Đức Thánh Tản Viên. B. Lưỡng quốc Trạng nguyên. C. Bố Cái Đại Vương. D. Phù Đổng Thiên Vương. Câu 6 (0,25 điểm): Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”? A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa. B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân. C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước. D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên. Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau:
  4. Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng) a. Đoạn văn trên có những từ láy nào? (1,5 điểm) b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm) Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”. Đáp án Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1 (0,25 điểm): Đáp án B Câu 2 (0,25 điểm) : Đáp án D Câu 3 (0,25 điểm): Đáp án D Câu 4 (0,25 điểm): Đáp án C Câu 5 (0,25 điểm): Đáp án D Câu 6 (0,25 điểm): Đáp án B Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau: Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng) a. Đoạn văn trên có những từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết. (1,5 điểm) b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm) - Thành ngữ: tối tăm mặt mũi, thối đất thối cát. + tối tăm mặt mũi: rất mạnh, rất to, không nhìn rõ vật gì. + thối đất thối cát: mưa nhiều ngày liên tục, rất to, có sức tàn phá đất đai. Cả 2 thành ngữ đều nói về tác hại của mưa nhiều, to và dữ dội. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Hình thức: - Viết đoạn văn ngắn. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng. Không mắc lỗi về câu, về chính tả. - Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng: hình ảnh đẹp của người anh hùng đánh giặc, - Cảm xúc của bản thân: yêu mến, tự hào,
  5. Đề số 3 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: QUÀ CỦA BÀ Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau: Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào? Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn tả lại hình ảnh người bà thân yêu của em. Câu 2 (5 điểm): Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện? Đáp án Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây,
  6. Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ. Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề - Triển khai các ý như: + Giới thiệu về bà. + Tả khái quát, tả chi tiết. + Cảm nghĩ của em về bà. Câu 2 (5 điểm): a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ nhất - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu bản thân (đóng vai quyển sách), hoàn cảnh, tình huống truyện. - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Kể về quá khứ huy hoàng; cảm xúc, tâm trạng khi bị bỏ rơi; có một cậu bé nghèo đã nhặt được; cậu chủ mới quan tâm, - Kết bài : Cảm nghĩ của sách khi giúp cậu chủ mới có kiến thức, lời khuyên cho các bạn nhỏ. Đề số 4 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Cả đời ra bể vào ngòi Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
  7. Đường đời còn rộng thênh thang Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương Bát cơm và nắng chan sương Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau Mẹ ra bới gió chân cầu Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi (Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Gọi tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Cả đời buộc bụng thắt lưng/ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng” Câu 3 (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng các từ chỉ trạng thái cảm xúc trong câu thơ: “Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười/ Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương”. Câu 4 (1 điểm): Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình? Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái bao la như biển. Em cần làm gì để bù đắp công ơn lớn lao đó? Hãy viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của mình. Câu 2 (5 điểm): Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em yêu thích. Đáp án Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm. Câu 2 (0,5 điểm): - Ẩn dụ: Buộc bụng thắt lưng: hết sức hạn chế, tiết kiệm trong tiêu dùng để trang trải, dành dụm trong hoàn cảnh khó khăn. - So sánh: Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng: Sự tần tảo hi sinh chăm lo cho gia đình như con tằm đêm ngày kiên nhẫn nhả tơ. Câu 3 (1 điểm): - Từ chỉ trạng thái cảm xúc: đau, vui, nhớ thương. - Tác dụng: Ca ngợi sự hi sinh cao cả của người mẹ. Câu 4 (1 điểm): Người con rất yêu thương mẹ. Khi đi xa trở về mẹ đã không còn nữa nên rất xót xa, đau đớn. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.
  8. - Xác định đúng vấn đề: Tình yêu thương cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Mỗi người con hãy biết hiếu thảo, kính trọng cha mẹ. - Triển khai các ý như: + Giới thiệu + Biểu hiện của lòng hiếu thảo, kính trọng, yêu thương cha mẹ. + Hiện trạng ngày nay + Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ cha mẹ, Câu 2 (5 điểm): a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. - Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.