Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Có đáp án)

1. Đề thi số 1 
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) 
Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực nào hiện nay? 
A. Đông Bắc châu Phi. 
B. Đông Nam châu Phi. 
C. Tây Bắc Châu Phi. 
D. Tây Nam châu Phi. 
Câu 2. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ 
A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa. 
B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa. 
C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu. 
D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa. 
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của việc sử dụng công cụ kim loại tới đời 
sống của người nguyên thủy? 
A. Giúp con người khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. 
B. Giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. 
C. Làm xuất hiện của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. 
D. Dẫn tới sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ và hình thành công xã thị tộc. 
Câu 4. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là 
A. kinh tuyến Đông. 
B. kinh tuyến gốc. 
C. kinh tuyến 1800. 
D. kinh tuyến Tây. 
Câu 5. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú? 
A. Đá. 
B. Gỗ. 
C. Kim loại. 
D. Nhựa. 
Câu 6. Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây? 
A. Vượn cổ. 
B. Người tối cổ. 
C. Người tinh khôn.
pdf 18 trang Bảo Hà 05/04/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_chan_t.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề thi số 1 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực nào hiện nay? A. Đông Bắc châu Phi. B. Đông Nam châu Phi. C. Tây Bắc Châu Phi. D. Tây Nam châu Phi. Câu 2. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa. B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa. C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu. D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của việc sử dụng công cụ kim loại tới đời sống của người nguyên thủy? A. Giúp con người khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. B. Giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội. C. Làm xuất hiện của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. D. Dẫn tới sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ và hình thành công xã thị tộc. Câu 4. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là A. kinh tuyến Đông. B. kinh tuyến gốc. C. kinh tuyến 1800. D. kinh tuyến Tây. Câu 5. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú? A. Đá. B. Gỗ. C. Kim loại. D. Nhựa. Câu 6. Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây? A. Vượn cổ. B. Người tối cổ. C. Người tinh khôn. Trang | 1
  2. D. Người thông minh. Câu 7. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là A. làng bản. B. thị tộc. C. bầy người. D. bộ lạc. Câu 8. Tư liệu hiện vật là A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học. B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại. C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ. D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Câu 9. Kí hiệu đường thể hiện: A. ranh giới. B. cảng biển. C. sân bay. D. ngọn núi. Câu 10: Lịch sử được hiểu là A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. B. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng. C. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình. D. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại. Câu 11. Sự tích Quả dưa hấu thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây? A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu truyền miệng. C. Tư liệu gốc. D. Tư liệu hiện vật. Câu 12. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc? A. Sông Nin và sông Hằng. B. Sông Ấn và sông Hằng. C. Hoàng Hà và Trường Giang. D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát. Câu 13. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá? A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên. B. Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút. C. Viết chữ trên những tấm đất sét ướt. D. Xây dựng nhiều kim tự tháp. Trang | 2
  3. Câu 14. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào A. mép bên trái tờ bản đồ. B. mũi tên chỉ hướng đông bắc. C. các đường kinh, vĩ tuyến. D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ. Câu 15. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây? A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. Câu 16. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây? A. Hình học. B. Tượng hình. C. Điểm. D. Diện tích. Câu 17. Học lịch sử giúp chúng ta biết được A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. B. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất. C. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật. D. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt. Câu 18. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây? A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều. B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí. C. Hạn chế không gian vùng đất sống. D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn. Câu 20. Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số nào? A. Số Ấn Độ. B. Số Ả Rập. C. Số Hy Lạp. D. Số Ai Cập. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Trang | 3
  4. Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2022) bao nhiêu năm? Thuộc thế kỉ Cách năm 2022 bao Sự kiện nào? nhiêu năm? Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ. Năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hóa), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh chiếm Long Biên, làm chủ Giao Châu. Câu 2 (2,0 điểm): Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào? Em hãy vẽ mô phỏng các kí hiệu trên? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-A 3-D 4-B 5-C 6-C 7-C 8-D 9-A 10-A 11-B 12-C 13-A 14-C 15-D 16-D 17-A 18-C 19-C 20-B Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG - Sự kiện: Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. + Thuộc thế kỉ: VI TCN. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2561 năm. - Sự kiện: năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, 1 + Thuộc thế kỉ: III TCN. (3,0 + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2242 năm. điểm) - Sự kiện: năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, + Thuộc thế kỉ: I TCN. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 2052 năm. - Sự kiện: năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, Trang | 4
  5. A. kí hiệu bản đồ. B. tỉ lệ bản đồ. C. bảng chú giải và kí hiệu. D. bảng chú giải. Câu 20. Bản đồ là A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm? Thuộc thế kỉ Cách năm 2021 bao Sự kiện nào? nhiêu năm? Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu. Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý. Năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước. Câu 2 (2,0 điểm): Hãy kể tên 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-B 3-C 4-D 5-A 6-A 7-C 8-B 9-A 10-C 11-B 12-D 13-D 14-C 15-C 16-A 17-B 18-A 19-C 20-D Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG - Sự kiện: năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu. 1 + Thuộc thế kỉ: III. (3,0 + Cách năm hiện tại (năm 2022): 1774 năm. điểm) - Sự kiện: năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng + Thuộc thế kỉ: X. Trang | 8
  6. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 1084 năm. - Sự kiện: năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý. + Thuộc thế kỉ: XI. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 1013 năm. - Sự kiện: năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng + Thuộc thế kỉ: XIII. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 734 năm. - Sự kiện: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. + Thuộc thế kỉ: XX. + Cách năm hiện tại (năm 2022): 92 năm. - Sự kiện: năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước + Thuộc thế kỉ: XX + Cách năm hiện tại (năm 2022): 36 năm. Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là: 2 - Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cao su, trâu bò, lợn, thiếc, sắt (2,0 - Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc điểm) gia - Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số 3. Đề thi số 3 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI - ĐỀ 03 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (6.66 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (3,66 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Lịch sử được hiểu là A. tất cả những gì đã xãy ra trong quá khứ B. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng. C. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình. D. những bản chép tay hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại. Câu 2: Theo em, “những bản ghi; tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ”, thuộc loại tư liệu nào? A. Tư liệu hiện vật. B. Tư liệu truyền miệng. C. Tư liệu chữ viết. D. Tư liệu gốc. Câu 3: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là A. chế tạo công cụ lao động. B. biết cách tạo ra lửa. C. chế tác đồ gốm. D. chế tao cung tên. Câu 4: Nguyên liệu đầu tiên người nguyên thủy dùng để chế tạo công cụ lao động là A. đá. B. đồng đỏ. C. đồng thau. D. sắt. Trang | 9
  7. Câu 5: Đứng đầu giai cấp thống trị ở Lưỡng Hà cổ đại là A. chủ ruộng đất. B. Tăng lữ - Quý tộc C. vua chuyên chế (En-xi). D. đông đảo quý tộc, quan lại. Câu 6: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực của A. sông Nin. B. sông Ấn. C. sông Hằng. D. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. Câu 7: Vườn treo Ba-bi-lon là công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào? A. La Mã. B. Hy lạp. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 8: Lưỡng Hà bắt nguồn từ tên gọi vùng đất giữa hai A. tộc người. B. con sông. C. ngọn núi. D. bộ sử thi Câu 9: Loại chữ viết thời cổ đại của Ai Cập là A. chữ hình nêm. B. chữ Phạn. C. chữ tượng ý. D. chữ tượng hình. Câu 10: Điểm tiến bộ về đời sống vật chất của Người tinh khôn so với Người tối cổ là A. phát minh ra lửa. B. biết ghè đẽo đá. C. biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt, làm gốm. D. săn bắt, hái lượm. Câu 11: Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh điều gì về lịch sử của dân tộc ta? A. Truyền thống chống thiên tai, lũ lụt. B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm. C. Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. D. Truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc. II. Phần tự luận: (3 điểm) Câu 1: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào đến đời sống của con người (1đ) Câu 2: Những thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc bảo tồn đến ngày nay? Câu 3: Với kiến thức đã học, em hãy xác định các sự kiện sau đây cách năm hiện tại (2021) là bao nhiêu năm? a. Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán năm 938 b. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người phát hiện ra kim loại. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3,33 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (1,33) Câu 1: Kí hiệu nhà máy thủy điện là thuộc kí hiệu A. Điểm. B. đường. C. diện tích. D. tượng hình. Trang | 10
  8. Câu 2: Mẫu số của tỉ lệ bản đồ càng lớn thì tỉ lệ A. càng lớn. C. càng nhỏ và ngược lại. B. càng dài. D. càng lớn và ngược lại. Câu 3: Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau A. giữa kinh độ và kinh tuyến của một điểm. B. giữa kinh độ và vĩ độ của một điểm. C. giữa kinh độ và vĩ tuyến của một điểm. D. giữa kinh độ và kinh tuyến gốc của một điểm. Câu 4: Kinh tuyến gốc là kinh tuyến có số độ 0. 0 0 0 A. 0 B. 20 . C. 90 . D. 180 . II. Phần tự luận (2,0 điểm) Câu 1: Trình bày vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống? (1 điểm) Câu 2: Cho ví dụ và đọc tọa độ địa lí của một điểm bất kì? (1 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ: I.Trắc nghiệm (3,66 điểm). Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án A C B A C A D B D C B II. Tự luận (3,0 điểm) Câu 1: Vai trò của kim loại: (1đ) - Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời: nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi, nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng xuất hiện cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, (0,5đ) - Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều. Người ta làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, tạo thành sản phẩm dư thừa thường xuyên trong xã hội. (0,5đ) Câu 2: Thành tựuvăn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng, bảo tồn đến ngày nay: + Tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo + Hai bộ sử thi: Mahabharata và Rammayana có ảnh hưởng đến văn học Đông Nam Á. + Các chữ số, lịch. + Các công trình kiến trúc, như: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi (1đ) Câu 3: a. Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán năm 938 cách năm nay là 1083 năm b. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người phát hiện ra kim loại cách năm nay là 6021 năm B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3,33 điểm) I. Trắc nghiệm: (1,33 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A C B A Trang | 11
  9. II. Tự luận: Câu 1: Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: Bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa lí; để xác định vị trí và tìm đường đi; để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió, ), để tác chiến trong quân sự (1,0 điểm) Câu 2: (1,0 đ) Học sinh cho ví dụ (0,5 đ) và đọc tọa độ địa lí của một điểm bất kì. (0,5 đ) VD: Viết đúng vĩ độ trước (hoặc trên) và kinh độ sau (hoặc dưới) VD:( 22o 22’ B 105o Đ); đọc đúng theo cách viết. 4. Đề thi số 4 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI - ĐỀ 04 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (6.66 điểm) I. Phần trắc nghiệm: (3,66đ) Chọn phương án trả lời đúng (A,B,C hoặc D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất. B. các thiên thể trong vũ trụ. C. quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người. D. sinh vật và động vật trên Trái Đất. Câu 2: Theo em, “những di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất” thuộc loại tư liệu nào? A. Tư liệu hiện vật. B. Tư liệu truyền miệng. C. Tư liệu chữ viết. D. Tư liệu gốc. Câu 3. Loài người được tiến hóa từ A. Người tối cổ. B. Vượn người. C. Đười ươi. D. Người tinh khôn. Câu 4: Kim loại đầu tiên người nguyên thủy phát hiện dùng để chế tạo công cụ lao động là A. đá. B. đồng đỏ. C. đồng thau. D. sắt. Câu 5. Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là A. chủ ruộng đất. B. Tăng lữ - Quý tộc C. vua chuyên chế (pha-ra-ông). D. đông đảo quý tộc, quan lại. Câu 6. Lưỡng Hà cổ đại được hình thành ở lưu vực của A. sông Nin. B. sông Ấn. C. sông Hằng. D. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. Câu 7: Kim tự tháp là công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào? A. Hy lạp. B. La Mã. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 8: Ấn Độ bắt nguồn từ tên của một A. tộc người. B. dòng sông. C. ngon núi. D. bộ sử thi. Câu 9: Loại chữ viết thời cổ đại của Lưỡng Hà là Trang | 12
  10. A. chữ hình nêm. B. chữ tượng hình. C. chữ Phạn. D. chữ tượng ý. Câu 10: Điểm tiến bộ về tổ chức xã hội của Người tinh khôn so với Người tối cổ là A. xã hội có giai cấp. B. sống thành nhóm lớn C. sống bầy đàn, có người đứng đầu. D. theo công xã thị tộc. Câu 11: Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” phản ánh điều gì về lịch sử của dân tộc ta? A. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai. B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm. C. Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. D. Truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc. II. Phần tự luận (3đ) Câu 1: Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào đến đời sống của con người (1đ) Câu 2: Nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh mà người Ai cập và Lưỡng Hà cổ đại? (1đ) Câu 3: Với kiến thức đã học, em hãy xác định các sự kiện sau đây cách năm hiện tại bao nhiêu năm? (1đ) a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 b. Vào khoảng thiên niên kỉ VII TCN chữ Phạn của người Ấn Độ ra đời B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3.33 đ) I. Phần trắc nghiệm: (1.33 đ) Chọn phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) và ghi vào giấy làm bài: Câu 1: Vĩ tuyến gốc là A. chí tuyến Nam. B. chí tuyến Bắc. C. đường Xích đạo. D. kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uých. Câu 2: Kí hiệu đất phèn thuộc kí hiệu A. Điểm. B. diện tích. C. đường. D. tượng hình. Câu 3: Mẫu số của tỉ lệ bản đồ càng nhỏ thì tỉ lệ A. càng dài. C. càng nhỏ và ngược lại. B. càng lớn. D. càng lớn và ngược lại. Câu 4: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến có số độ 0. 0 0 0 A. 90 B. 160 . C. 180 . D. 360 . II. Phần tự luận: (2.0đ) Câu 1: Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào? (1đ) Câu 2: Trình bày trình tự các bước đọc bản đồ? (1đ) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Trang | 13
  11. A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ. I. Trắc nghiệm (3,66 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án C A B B C D C B A D A II. Tự luận (3,0 điểm). Câu 1: Vai trò của kim loại: (1đ) - Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời: nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi, nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng xuất hiện cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, (0,5đ) - Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều. Người ta làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, tạo thành sản phẩm dư thừa thường xuyên trong xã hội. (0,5đ) Câu 2: Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh mà người Ai cập và Lưỡng Hà cổ đại: (1đ) + Cái cày (sử dụng sức kéo của động vật); + Bánh xe. + Lịch (âm lịch). + Phép tính với hệ đếm thập phân và hệ đếm 60. + Các công trình kiến trúc đền Ba-bi-lon, Kim Tự Tháp, Câu 3: a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 cách năm nay là 1981 năm b. Vào khoảng thiên niên kỉ VII TCN chữ Phạn của người Ấn Độ ra đời cách năm nay là 9021 năm B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ: (3,33 điểm) I. Trắc nghiệm: (1,33 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C B D C II. Tự luận: (2,0 điểm) Câu 1: Tỉ lệ bản đồ: (1,0 điểm) Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện dưới 2 dạng: Tỉ lệ thước và tỉ lệ số. Câu 2: Trình tự các bước đọc bản đồ: (1,0 điểm) Đọc tên bản đồ Biết tỉ lệ bản đồ Đọc kí hiệu. Xác định các đối tượng địa lí cẩn quan tâm trên bản đồ. Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí. 5. Đề thi số 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI - ĐỀ 05 Trang | 14
  12. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) 1. Phần Lịch Sử (1đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn nào? A. Bầy người nguyên thủy. B. Công xã thị tộc. C. Thị tộc mẫu hệ. D. Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc Câu 2. Lao động đã ? A. Tạo ra thức ăn cho người nguyên thủy B. Giúp người nguyên thủy tiến hóa nhanh về hình dáng C. Giúp đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú hơn D. Làm cho loài Vượn người tiến hóa dần thành người tối cổ, người tinh khôn đồng thời nó thúc đẩy xã hội loài người phát triển tiến bộ hơn. Câu 3. Văn bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu Quốc tử giám thuộc nguồn tư liệu nào? A.Tư liệu hiện vật B. Tư liệu chữ viết. C. Tư liệu truyền miệng. D. Vừa là tư liệu chữ viết vừa là tư liệu hiện vật. Câu 4. Công lịch quy ước A. Một thập kỷ 100 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm B. Một thập kỷ 10 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm C. Một thập kỷ 1000 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ có 10 năm D. Một thập kỷ 1 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm 2. Phần Địa lí (2,0điểm) Câu 1: Bán kính của Trái Đất là: A. 40 076 km. B. 6378 km. C. 510 triệu km2. D. 149,6 triệu km. Câu 2: Trái đất có hình dạng: A. Hình cầu B. Hình tròn C. Hình vuông D. Hình elíp Câu 3: Đâu không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Ngày đêm luân phiên C. Mùa trên Trái Đất Trang | 15
  13. B. Giờ trên Trái Đất D. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể Câu 4: Trái Đất vận động tự quay quanh trục theo hướng: A: Từ Đông sang Tây B. Từ Bắc xuống Nam C. Từ Nam lên Bắc D. Từ Tây sang Đông Câu 5: Trong hệ Mặt Trời, theo tứ tự xa dần Mặt Trời thì Trất Đất nằm ở vị trí thứ: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Vị trí của điểm C được xác định là chỗ cắt nhau của đường kinh tuyên 120oĐ và vĩ tuyến 10oB thì toạ độ địa lí của điểm C là: A. C (10oB, 120oĐ). C. C (10oB, 120o). B. C (10oN, 120oĐ). D. C (120oT, 10oB). Câu 7: Thông thường trên bản đồ, để thể hiện ranh giới giữa các quốc gia, người ta dùng loại kí hiệu là: A. kí hiệu điểm. B. kí hiệu diện tích. C. kí hiệu đường. D. kí hiệu hình học. Câu 8: Ý nào sau đây không đúng theo quy ước phương hướng trên bản đồ? A. Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc. B. Đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam. C. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông. D. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng tây. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ) Câu 1. (1,0 điểm). Nguồn gốc loài người bắt nguồn từ đâu? Em hãy nêu những dấu tích của người tối cổ? Việt Nam tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở địa điểm nào? Câu 2. (1,5 điểm). Nêu đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta? Câu 3 (1,5 điểm): Bản đồ là gì? Em hãy cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. Câu 4 (1,5 điểm): Trình bày hình dạng và kích thước của Trái Đất? Câu 5 (1,5 điểm): Vì sao có hiện tượng ngày và đêm? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Trang | 16
  14. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) 1. Phần Lịch Sử (1,0 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 D D D B 2. Phần Địa lý (2,0điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C D B A C D PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm). Nguồn gốc loài người bắt nguồn từ đâu? Em hãy nêu những dấu tích của người tối cổ? Việt Nam tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở địa điểm nào? - Nguồn gốc loài người: tiến hóa từ loài vượn hình nhân (vượn người) - Vượn người à Người tối cổ à Người tinh khôn - Dấu tích: xương hóa thạch, răng, công cụ lao động bằng đá. - Việt Nam tìm thấy di cốt người tối cổ ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) Câu 2. (1,5 điểm). Nêu đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta? - Về đời sống vật chất: + Biết ghè đẽo, mài đá làm một số công cụ lao động: rìu, cuốc, chày, bôn + Người tinh khôn biết làm gốm. + Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. + Nguồn thức ăn bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi. - Về đời sống tinh thần: + Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay, + Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí. + Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức. Tình cảm gia đình, cộng đồng gắn bó, có đời sống tâm linh Đời sống của người nguyên thủy còn đơn giản sơ khai, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Câu 3 (1,5 điểm): Bản đồ là gì? Em hãy cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ. - Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa lí; bản đổ để xác định vị trí và tìm đường đi; bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió, ), bản đổ được sử dụng trong quân sự. Câu 4 (1,5 điểm): Trình bày hình dạng và kích thước của Trái Đất? - Trái đất có hình cầu - Có bán kinh Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2 Câu 5 (1,5 điểm): Vì sao có hiện tượng ngày và đêm? Trang | 17
  15. - Vì Trái Đất có hình cầu và quay quanh trục nên khi nửa bán cầu quay về phía Mặt Trời (lúc đó trời sáng) thì bên nữa cầu còn lại là trời tối Trang | 18