Đề tham khảo kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Long Điền (Có ma trận và đáp án)

Câu 5: Một hộp sữa có ghi 900g. Số 900g chỉ gì?

A. Khối lượng của cả hộp sữa.                C. Khối lượng của sữa trong hộp.
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa.                D. Khối lượng hộp sữa là 900g. 

Câu 6: Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?

A. kilôgam (kg).     B. mét (m).       C. mét khối (m3).        D. niutơn (N). 

Câu 7: Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào?

A. gốc, hướng và độ lớn.                    B. gốc, phương, chiều.

C. gốc, hướng.                                     D. gốc, phương, chiều và hướng.

Câu 8: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt.

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng thuỷ triều.

D. Năng lượng mặt trời.

Câu 9: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách

A. di chuyển nhiên liệu.                        B. tích trữ nhiên liệu.

C. đốt cháy nhiên liệu.                          D. nấu nhiên liệu.

Câu 10: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đối điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy quạt.                                    B. Bàn là điện.

C. Máy khoan.                                 D. Máy bơm nước.

docx 6 trang vyoanh03 20/07/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Long Điền (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tham_khao_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ki_2_khoa_hoc_tu_nhi.docx

Nội dung text: Đề tham khảo kiểm tra, đánh giá cuối học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Long Điền (Có ma trận và đáp án)

  1. UBND HUYỆN LONG ĐIỀN ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP - KIỂM TRA HKII PHÒNG GD-ĐT LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài: 60 phút I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Chủ đề 40% 30% 20% cao 10% Chủ đề 8: - Nêu được vai - Trình bày được vai - Giải thích được trò của đa dạng trò của thực vật trong Đa dạng thế giới vì sao cần bảo vệ sinh học trong tự đời sống và trong tự sống (27 tiết) đa dạng sinh học. nhiên và trong nhiên: làm thực phẩm, Đa dạng nguyên thực tiễn (làm đồ dùng, bảo vệ môi sinh vật. thuốc, làm thức trường (trồng và bảo vệ - Đa dạng nấm. ăn, chỗ ở, bảo cây xanh trong thành vệ môi trường, phố, trồng cây gây - Đa dạng thực rừng, ). vật. - Kể được tên - Phân biệt được hai - Đa dạng động một số động vật nhóm động vật không vật. quan sát được xương sống và có ngoài thiên xương sống. Lấy được - Vai trò của đa nhiên. ví dụ minh hoạ. dạng sinh học trong tự - Bảo vệ đa dạng sinh họcnhiên. - Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. Số câu: 4 Số câu: 3/2 Số câu: 2 Số câu: 1/2 Số điểm: 2,5 Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ 25.% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% - Nêu được đơn - Biểu diễn được một - Xác định được - Giải thích vị lực đo lực. lực bằng một mũi tên trọng lượng của được một số Nhận biết được có điểm đặt tại vật chịu vật khi biết khối hiện tượng dụng cụ đo lực tác dụng lực, có độ lớn lượng của vật thực tế về: Chủ đề 9: là lực kế. và theo hướng của sự hoặc ngược lại. nguyên nhân kéo hoặc đẩy. Lực (15 tiết) - Lấy được ví dụ biến dạng của về tác dụng của - Đọc và giải thích vật rắn; lò xo lực làm thay đổi được số chỉ về trọng mất khả năng tốc độ, thay đổi lượng, khối lượng ghi trở lại hình hướng chuyển trên các nhãn hiệu của dạng ban đầu;
  2. động, làm biến sản phẩm trên thị ứng dụng của dạng vật. trường. lực đàn hồi trong kĩ thuật. Số câu: 5 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số điểm: 3 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 30.% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% - Kể tên được - Giải thích được các một số nhiên hiện tượng trong thực liệu, năng lượng tế có sự chuyển hóa Chủ đề 10: thường dùng năng lượng chuyển từ Năng lượng và trong thực tế. dạng này sang dạng khác, từ vật này sang cuộc sống (10 - Chỉ ra được vật khác. tiết) một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật. Số câu: 4 Số câu: 7/2 Số câu: 1/2 Số điểm: 2,25 Số điểm: 1,25 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 22,5.% Tỉ lệ: 12,5% Tỉ lệ: 10% - Mô tả được - Giải thích được quy quy luật chuyển luật chuyển động mọc, động của Mặt lặn của Mặt Trời. Trời hằng ngày Chủ đề 11: Trái quan sát thấy đất và bầu trời - Nêu được Mặt (10 tiết) Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Số câu: 3 Số câu: 5/2 Số câu: 1/2 Số điểm: 2,25 Số điểm: 1,25 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 22,5.% Tỉ lệ: 12,5% Tỉ lệ: 10% Số câu: 16 Số câu: 19/2 Số câu: 5 Số câu: 1 Số câu: 1/2 Số điểm: 10đ Số điểm: 4đ Số điểm: 3đ Số điểm: 2đ Số điểm: 1đ Tỉ lệ : 100% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10%
  3. II. ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II I. Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy chọn chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống? A. Bộ xương ngoài. B. Lớp vỏ. C. Xương cột sống. D. Vỏ calcium. Câu 2: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Ruột khoang. B. Giun. C. Thân mềm, D. Chân khớp. Câu 3: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học? A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người. Câu 4: Khi ô tô va chạm vào một cái cây, lực do cây tác dụng làm cho ô tô: A. đang chuyển động thì dừng lại. B. chuyển động nhanh hơn. C. đang chuyển động thì dừng lại, đồng thời bị biến dạng. D. chuyển động nhanh hơn, đồng thời bị biến dạng. Câu 5: Một hộp sữa có ghi 900g. Số 900g chỉ gì? A. Khối lượng của cả hộp sữa. C. Khối lượng của sữa trong hộp. B. Khối lượng của vỏ hộp sữa. D. Khối lượng hộp sữa là 900g. Câu 6: Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực? A. kilôgam (kg). B. mét (m). C. mét khối (m3). D. niutơn (N). Câu 7: Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào? A. gốc, hướng và độ lớn. B. gốc, phương, chiều. C. gốc, hướng. D. gốc, phương, chiều và hướng. Câu 8: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời. Câu 9: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách A. di chuyển nhiên liệu. B. tích trữ nhiên liệu. C. đốt cháy nhiên liệu. D. nấu nhiên liệu. Câu 10: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đối điện năng thành nhiệt năng? A. Máy quạt. B. Bàn là điện. C. Máy khoan. D. Máy bơm nước. Câu 11: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do A. Mặt Trời mọc ở đẳng đông, lặn ở đẳng tây. B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây. D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
  4. Câu 12: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (1,75 điểm) Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiếu so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới? Câu 2: (2 điểm) a) Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng bao nhiêu? b) Treo một vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất tại sao vật không rơi xuống? Câu 3: (1,5 điểm) Sử dụng đóng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đồng hồ chỉ 2,5 kW.h. Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4kW.h. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không? Câu 4: (1,75 điểm) Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời. a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất? b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm? HẾT
  5. III. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II Biểu Câu Đáp án điểm Phần trắc nghiệm Câu 1 C 0,25 Câu 2 A 0,25 Câu 3 D 0,25 Câu 4 C 0,25 Câu 5 C 0,25 Câu 6 D 0,25 Câu 7 A 0,25 Câu 8 A 0,25 Câu 9 C 0,25 Câu 10 B 0,25 Câu 11 B 0,25 Câu 12 C 0,25 Phần tự luận Câu 1 - Đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới vì điều kiện khí hậu ở hoang mạc khắc nghiệt, chỉ có một số ít loài sinh vật thích nghi với điều kiện sống ở đó. Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí 1,75 hậu phù hợp với nhiều loại sinh vật khác nhau, do đó rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao. Câu 2 a) Theo sgk ta có: Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N. => Trọng lượng của một vật 2 kg là 20 N. 1,0 Vậy một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng 20 N. b) Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất vật bị kéo xuống một đoạn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng và vật không rơi xuống vì: vật chịu tác dụng lực kéo của dây cao su, có phương thẳng đứng, chiều ngược với chiều lực hút Trái Đất và có độ lớn bằng với độ lớn của 1,0 trọng lực tại vị trí cân bằng. Câu 3 - Trong trường hợp này vì ta chỉ tính toán năng lượng tiêu thụ trên bóng đèn, còn chưa tính đến năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải. Đồng hồ đã đo cả năng lượng tiêu thụ trên bóng 1,5
  6. đèn và năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải. Do đó, định luật bảo toàn năng lượng vẫn đúng trong trường hợp này. Câu 4 a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một 1,0 nửa Trái Đất. b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không 0,75 được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm.