Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

A. TRẮC NGHIỆM:(4 điểm)

     Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng 

Câu 1:  Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:

A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý;             B. Nhập → Xử lý → Xuất;

C. Xuất → Nhập → Xử lý ;                                             D. Cả a, b, c đều đúng 

Câu 2: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?

A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;

B. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;

C. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;

          D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.

Câu 3: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay:

A. Không có khả năng tư duy như con người           B. Chưa nói được như người

C. Khả năng lưu trữ còn hạn chế                            D. Kết nối Internet còn chậm.

Câu 4: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Hình ảnh          B. Văn bản                               C. Âm thanh          D. Dãy bit   

Câu 5: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?

A. 8192                B. 8129                                    C. 8291                 D. 8000       

Câu 6: Mạng máy tính là:

A. Tập hợp các máy tính                                                                    B. Mạng Internet

C. Tập hợp các máy tính nối với nhau bằng các thiết bị mạng              D. Mạng LAN

Câu 7: Hãy nêu các thành phần cơ bản của mạng máy tính:

A. Thiết bị kết nối mạng, môi trường truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và giao thức truyền thông

B. Máy tính và internet

C. Máy tính, dây cáp mạng và máy in

D. Máy tính, dây dẫn, modem và dây điện thoại

docx 2 trang Bảo Hà 20/03/2023 8560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_tin_hoc_lop_6_sach_canh_dieu_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THCS . MÔN : TIN HỌC KHỐI LỚP 6 ( Đề kiểm tra có 01 trang ) Thời gian: 45 phút Họ và tên HS: Chữ ký của GV coi: Lớp: Số phách: Điểm Nhận xét Chữ kí của GV chấm: Số phách: A. TRẮC NGHIỆM:(4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng Câu 1: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là: A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý; B. Nhập → Xử lý → Xuất; C. Xuất → Nhập → Xử lý ; D. Cả a, b, c đều đúng Câu 2: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây? A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp; B. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học; C. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu; D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ. Câu 3: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay: A. Không có khả năng tư duy như con người B. Chưa nói được như người C. Khả năng lưu trữ còn hạn chế D. Kết nối Internet còn chậm. Câu 4: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là: A. Hình ảnh B. Văn bản C. Âm thanhD. Dãy bit Câu 5: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A? A. 8192 B. 8129 C. 8291 D. 8000 Câu 6: Mạng máy tính là: A. Tập hợp các máy tính B. Mạng Internet C. Tập hợp các máy tính nối với nhau bằng các thiết bị mạng D. Mạng LAN Câu 7: Hãy nêu các thành phần cơ bản của mạng máy tính: A. Thiết bị kết nối mạng, môi trường truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và giao thức truyền thông B. Máy tính và internet C. Máy tính, dây cáp mạng và máy in D. Máy tính, dây dẫn, modem và dây điện thoại Câu 8: Mạng không dây được kết nối bằng A. Bluetooth B. Cáp điện C. Cáp quang D. Sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin, dữ liệu và vật mang thông tin? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: (1,5 điểm) Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? Câu 3: (1,5 điểm) Em hãy giải thích tại sao Internet lại sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển? //
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN : TIN HỌC 6 - NH: 2022 – 2023 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Đúng mỗi câu 0,5 điểm, sai ghi 0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A D A C A D Giải thích câu 5: 40(GB)=40.1024=40960(MB) Vậy thì đĩa cứng 40GB có thể chứa được 40960:5=8192 (cuốn sách) có dung lượng thông tin xấp xỉ như cuốn sách A. PHẦN II : TỰ LUẬN (6,0 điểm) Biểu Câu Nội dung đáp án điểm - Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới 1,5 điểm xung quanh và về chính bản thân mình. - Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh. - Vật mang thông tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin * Ví dụ: Cho tấm bảng sau 1,5 điểm Câu 1: 3,0 điểm + Hình ảnh trên có chữ, số: Dữ liệu + Đi đến địa điểm du lịch: Thông tin + Tấm bảng: Vật mang thông tin + Máy tính không hiểu ngôn ngữ tự nhiên nên không thể hiểu trực tiếp 0,5 điểm ngôn ngữ của con người. Câu 2: + Máy tính gồm các mạch điện tử chỉ gồm 2 trạng thái là đóng mạch 0,5 điểm 1,5 điểm và ngắt mạch. + Chỉ cần dùng 2 kí hiệu là 0 và 1 người ta có thể biểu diễn mọi thông tin trong máy tính, phù hợp với tính chất có 2 trạng thái của các mạch 0,5 điểm điện tử trong máy tính. Internet lại sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển bởi vì : + Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến, đa dạng 0,5 điểm và phát triển như điều khiển từ xa, chế tạo tên lửa, chữa bệnh, đào tạo từ xa, Câu 3: + Thúc đẩy việc truyền bá thông tin và tri thức. 0,25điểm 1,5 điểm + Giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý. 0,25 điểm + Thay đổi nhận thức, cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động của 0,25 điểm xã hội cũng như thay đổi phong cách sống của con người. 0,25 điểm + Giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực khoa học công 0,5 điểm nghệ cũng như khoa học xã hội.