Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Phần Vật lí

Câu 2: Bạn Bình thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng:

A. Chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.

B. chỉ làm cho quả bóng biến dạng.

C. Vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.

D. Làm cho quả bóng bật nảy lên phía trên.

Câu 3: Một hộp khẩu trang có trọng lượng 0,15N. Khối lượng của hộp khẩu trang đó là:

A. 0,015kg                 B. 0,15kg                   C. 1,5kg                     D. 15kg.

Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, có bao nhiêu trường hợp cho thấy sự xuất hiện của lực tiếp xúc:

(1) Lực tay tác dụng vào quả tạ

(2) Lực bé gái thổi làm bay các vụn giấy.

(3) Lực tay của 2 bạn tác dụng vào sợi dây khi kéo co.

(4) Lực của hai thỏi nam châm hút nhau.

(5) Lực tay khi bóp quả bóng cao su.

A. 1                 B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực mà bạn An tác dụng vào ghế để đẩy ghế đi.

B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.

C. Lực Trái Đất tác dụng vào mọi vật.

D. Lực của mặt vợt tác dụng vào quả bóng.

Câu 6: Trường hợp nào lực tác dụng làm cho vật bị biến dạng?

A. Dùng tay vắt nửa quả cam để lấy nước uống.

B. Đẩy xe máy vào sân nhà.

C. Dùng ngón tay búng 1 đồng xu lên cao.

D. Dùng nam châm hút chiếc đinh sắt.

docx 2 trang Bảo Hà 10/03/2023 7800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Phần Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Phần Vật lí

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN: KHTN 6 – VẬT LÍ I. Phần trắc nghiệm (8 câu) Câu 1: Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đinh đóng vào tường với tỉ xích 0,5cm ứng với 10N? Câu 2: Bạn Bình thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng: A. Chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động. B. chỉ làm cho quả bóng biến dạng. C. Vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động. D. Làm cho quả bóng bật nảy lên phía trên. Câu 3: Một hộp khẩu trang có trọng lượng 0,15N. Khối lượng của hộp khẩu trang đó là: A. 0,015kg B. 0,15kg C. 1,5kg D. 15kg. Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, có bao nhiêu trường hợp cho thấy sự xuất hiện của lực tiếp xúc: (1) Lực tay tác dụng vào quả tạ (2) Lực bé gái thổi làm bay các vụn giấy. (3) Lực tay của 2 bạn tác dụng vào sợi dây khi kéo co. (4) Lực của hai thỏi nam châm hút nhau. (5) Lực tay khi bóp quả bóng cao su. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực mà bạn An tác dụng vào ghế để đẩy ghế đi. B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm. C. Lực Trái Đất tác dụng vào mọi vật. D. Lực của mặt vợt tác dụng vào quả bóng. Câu 6: Trường hợp nào lực tác dụng làm cho vật bị biến dạng? A. Dùng tay vắt nửa quả cam để lấy nước uống. B. Đẩy xe máy vào sân nhà.
  2. C. Dùng ngón tay búng 1 đồng xu lên cao. D. Dùng nam châm hút chiếc đinh sắt. Câu 7: Hiện tượng nào là kết quả tác dụng của trọng lực? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống đất. B. Hai nam châm đang hút nhau. C. Dùng tay bấm bút bị cho lò xo bị nén lại. D. Lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. Câu 8: “ (1) của vật là độ lớn của (2) tác dụng lên một vật”. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: A. (1) khối lượng, (2) cân nặng . B. (1) trọng lượng, (2) trọng lực . C. (1) khối lượng, (2) trọng lực. D. (1) trọng lượng, (2) khối lượng. II. Phần tự luận: Câu 1: Hãy vẽ mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 0,5cm ứng với 5N. a) Đẩy thùng hàng với lực 20N theo phương ngang. b) Cánh tay tì vào mặt bàn theo phương thẳng đứng với lực 15N. Câu 2: Một vận động viên võ thuật có khối lượng 0,3 tạ. Xác định trọng lượng của người đó?