Đề ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Trần Hải Yến
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC
CỦA MỌI THÓI XẤU
… Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” ?
A. Trên phạm vi quốc gia B. Những tai họa
C. Do lòng tham gây ra D. Dân chúng đều trở thành nạn nhân
Câu 3: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu
A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật…
B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát,...
C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình.
D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm.
Câu 4: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì?
A. Bàn về lòng nhân ái B. Bàn về tính trung thực
C. Bàn về lòng khiêm tốn D. Bàn về tính tham lam
File đính kèm:
de_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2023-2024 - Trần Hải Yến
- UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: NGỮ VĂN 6 === Năm học: 2023 - 2024 A. NỘI DUNG: PHẦN I. VĂN BẢN: 1. Yêu cầu chung: Học sinh ôn tập các văn bản thuộc các thể loại: TT Thể loại 1 Văn bản nghị luận 2 Văn bản thông tin 2. Cụ thể: Học sinh cần nắm vững: - Các khái niệm về thể loại và yếu tố liên quan đến thể loại: + Văn nghị luận. - Vận dụng những kiến thức đã học ở từng thể loại để làm bài. PHẦN II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập các kiến thức tiếng Việt và các dạng bài tập liên quan về: TT Nội dung 1. So sánh 2. Nhân hóa 3. Điệp ngữ 4. Ẩn dụ 5. Hoán dụ 6. Cụm danh từ, động từ, tính từ. 7. Liệt kê 8. Nghĩa của từ 9. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. 10. Từ đồng âm, từ đa nghĩa. 11. Trạng ngữ 12. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu PHẦN III. TẬP LÀM VĂN Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề). Một số ví dụ tham khảo: Trình bày ý kiến của em về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm (nghiện chơi trò chơi điện tử; bạo lực học đường; sử dụng thuốc lá điện tử; giữ vệ sinh trường lớp) B. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 20%, tự luận 80% - Thời gian làm bài: 90 phút C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO:
- Đề số 1 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI THÓI XẤU Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu. Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam. Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội. Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng. Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam. Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn tất cả đều phát sinh từ tham lam. Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người. (Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” ? A. Trên phạm vi quốc gia B. Những tai họa C. Do lòng tham gây ra D. Dân chúng đều trở thành nạn nhân Câu 3: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình. D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm. Câu 4: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì? A. Bàn về lòng nhân ái B. Bàn về tính trung thực C. Bàn về lòng khiêm tốn D. Bàn về tính tham lam Câu 5: Hai câu: “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép tu từ nào? A. Điệp ngữ B. Liệt kê C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 6: Thành ngữ nào sau đây nói về sự tham lam? A. Cá lớn nuốt cá bé B. Góp gió thành bão C. Tham thì thâm D. Nước đổ đầu vịt Câu 7: Từ Hán Việt “ quốc gia” tương ứng với nghĩa nào sau đây? A. Nước nhà B. Nhà cửa C. Nhà ở D. Nước non Câu 8: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tính tham lam ? A. Là thích vơ vét về phần mình cho nhiều.
- B. Là sự đắm say, ham muốn, đam mê về một thứ gì đó, một điều gì đó . C. Là muốn lấy phần hơn, phần nhiều về vật chất cho bản thân. D. Là không trung thực , muốn chiếm đoạt tất cả nhằm làm lợi cho bản thân. Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 10: Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau: “ Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.” Đề số 2 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bảo vệ động vật hoang dã - Cần sự chung tay của cả thế giới Bảo vệ động vật hoang dã là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loại động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Việc bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta là điều cần có sự chung tay của cộng đồng toàn thế giới. Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã có thể mang lại rất nhiều những lợi ích cho con người. Một số những lợi ích cần phải kể đến như: 1.Đa dạng sinh học Hiện nay, trên trái đất có khoảng 15 triệu sinh vật đang cùng sinh sống và phát triển. Mọi cá thể, giống loài đều đóng một vai trò nhất định trong mạng lưới phức tạp mà ta gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của Trái Đất được tạo nên từ vô số hệ sinh thái bao gồm các loài động, thực vật cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Bảo vệ động vật hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học. Chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về các loại động vật hoang dã có những tác động như thế nào. Nhưng nếu một hệ sinh thái biến mất thì đồng nghĩa các phản ứng dây chuyền lên các hệ sinh thái khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và sự tuyệt chủng của chúng có thể gây ra những hậu quả toàn cầu. 2.Lợi ích nông nghiệp Việc bảo vệ động vật hoang dã là điều cấp thiết vì những lợi ích mà chúng mang lại cho con người là không hề nhỏ. Nhiều loài động vật có lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Thay vì việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhiều loài côn trùng, động vật được người nông dân sử dụng để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. Đây là một trong những biện pháp thay thế an toàn, hiệu quả với môi trường và ít tốn kém cho người nông dân. 3. Đóng góp về y học Trong quá trình đấu tranh để sinh tồn với thiên nhiên và nhiều loại sinh vật khác thì một số loài động vật hoang dã đã tự tìm ra nhiều cách để kháng vi khuẩn cũng như kháng được các tế bào ung thư. Cơ thể chúng có thể tạo ra nhiều các loại phần tử mới mà các nhà khoa học trước nay chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các đặc tính này từ các loài động vật hoang dã có thể giúp cho các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới và hiệu quả. Do đó, việc bảo vệ động vật hoang dã cũng là bảo vệ các nguồn dược liệu quý. Ngoài ra, trong cơ thể của nhiều loại động vật hoang dã có chứa nhiều chất hóa học hữu ích, phục vụ tốt cho việc bào chế các loại dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc giảm đau, chất chống ung thư và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay cũng có nguồn nguyên liệu từ các loại động vật hoang dã. Do đó, nhiều loài động vật đứng trước bờ vực tuyệt chủng trước khi những lợi ích y học của chúng được biết đến.[ ] (Theo Trần Hùng, nguồn:iwthanoi.vn)
- Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Bảo vệ động vật hoang dã là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. B. Nhiều loại động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. C. Việc bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta là điều cần có sự chung tay của cộng đồng toàn thế giới. D. Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã có thể mang lại rất nhiều những lợi ích cho con người. Câu 2. Việc bào vệ động vật hoang dã đem lại lợi ích gì cho nông nghiệp? A. Sự tuyệt chủng của động vật hoang dã đã có thể gây ra những hậu quả toàn cầu. B. Một số loài động vật được sử dụng để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. C. Cơ thể của nhiều loài động vật hoang dã đã có chứa nhiều chất hóa học hữu ích. D. Một số loài động vật hoang dã đã tự tìm ra cách để kháng vi khuẩn. Câu 3. Trạng ngữ trong câu “Hiện nay, trên trái đất có khoảng 15 triệu sinh vật đang cùng sinh sống và phát triển.”, có chức năng gì? A. Nêu thông tin về địa điểm B. Nêu thông tin về thời gian C. Nêu thông tin về cách thức D. Nêu thông tin về mục đích Câu 4. Dòng nào sau đây không nêu lên tác dụng của hình ảnh minh họa trong việc thể hiện nội dung văn bản trên? A. Lên án, tố cáo hành vi xâm phạm động vật hoang dã vì mục đích kinh tế. B. Tóm tắt nội dung của văn bản. C. Cung cấp thông tin ngắn gọn, nhanh và hấp dẫn, ấn tượng. D. Minh họa cho giá trị kinh tế mà động vật hoang dã mang lại. Câu 5. Phần sa- pô đầu văn bản trên có tác dụng gì? A. Nêu tóm tắt nội dung chính của văn bản và thu hút sự chú ý của người đọc. B. Nêu các nội dung chính và mục đích của bài viết. C. Nêu mục đích bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc. D. Nêu tóm tắt nội dung chính được thuật lại trong văn bản và mục đích của bài viết. Câu 6. Từ “cấp thiết” trong câu văn “Việc bảo vệ động vật hoang dã là điều cấp thiết vì những lợi ích mà chúng mang lại cho con người là không hề nhỏ. Nhiều loài động vật có lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. ” có thể thay thế bằng từ nào trong các từ sau: A. sống còn B. hệ trọng C. bức thiết D. khẩn cấp Câu 7. Dòng nào nói không đúng về tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong cụm từ “bờ vực tuyệt chủng”? A. Tạo cách nói có hình ảnh, sinh động. B. Nhấn mạnh nguy cơ diệt vong của đối tượng. C. Phóng đại mức độ của vấn đề. D. Thể hiện thái độ cảnh báo của tác giả. Câu 8. Trong các dòng sau, dòng nào có tất cả các từ đều là từ mượn? A. Bảo vệ, thế giới, cộng đồng. Trái Đất. B. Sinh thái, sinh quyển, môi trường, nông nghiệp. C. Y học, to lớn, nghiên cứu, thiên nhiên. D. Hóa học, hữu ích, nước ngọt, bào chế. Câu 9. Trong những lợi ích của việc bảo vệ động vật hoang dã được trình bày trong văn bản “Bảo vệ động vật hoang dã - Cần sự chung tay của cả thế giới”, theo em lợi ích nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 10. Em thấy mình cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Đề số 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao ?” Tại sao không ?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn” (Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr 17, 18) NXB Hội nhà văn 2019,tr.68 - 69) Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản truyện ngụ ngôn B. Văn bản thông tin C. Văn bản hành chính công vụ D. Văn bản nghị luận Câu 2: Xác định nghĩa của từ“khám phá” trong câu Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”: A. Tìm và phát hiện ra những điều còn là ẩn dấu, bí mật. B. Phát minh ra những cái mới. C. Những ước mơ, hoài bão mà con người muốn đạt được. D. Là vượt qua những trông gai, để đạt được mục tiêu cuối cùng. Câu 3. Trong các câu sau, câu văn nào nêu lên nội dung của đoạn trích ? A. Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá . B. Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu! C. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. D. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Câu 4. Theo tác giả, chúng ta có lợi ích khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học” ? A. Đạt được kiến thức sâu sắc B. Bổ sung được nhiều kiến thức mới C. Khám phá muôn điều thú vị D. Củng cố đước trí tò mò Câu 5. Từ “khát vọng ” trong câu văn “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn” có quan hệ như thế nào với các từ “ Ước mơ, hi vọng, mong muốn, mong đợi, trông mong.” A. Từ nhiều nghĩa B. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa. Câu 6. Dòng nào trong các dòng sau đây nêu đúng chủ đề của đoạn trich? A. Khát vọng và khám phá B. Khát vọng và ước mơ C. Khát vọng và đam mê D. Khát vọng và cống hiến Câu 7. Sự thuyết phục chủ yếu của đoạn văn trên là gì? A. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
- B. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc C. Nghệ thuật lập luận giản dị mà chặt chẽ, logic D. Thể hiện tình cảm sâu đậm Câu 8. Nghĩa của từ “tiếp cận” trong câu “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn” ? A. Tìm hiểu một vấn đề nào đó B. Đến gần để tiếp xúc C. Ở gần, ở liền kề D. Tiến sát gần Câu 9. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên? Câu 10: Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau: “Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi.” Đề số 4 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn! [2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. (Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống , Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. A. Tự sự C. Nghị luận B. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 2. Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể. Câu 3. Từ “kéo” trong câu “Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi” đồng âm với từ “kéo” nào trong các trường hợp sau? A. Học sinh đang chơi kéo co ngoài sân. B. Cái kéo mẹ em mới mua sắc quá. C. Ngoài đồng chú trâu đang kéo cày. D. Mọi người kéo nhau đi xem phim. Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau: - Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. - Miệng chai này bé xíu. A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Tôn trọng C. Qúy mến B. Khinh rẻ D. Yêu thương.
- Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích A. Quyền được vui chơi giải trí của con C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của người. mỗi người. B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm con người. của con người. Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là: A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác. B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình. C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện. D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả. Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” A. Ẩn dụ C. Nhân hóa B. Hoán dụ D. So sánh. Câu 9. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên? Câu 10: Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Trần Hải Yến