Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm quả bóng chuyển động.

B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.

C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.

D. không làm biến dạng quả bóng.

Câu 2:  Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

A. Lực giúp thuyền chuyển động trên mặt nước.

B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.

C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.

D. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.

Câu 3: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

     A. nằm gần nhau                 B. cách xa nhau           C. không tiếp xúc        D. có sự tiếp xúc

Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

     A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.           

     B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).

D. Cả 3 phương án trên.

docx 3 trang Bảo Hà 17/06/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Năm học: 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh: Lớp: Bài thi gồm 16 câu trắc nghiệm và 03 câu tự luận dành chung cho tất cả thí sinh I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Học sinh chọn một trong các phương án A, B, C hoặc D Câu 1: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây? A. không làm quả bóng chuyển động. B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng. C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng. D. không làm biến dạng quả bóng. Câu 2: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất? A. Lực giúp thuyền chuyển động trên mặt nước. B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào. C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước. D. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước. Câu 3: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực . với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. A. nằm gần nhauB. cách xa nhauC. không tiếp xúcD. có sự tiếp xúc Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N). D. Cả 3 phương án trên. Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm: A. Cùng phương, cùng chiềuB. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớnD. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn. Câu 6: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây? A. P = 10 mB. P = mC. P = 0,1 mD. m = 10 P Câu 7: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ.B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi.D. Bạn Lan cầm bút viết. Câu 8: Một vật trên mặt đất có khối lượng 5 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N? A. 5 NB. 50 NC. 10 ND. 20 N Câu 9: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
  2. Câu 10: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của Nam cầm bình nước. Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm? A. Nấm là sinh vật nhân thực. B. Tế bào nấm có chứa lục lạp. C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin. D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ. Câu 12: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng A. Hình túiB. Hình tai mèoC. Sợi nấm phân nhánhD. Hình mũ Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước? A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh. B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm. D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. Câu 14: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa? A. Cây dương xỉB. Cây chuốiC. Cây ngôD. Cây lúa Câu 15: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu? A. Tốc độ gió mạnh hơnB. Nắng nhiều và gay gắt hơn C. Độ ẩm thấp hơnD. Nhiệt độ thấp hơn. Câu 16: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát? A. Cá cóc bụng hoaB. Cá ngựaC. Cá sấuD. Cá heo. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu 1: (2 điểm) Kể tên một số dạng năng lượng và cho ví dụ minh họa cho từng loại năng lượng? Câu 2: (2 điểm) Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời. a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất? b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Câu 3: (2 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  3. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Năm học: 2023 – 2023 (Gồm có 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM – Mỗi ý đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B B D D B A C B C Câu 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C B D C A D C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Một số dạng năng lượng Nêu được + Động năng: do vật chuyển động. trên 5 dạng + Thế năng hấp dẫn: vật ở trên cao so với mặt đất. năng lượng 1 + Thế năng đàn hồi: khi lò xo, dây cao su, .biến dạng. xem như 2,0 điểm + Quang năng: Mặt trời, bóng đèn, lửa, phát ánh sáng. trọn điểm + Nhiệt năng: hòn than cháy, cốc nước nóng, + Hóa năng: do quá trình biến đổi hóa học như pin, thực phẩm, xăng dầu, a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng 1,0 điểm 2 hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất. 2,0 điểm b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt 1,0 điểm Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm. Vai trò của thực vật đối với động vật: 1,0 điểm + Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxygen và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật. + Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. 3 Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: 1,0 điểm 2,0 điểm + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. + Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng. + Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách