Đề ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều

Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập 1.

- Văn bản văn học: 

+ Truyện (Truyền thuyết và Cổ tích): Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh

+ Thơ lục bát: À ơi tay mẹ (Bình Nguyên); Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương).

+ Kí (Hồi kí và Du kí): Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng); Thời thơ ấu của Hon -đa (Hon -đa Sô-i-chi-rô)

- Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh); Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu); Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị); 

- Văn bản thông tin

Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập (Bùi Đình Phong); Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ;Giờ Trái Đất.

doc 9 trang Bảo Hà 02/03/2023 7200
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_va_tu_danh_gia_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sac.doc

Nội dung text: Đề ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều

  1. 1 ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập 1. - Văn bản văn học: + Truyện (Truyền thuyết và Cổ tích): Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh + Thơ lục bát: À ơi tay mẹ (Bình Nguyên); Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương). + Kí (Hồi kí và Du kí): Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng); Thời thơ ấu của Hon -đa (Hon -đa Sô-i-chi-rô) - Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh); Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu); Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị); - Văn bản thông tin Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn độc lập (Bùi Đình Phong); Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ;Giờ Trái Đất. Câu 2: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo bảng sau: Loại Tên văn bản Nội dung chính - Thánh - Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là Gióng. biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Văn bản văn học - Thạch Sanh. - Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa,
  2. 2 - Sự tích Hồ tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi Gươm. nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. - À ơi tay mẹ (Bình Nguyên) là bài thơ bày tỏ tình cảm - À ơi tay mẹ của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình (Bình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa Nguyên) thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh đến quên mình. - Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương) là bài thơ thể hiện - Về thăm mẹ tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ (Đinh Nam mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn Khương) hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. - Trong lòng - Đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) đã kể lại một mẹ (Nguyên cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực Hồng) cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. - Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn - Đồng Tháp Công Hùng), tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân Mười mùa khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một nước nổi chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về (Văn Công cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người Hùng) nơi đây. - Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon -đa Sô-i-chi-rô) kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy - Thời thơ ấu móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước của Hon-đa mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến (Hon -đa Sô- sự nghiệp của ông sau này. i-chi-rô) - Nguyên - Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng Hồng - nhà khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng văn của là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng những người cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân cùng khổ Văn bản nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ (Nguyễn nghị luận chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. Đăng Mạnh) - Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã - Vẻ đẹp của nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất dao (Hoàng
  3. 3 Tiến Tựu) sắc của tác giả. - Thánh - Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của Gióng - tượng lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng Thánh đài vĩnh cửu Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng của lòng yêu yêu nước của dân tộc. nước (Bùi Mạnh Nhị) - Hồ Chí Minh và - Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung Tuyên ngôn cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập. độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Văn bản - Diễn biến - Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp thông tin thông tin chiến dịch về trận chiến lịch sử dân tộc ta. Điện Biên Phủ. - Giờ Trái Đất đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. - Giờ Trái Đất. Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát) và kí (hồi kí, du kí) Thể loại Chú ý về cách đọc Truyện (truyền thuyết, - Nhận biết được văn bản kể chuyện gì, có những nhân vật nào, truyện cổ tich) ai là người được chú ý nhất, những chi tiết nào đáng nhớ. - Nắm được trình tự diễn ra của các sự việc và mối quan hệ của các sự việc ấy; mở đầu và kết thúc truyện có gì đặc biệt, - Nhận biết được chủ đề của truyện, chỉ ra được sự liên quan của chủ đề ấy với cuộc sống hiện nay của bản thân các em. Thơ - Nhận biết được một số yếu tố hình thức nổi bật của bài thơ (nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, ) - Hiểu được bài thơ là lời của ai? nói về ai, về điều gì? ; nói bằng cách nào; cách nói ấy có gì độc đáo, đáng nhớ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và những tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm người đọc. Kí (Hồi kí, du kí) - Nhận biết được văn bản kể về ai và sự việc gì; những chi tiết nào của bài kí mang tính xác thực;
  4. 4 - Chỉ ra được hình thức ghi chép của bài kí; ngôi kể và tác dụng của ngôi kể thường dùng trong kí. - Chỉ ra những câu, đoạn trong bài kí thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tác giả, nhận biết được tác dụng của những suy nghĩ và cảm xúc ấy đối với người đọc. Câu 4: Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập 1 có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em? Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó. Theo em, trong sách Ngữ văn 6, tập 1, nội dung em thấy gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân chính là văn bản về giờ trái đất, bởi văn bản này khuyến khích một cộng đồng toàn cầu hãy liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu. VIẾT Câu 5: Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo mẫu sau: - Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân. - Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. - Tập làm thơ lục bát. - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ. - Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc. Câu 6: Nêu các bước tiến hành một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước: Thứ tự các bước Nhiệm vụ cụ thể Bước 1: Chuẩn bị - Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. - Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các Bước 2: Tìm ý và câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí. lập dàn ý - Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài. Bước 3: Viết Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn
  5. 5 chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Bước 4: Kiểm tra Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần và chỉnh sửa sữa chữa gì không. Câu 7: Nêu tác dụng của việc tập làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân. - Tác dụng của làm thơ theo thể thơ lục bát để nắm được cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng trong khả năng diễn tả thể hiện sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam. - Tập viết bài văn kể một kỉ niệm của bản thân để rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự kể chuyện giúp các em tập cách diễn đạt kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong sáng để diễn tả lại điều muốn kể kể cả trong văn viết và văn nói. NÓI VÀ NGHE Câu 8: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập 1. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết? - Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. - Kể về một trải nghiệm đáng nhớ. - Kể về một kỉ niệm của bản thân. - Trình bày ý kiến về một vấn đề. - Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử. → Học nói nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề. TIẾNG VIỆT Câu 9: Liệt kê tên các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo bảng sau: - Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy).
  6. 6 - Bài 2: Biện pháp tu từ, biện pháp tu từ ẩn dụ. - Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn. - Bài 4: Thành ngữ; Dấu chấm phẩy. - Bài 5: Câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian; Mở rộng vị ngữ. Gameshow Rung chuông vàng mini Bước 1: GV giới thiệu luật chơi: Mỗi HS sẽ được phát 3 tờ giấy nhớ (loại nhỏ) với 3 màu sắc khác nhau: xanh - vàng - hồng (tương với với 3 đáp án của mỗi câu hỏi theo quy định). - HS cả lớp sẽ đứng tại chỗ để cùng tham gia trò chơi. - GV lần lượt đọc các câu hỏi. Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 5s để giơ tờ giấy nhớ tương ứng đáp án - HS nào trả lời sai câu hỏi sẽ tự động ngồi xuống, không được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo. - Hết 10 câu hỏi, (những) HS nào còn đứng (trả lời được hết 10 câu hỏi) sẽ giành được phần thưởng.
  7. 7 Bước 2: GV đề nghị HS gấp toàn bộ sách và vở lại, đứng tại chỗ để tham gia Gameshow. GV trình chiếu câu hỏi, HS trả lời câu hỏi bằng tờ giấy nhớ quy định đáp án theo màu sắc: Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải truyền thuyết? A. Bánh trưng, bánh giầy B. Con Rồng cháu Tiên C. Sọ Dừa D. Sự tích hồ gươm Câu 2: Vật nào không có trong câu nói của Gióng với sứ giả? A.Ngựa sắt B. Mũ sắt C. Roi sắt D. Áo giáp sắt Câu 3: Thể loại cổ tích có điểm gì khác biệt so với truyền thuyết?
  8. 8 A. Kể về cuộc đời của một số nhân vật: nhân vật tài năng, nhân vật thông minh, người đội lốt vật B. Viết về một sự kiện hoặc nhân vật liên quan đến sự kiện lịch sử. C. Không có chi tiết hoang đường. D. Không có chi tiết kì ảo. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thể thơ lục bát? A. Số tiếng trong dòng thơ cố định. B. Thường gieo vần chân và vần lưng, thường ngắt nhịp lẻ C. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. D. Thường gieo vần chân và vần lưng, thường ngắt nhịp chẵn Câu 5: : Điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau; “Cần Thơ gạo trắng nước (1) Ai đi đến đó (2) không muốn về” A. (1) xanh; (2) thì B. (1) trong; (2) hồn C. (1) trong ; (2) lòng D. (1) trong; (2) thì Câu 6: Chùm Ca dao Việt Nam được học trong bài học 2 không nói đến tình cảm nào sau đây? A. Tình cảm cha mẹ với con. B. Tình cảm với cội nguồn. C. Tình yêu lứa đôi D. Tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí? A. Kể lại những sự việc mà người viết tham dự hoặc chứng kiến. B. Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian. C. Cốt truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng ca tụng, tôn thờ. D. Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong văn bản thường là hình ảnh của tác giả. Câu 8:Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là . A. Từ đơn B. Từ ghép C. Từ láy D. Từ phức Câu 9: Đâu là quy trình viết đúng? A. Tìm ý và lập dàn ý > Viết bài > Kiể tra, chỉnh sửa B. Chuẩn bị > Tìm ý và Lập dàn ý > Kiểm tra, chỉnh sửa > Viết bài C. Chuẩn bị > Tìm ý và lập dàn ý > Viết bài > Kiểm tra, chỉnh sửa
  9. 9 D. Chuẩn bị > Kiểm tra, chỉnh sửa > Viết bài > Tìm ý và lập dàn ý Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải của văn nghị luận? A. Là văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề gì đó. B. Thường triển khai theo trật tự thời gian, trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh. C. Người viết dùng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ ý kiến của mình. D. Sử dụng các luận điểm, luận cứ và lập luận Bước 3: Kết thúc 10 câu hỏi, những HS nào còn đứng sẽ là người chiến thắng. Bước 4: Trao quà, khen ngợi các HS chiến thắng.