Đề thi cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 10. Cửa sông là nơi dòng sông chính  
A. xuất phát chảy ra biển. 
B. tiếp nhận các sông nhánh. 
C. đổ ra biển hoặc các hồ. 
D. phân nước cho sông phụ. 
Câu 11. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do 
A. động đất. 
B. bão. 
C. dòng biển. 
D. gió thổi. 
Câu 12. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện 
tượng tự nhiên nào sau đây? 
A. Dòng biển. 
B. Sóng ngầm. 
C. Sóng biển. 
D. Thủy triều. 
Câu 13. Các thành phần chính của lớp đất là 
A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. 
B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. 
C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. 
Câu 14. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của 
A. số lượng loài. 
B. môi trường sống. 
C. nguồn cấp gen. 
D. thành phần loài.
pdf 28 trang Bảo Hà 25/02/2023 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_canh.pdf

Nội dung text: Đề thi cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu. B. Hai Bà Trưng. C. Lý Bí. D. Mai Thúc Loan. Câu 2. Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của A. Hai Bà Trưng. B. Lý Bí. C. Mai Thúc Loan. D. Phùng Hưng. Câu 3. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành A. quyền dân sinh. B. chức Tiết độ sứ. C. quyền dân chủ. D. độc lập, tự chủ. Câu 4. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. B. chữ La-tin. C. chữ Phạn.
  2. D. chữ Chăm cổ. Câu 5. Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và giành thắng lợi năm 931 là A. Dương Đình Nghệ. B. Ngô Quyền. C. Khúc Hạo. D. Khúc Thừa Dụ. Câu 6. Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VII, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là A. Phù Nam. B. Lâm Ấp. C. Chân Lạp. D. Tượng Lâm. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa? A. Nhiều lễ hội gắn với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng. B. Tín ngưỡng đa thần (Núi, Nước, Lúa, ). C. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn. D. Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật. Câu 8. Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Bắc Bộ. D. Nam Bộ. Câu 9. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ A. các dòng sông lớn. B. các loài sinh vật. C. biển và đại dương.
  3. D. ao, hồ, vũng vịnh. Câu 10. Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. đổ ra biển hoặc các hồ. D. phân nước cho sông phụ. Câu 11. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do A. động đất. B. bão. C. dòng biển. D. gió thổi. Câu 12. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây? A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển. D. Thủy triều. Câu 13. Các thành phần chính của lớp đất là A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Câu 14. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của A. số lượng loài. B. môi trường sống. C. nguồn cấp gen. D. thành phần loài.
  4. Câu 15. Năm 2018 dân số thế giới khoảng A. 6,7 tỉ người. B. 7,2 tỉ người. C. 7,6 tỉ người. D. 6,9 tỉ người. Câu 16. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 17. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu. B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai. C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình. D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do A. khí quyển có sức nén. B. không khí có trọng lượng. C. sức nén của khí quyển. D. con người nghiên cứu tạo ra. Câu 19. Khí hậu là hiện tượng khí tượng A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi. B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó. C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương. D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa. Câu 20. Biến đổi khí hậu là vấn đề của
  5. A. mỗi quốc gia. B. mỗi khu vực. C. mỗi châu lục. D. toàn thế giới. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Trong trận Bạch Đằng (năm 938), nghệ thuật đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào? Câu 2 (3,0 điểm). a) Tại sao dân cư trên thế giới phân bố không đều? b) Hãy mô tả lại vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất theo thứ tự từ (1) đến (7). Sơ đồ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất
  6. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-B 2-B 3-D 4-A 5-A 6-B 7-C 8-D 9-C 10-C 11-C 12-D 13-A 14-D 15-C 16-B 17-B 18-B 19-B 20-D Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 (2,0 Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được điểm) thể hiện qua những điểm dưới đây: - Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để 0,5 xây dựng trận địa tấn công giặc. - Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống 0,5 của con nước thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu. - Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch: + Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông. 0,5 + Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch vào 0,5 trận địa cọc ngầm. Khi thủy triều rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh, tiêu diệt các chiến thuyền của quân giặc. 2 (3,0 a) Dân cư phân bố không đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố, đó là: 1,5 điểm) - Vị trí địa lí. - Các điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, ). - Sự phát triển kinh tế. - Trình độ của con người và lịch sử định cư. -> Ở mỗi khu vực địa lí sẽ có các điều kiện khác nhau nên dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu. B. Hai Bà Trưng. C. Lý Bí. D. Mai Thúc Loan. Câu 2. Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của A. Hai Bà Trưng. B. Lý Bí. C. Mai Thúc Loan. D. Phùng Hưng. Câu 3. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành A. quyền dân sinh. B. chức Tiết độ sứ. C. quyền dân chủ. D. độc lập, tự chủ. Câu 4. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. B. chữ La-tin. C. chữ Phạn.