Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, con trùng thấy nó đều phải ngại.

Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.

Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.

Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….

  (Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường

Nguyễn văn Thi- Nguyễn Kim Đô dịch,

 NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 )

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào ?

  A. Đặc điểm của con bọ ngựa.

  B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.

  C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.

  D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.

doc 6 trang Bảo Hà 15/02/2023 6300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II (MINH HỌA- SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) MÔN: NGỮ VĂN 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút TT Chủ đề/Kĩ Mức độ nhận thức Tổng năng Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao 1 Đọc Ngữ - Nhận diện thể - Hiểu được ý - Trình hiểu liệu: loại/ phương nghĩa/ tác dụng bày ý Văn thức biểu đạt; của việc sử dụng kiến, bản văn chi tiết/ hình thể loại/ phương suy nghĩ học ảnh, nổi bật thức biểu đạt/ từ của bản (truyện/ của đoạn ngữ/ chi tiết/ hình thân về thơ) trích/văn bản. ảnh trong đoạn một vấn - Nhận biết trích/văn bản. đề đặt ra cộng dụng của - Hiểu tác dụng trong dấu chấm phẩy, của các biện pháp đoạn nghĩa của từ tu từ, dấu chấm trích/văn ngữ và biện phẩy, trạng ngữ; bản: pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, + Rút ra trạng ngữ, từ trong đoạn bài học mượn và hiện trích/văn bản. về tư tượng vay từ - Hiểu tác dụng tưởng/ mượn trong của việc lựa chọn nhận đoạn trích/ văn từ ngữ và cấu thức. bản, trúc câu trong + Liên - Nhận biết đặc việc biểu đạt hệ điểm và loại nghĩa. những văn bản; chức - Hiểu cách đặt việc bản năng đoạn văn câu có trạng ngữ, thân cần trong văn biện pháp tu từ làm, bản, . trong những ngữ cảnh khác nhau, Tổng Số câu 3 3 1 7 số Số 1.5 1.5 1 4 điểm Tỉ lệ 15 % 15 % 10% 40 % 2 Làm Viết bài văn tự văn sự (kể lại một truyển thuyết/ cổ tích); nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) đời sống. Tổng Số câu 1 1 Số 6 6 điểm Tỉ lệ 60 % 60 % Tổng Số câu 3 3 1 1 8 cộng (Trắc nghiệm) (Trắc nghiệm + tự (Tự (Tự luận) luận) luận) Số 1.5 1.5 1 6 10 điểm Tỉ lệ 15 % 15 % 10 % 60 % 100 %
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II . NĂM HỌC 2021- 2022 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, con trùng thấy nó đều phải ngại. Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì. Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt. Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng . (Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi- Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 ) Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5): Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào ? A. Đặc điểm của con bọ ngựa. B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc. C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng. D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại. Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy? A. bọ ngựa B. nhỏ xíu C. truyền thuyết D. mềm mại Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”? A. Chỉ thời gian B. Chỉ mục đích C. Chỉ phương tiện D. Chỉ địa điểm Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.” ? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4? A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái. B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương. C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc. D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa. Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học. Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5- > 7 câu). II. Viết (6,0 điểm) Trường học là ngôi nhà thứ hai với biết bao điều đáng để các em quan tâm: tình thầy trò, quan hệ bạn bè, bạo lực học đường, rác thải, gian lận trong kiểm tra, Em hãy viết một bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm nhất trong nhà trường hiện nay. Hết Họ và tên thí sinh : Số báo danh:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2021 -2022 Hướng dẫn này gồm 02 trang I. Đọc hiểu - Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm. 1 2 3 4 5 A D C B D - Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm. Điểm Tiêu chí Ghi chú 0.5 - Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có - Đặt một câu về ích lợi một biện pháp tu từ. (0,25) của con bọ ngựa. Trong - Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. đó có sử dụng ít nhất một (0,25) biện pháp tu từ em đã 0.25 - Đạt ½ yêu cầu: học. + Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ . + Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. 0 - HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu. - Câu 7: Tối đa được 1 điểm. Điểm Tiêu chí Ghi chú 1 - HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng - Nội dung: HS trình chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu bày những hiểu biết và chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến bài học của bản thân sau 7 câu. (0,25) khi đọc đoạn trích. - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, - Hình thức: Một đoạn văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) văn từ 5 đến 7 câu. - Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống, (0,5) 0.75 - HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25) - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25) - Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống, (0,5) 0.5 - HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.
  4. (0,25) - Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25) 0.25 - HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp. - Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn. 0 - HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết. - Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân. II. Viết Tiêu chí Nội dung/Mức độ Điểm 1 Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề) 0,5 2 Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề) 0,5 3 Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề) 3,5 (Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS) 4 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 5 Sáng tạo 1 MỖI TIÊU CHÍ BÀI VIẾT ĐƯỢC THỂ HIỆN CỤ THỂ TRONG ROBRIC SAU 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Mở bài: Giới thiệu Mở bài dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được hiện hiện tượng cần bàn luận. tượng cần bàn luận và nêu nhận xét khái quát, - Thân bài: Đưa ra ý phần Thân bài biết triển khai ý thành đoạn, các kiến bàn luận. đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm rõ + Nêu ý kiến 1 (lí lẽ, đối tượng nghị luận, phần kết bài khẳng định lại ý dẫn chứng). kiến bản thân, bài học. + Nêu ý kiến 2 (lí lẽ, 0.25 Bài viết đầy đủ 3 phần nhưng chưa thể hiện được dẫn chứng). đầy đủ như trên, Thân bài chỉ có một đoạn văn. + Nêu ý kiến 3 (lí lẽ, 0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu dẫn chứng). mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn + văn) - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
  5. 2. Tiêu chí 2: Xác định đúng vấn đề (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết xác định hiện tượng nổi bật, nhiều người - Đối tượng cần nghị quan tâm. luận: một hiện tượng 0.25 Bài viết xác định được hiện tượng nghị luận nhưng đáng quan tâm trong nhà chưa thật nổi bật. trường hiện nay. 0 Chưa xác định đúng hiện tượng sẽ nghị luận. 3. Tiêu chí 3: Triển khai vấn đề (3.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 3.5 - Hệ thống luận điểm rõ ràng, toàn diện, sâu sắc và Học sinh có thể triển được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và dẫn chứng. khai vấn đề theo nhiều - Hệ thống luận điểm được trình bày theo một cách nhưng cần diễn đạt trình tự hợp lí, logic, chặt chẽ, thuyết phục. lôgic, thuyết phục và về - Lí lẽ thuyết phục, sâu sắc. cơ bản cần đảm bảo - Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu, phong phú, thể những nội dung sau: hiện sự hiểu biết rộng rãi, sâu sắc. - Hệ thống luận điểm rõ ràng, toàn diện, sâu sắc 2.5 - 3 - Hệ thống luận điểm tương đối rõ ràng, phù hợp và được làm sáng tỏ bằng và được hầu hết được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và dẫn lí lẽ và dẫn chứng. chứng. - Hệ thống luận điểm - Hệ thống luận điểm được trình bày theo một được trình bày theo mọt trình tự tương đối chặt chẽ, thuyết phục. trình tự hợp lí, logic, chặt - Lí lẽ hợp lí, được trình bày sáng tỏ. chẽ, thuyết phục. - Dẫn chứng rõ ràng, phù hợp với luận điểm nhưng - Lí lẽ thuyết phục, sâu chưa phong phú, tiêu biểu. sắc. - Dẫn chứng xác thực, 1.5 - 2 - Luận điểm chưa đầy đủ, một số luận điểm không tiêu biểu, phong phú, thể phù hợp. hiện sự hiểu biết rộng rãi, - Hệ thống luận điểm đã được trình bày theo một sâu sắc. trình tự nhưng vẫn còn luận điểm sắp xếp chưa hợp lí. - Lí lẽ đôi chỗ chưa hợp lí, không làm sáng tỏ vấn đề. - Dẫn chứng rõ ràng nhưng một vài dẫn chứng chưa phù hợp với luận điểm. 0.5 - 1 - Luận điểm chưa rõ ràng, phù hợp, không được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và dẫn chứng. - Các luận điểm được trình bày chưa theo một trình tự hợp lí. - Lí lẽ chưa rõ ràng. - Dẫn chứng không xác thực, nghèo nàn, chưa rõ ràng. 0 - Không nêu được luận điểm về vấn đề nghị luận. - Chưa rõ các luận điểm và trình tự của luận điểm. - Lí lẽ chưa phù hợp hoặc chưa đưa ra được lí lẽ. - Không đưa ra được dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận.
  6. 4. Tiêu chí 4: Chính tả, ngữ pháp tiếng Việt (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25 Bài viết còn mắc một số lỗi về chính tả, từ ngữ, tiếng Việt. ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt nhưng không ảnh hưởng đến việc diễn đạt làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 0 Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 5. Tiêu chí 5: Sáng tạo (1 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 1 Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo, độc HS có ý tưởng và cách đáo, ấn tượng. diễn đạt độc đáo. 0.75 Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. 0.5 Bài viết đã có ý tưởng mới, bước đầu đã có cách diễn đạt sáng tạo. 0.25 Bài viết đã có ý tưởng mới, nhưng chưa có cách diễn đạt sáng tạo. 0 Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. Lưu ý khi chấm bài: Tổng điểm của bài văn là 10 điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo,nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ