Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Đề 6 (Có đáp án)
B. ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
“Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã… Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. (…) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.”
(Trích Thắp ngọn đuốc xanh - Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thu.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Đề 6 (Có đáp án)
- UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II -LỚP 6 TRƯỜNG THCS . Năm học 2021-2022 V6– CKII –2022 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút Họ tên người ra đề: Ngô Thị Phương Hoa A. MA TRẬN Mức độ Nhận biết - 1,0đ Thông hiểu - 3,0đ Vận dụng – 6,0đ Tổng Trắc Trắc Trắc Trắc Chủ đề Tự luận Tự luận Tự luận nghiệ Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm m Chủ đề 1: Đọc – hiểu - Khái quát nội dung (Lấy ngữ liệu từ văn chính của đoạn trích. bản nhật dụng/ văn bản Chỉ ra phương thức - Hiểu được hiệu quả - Rút ra thông điệp từ nghị luận/ văn bản nghệ biểu đạt của đoạn trích của việc sử dụng biện đoạn trích 4 5.0 thuật (ngoài các văn pháp tu từ trong đoạn bản trong SGK Ngữ văn trích. bậc THCS) 1 1.0 2 3.0 1 1.0 Đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết Chủ đề 2: Viết hoặc một truyện cổ tích 1 5.0 1 5.0 1 1.0 2 3.0 2 6.0 5 10 Tổng 10% 30% 60% 100%
- B. ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM) “Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những điểm số, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. ( ) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.” (Trích Thắp ngọn đuốc xanh - Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – NXB Trẻ, 2018, Tr 96,97) Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (2,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Thói quen thiếu trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên. Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta những thông điệp gì? PHẦN II: LÀM VĂN (5 ĐIỂM) Đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích
- C. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: 5 ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 PTBĐ: Nghị luận 1,0 2 Nội dung: Bàn về những tác hại nghiêm trọng của sự thiếu trung thực. 1,0 3 - Biện pháp tu từ liệt kê: “lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình; không 0,5 còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến, không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên”. - Hiệu quả: + Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng, 0,5 lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. + Diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những hậu quả, tác hại nghiêm 0,5 trọng của việc sống thiếu trung thực đối với con người. + Thể hiện thái độ của tác giả: Phê phán lối sống thiếu trung thực, mong 0,5 muốn mọi người hãy bỏ lối sống thiếu trung thực. 4 *Gợi ý thông điệp: - Hãy biết sống ngay thẳng, trung thực. 1,0 - Sống thiếu trung thực là một điều tệ hại và gây ra hậu quả khôn lường. - Cần rèn luyện cho mình tính trung thực, thật thà, ngay thẳng. *HS lí giải hợp lí, thuyết phục (HS nêu được 3 ý cho điểm tối đa) PHẦN II: 5 ĐIỂM Phần Nội dung cần đạt Điểm 1. Về - Đúng kiểu bài văn tự sự 0,5 hình - Đảm bào bố cục ba phần thức - Chuẩn văn phong, chuẩn chính tả, trình bày sạch sẽ, khoa học. - Khuyến khích bài viết có sáng tạo. 2. Về I. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu 0,5 nội chuyện định kể. dung II. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện. - Xuất thân của các nhân vật. 0,5 - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. 0,5 - Diễn biến chính: 2,5 + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3 + . III. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện 0,5
- , ngày 14 tháng 4 năm 2022 HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA KÝ DUYỆT CỦA KÝ DUYỆT CỦA NGƯỜI RA ĐỀ BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN