Đề thi cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 5. Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương nào dưới đây? 
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 
B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 
C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. 
D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. 
Câu 6. Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ 
đầu Công nguyên? 
A. Chăm-pa. 
B. Pê-gu. 
C. Tha-tơn. 
D. Phù Nam. 
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia 
sơ kì ở Đông Nam Á? 
A. Nông nghiệp trồng lúa nước. 
B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ. 
C. Thương mại đường biển rất phát triển. 
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,... 
Câu 8. Những mặt hàng chủ yếu nào được dùng trong trao đổi và buôn bán ở Đông Nam 
Á mười thế kỉ đầu Công nguyên? 
A. Dầu ô liu và rượu nho. 
B. Đồ gốm. 
C. Hồ tiêu, đậu khấu, trầm hương, san hô, ngọc trai. 
D. Trầm hương, nước mắm. 
Câu 9. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là 
A. đền Ăng-co Vát. 
B. đền Bô-rô-bu-đua. 
C. cổng I-sơ-ta (thành Ba-bi-lon).
pdf 28 trang Bảo Hà 25/02/2023 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_cuoi_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_chan_t.pdf

Nội dung text: Đề thi cuối học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Dòng sông lớn nào ở Trung Quốc được nhân dân trìu mến gọi là “sông mẹ”? A. Hoàng Hà. B. Trường Giang. C. Sông Ấn. D. Sông Hằng. Câu 2. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào? A. Nhà Hạ. B. Nhà Thương. C. Nhà Chu. D. Nhà Tần. Câu 3. Cơ quan nào dưới đây không thuộc bộ máy tổ chức của nhà nước A-ten? A. Đại hội nhân dân. B. Viện Nguyên lão. C. Hội đồng 500 người. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh. Câu 4. Một trong những thành tựu của cư dân La Mã cổ đại là A. đền Pác-tê-nông. B. sử thi I-li-át. C. bê tông. D. chữ hình nêm.
  2. Câu 5. Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương nào dưới đây? A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Câu 6. Vương quốc nào phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng bảy thế kỉ đầu Công nguyên? A. Chăm-pa. B. Pê-gu. C. Tha-tơn. D. Phù Nam. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á? A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ. C. Thương mại đường biển rất phát triển. D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng, Câu 8. Những mặt hàng chủ yếu nào được dùng trong trao đổi và buôn bán ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên? A. Dầu ô liu và rượu nho. B. Đồ gốm. C. Hồ tiêu, đậu khấu, trầm hương, san hô, ngọc trai. D. Trầm hương, nước mắm. Câu 9. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trước thế kỉ X là A. đền Ăng-co Vát. B. đền Bô-rô-bu-đua. C. cổng I-sơ-ta (thành Ba-bi-lon).
  3. D. khải hoàn môn. Câu 10. Các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng, như: A. chữ hình nêm, chữ La-tinh B. chữ La-tinh, giáp cốt văn C. chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ D. chung đỉnh văn, giáp cốt văn Câu 11. Quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á đầu Công nguyên đã A. hình thành nên thương cảng Óc Eo. B. giúp cho người Trung Hoa xuống Đông Nam Á làm ăn buôn bán. C. thúc đẩy những cuộc chiến tranh trong nội bộ khu vực. D. tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ. Câu 12. Nền văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu Công nguyên là A. văn hóa Trung Quốc. B. văn hóa Ấn Độ. C. văn hóa La Mã. D. văn hóa Hi Lạp. Câu 13. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau? A. 8. B. 9. C. 7. D. 6. Câu 14. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh. B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh. C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.
  4. D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh. Câu 15. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? A. 21 giờ. B. 23 giờ. C. 24 giờ. D. 22 giờ. Câu 16. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây? A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất. B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất. C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu 17. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau? A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực. B. Ở 2 cực và vùng ôn đới. C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến. D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo. Câu 18. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau? A. Ngày 22/6 và ngày 23/9. B. Ngày 22/6 và ngày 22/12. C. Ngày 21/3 và ngày 23/9. D. Ngày 21/3 và ngày 22/6. Câu 19. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp? A. 1. B. 3. C. 2.
  5. D. 4. Câu 20. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Địa Trung Hải. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). a. Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại có điểm gì nổi bật? b. Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nào đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại? Câu 2 (2,0 điểm). Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời?
  6. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-D 3-B 4-C 5-A 6-D 7-C 8-C 9-B 10-C 11-D 12-B 13- 14- 15- 16- 17- 18- 19- 20- Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 * Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại: (3,0 - Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển, 0,25 điểm) - Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên, 0,25 - Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô. 0,25 - Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, 0,25 * Tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển của Hi Lạp - Tác động tới sự hình thành nhà nước: + Do đất đai canh tác xấu, nên phải đến khi công cụ bằng sắt xuất 0,5 hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân hóa xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời. + Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư 0,5 => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ. - Tác động tới đời sống kinh tế: + Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh. 0,25 + Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận 0,25 lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển. - Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa. 0,5
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Dòng sông lớn nào ở Trung Quốc được nhân dân trìu mến gọi là “sông mẹ”? A. Hoàng Hà. B. Trường Giang. C. Sông Ấn. D. Sông Hằng. Câu 2. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào? A. Nhà Hạ. B. Nhà Thương. C. Nhà Chu. D. Nhà Tần. Câu 3. Cơ quan nào dưới đây không thuộc bộ máy tổ chức của nhà nước A-ten? A. Đại hội nhân dân. B. Viện Nguyên lão. C. Hội đồng 500 người. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh. Câu 4. Một trong những thành tựu của cư dân La Mã cổ đại là A. đền Pác-tê-nông. B. sử thi I-li-át. C. bê tông. D. chữ hình nêm.