Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cửu Long (Có đáp án)

1. Đề thi số 1
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm )
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu :
Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với m ẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không 
may m ẹ của cô bé lại b ị bệnh rấ t nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé 
vô cùng buồn bã .
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy l ạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình 
ông lão nói với cô bé  :
– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .
Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức m ẹ cháu sống được từng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên đượ c
đ ể lấy bông hoa, nhưng khi đếm ch ỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Ch ỉ có 
năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nh ẽ m ẹ cô ch ỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền
dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm 
cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người m ẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rấ t
lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng đ ể nói v ề lòng hiếu thảo của cô bé dành cho 
m ẹ mình .
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009 )
Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản ?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì đ ể cứu sống mẹ ?
Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm )
pdf 13 trang Bảo Hà 07/04/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cửu Long (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_nam_ho.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cửu Long (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS CỬU LONG CÁNH DIỀU (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. Đề thi số 1 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm ) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu : Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với m ẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may m ẹ của cô bé lại b ị bệnh rấ t nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã . Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy l ạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : – Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức m ẹ cháu sống được từng ấy năm . Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên đượ c đ ể lấy bông hoa, nhưng khi đếm ch ỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Ch ỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nh ẽ m ẹ cô ch ỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người m ẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rấ t lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng đ ể nói v ề lòng hiếu thảo của cô bé dành cho m ẹ mình . (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009 ) Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản ? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên . Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm . Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm ) Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha m ẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em v ề ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống . Câu 2 (5 điểm): K ể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm ) Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé . Trang | 1
  2. Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, . Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ. Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. - Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. - Triển khai các ý như: + Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. + Biểu hiện của lòng hiếu thảo + Hiện trạng ngày nay + Bài học cho bản thân. Câu 2 (5 điểm): a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng” - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn, 2. Đề thi số 2 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU Ngày con khóc tiếng chào đời
  3. Bố thành vụng dại trước lời hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” "Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng” Sau yêu cái chỗ con nằm Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng Yêu sao ngang dọc, dọc ngang Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà. Thêm yêu dìu địu nước hoa Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi” Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi Bao ngày, bao tháng dần trôi Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con. Để khi con vắng một hôm Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. (NGUYỄN CHÍ THUẬT, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999) Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9): Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ lục bát C. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ bốn chữ Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? A. Người bố B. Người con C. Người mẹ D. Người bà
  4. Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ? A. Ngày con khóc tiếng chào đời / Bố thành vụng dại / trước lời hát ru Cứ "À ơi, / gió mùa thu” “Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng” B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru Cứ “À /ơi, gió / mùa thu” “Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng” C. Ngày con / khóc tiếng chào đời Bố thành / vụng dại trước lời hát ru Cứ "À /ơi, gió mùa thu” “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng” D. Ngày con khóc tiếng / chào đời Bố thành vụng dại trước lời / hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” / “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng” Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ? A. Con B. Bao C. Bố D. Yêu Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ấn dụ D. Liệt kê Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu? A. Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru. B. Và yêu một góc mặt bàn
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi . C. Yêu ngày con gọi “M ẹ ơi ” Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi . D. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con đ ể bố yêu một đời . Câu 7 . Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau ? A. Đờ i - lời; ru - thu - u B. Đờ i - ru; thu - u - vàng C. Chào - hát; ru - thu - u D. Đờ i - lời; hát - thu - u Câu 8 . Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “V ề thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)? A. Viết v ề tình cảm gia đình B. Viết theo th ể thơ lục bát C. Diễn t ả tâm trạng của người cha D. Th ể hiện tình cảm sâu nặng Câu 9 . Bài “Những điều bố yêu” giống các bài thơ và ca dao (Bài 2) ở điểm nào ? A. Đều là ca dao B. Đều là th ể thơ lục bát C. Đều th ể hiện tình cảm cha con D. Đều là thơ hiện đạ i Câu 10 . Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em v ề bài thơ: “Những điều bố yêu”. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B A A D C D A C B Câu 10. - Tạo lập đoạn văn 5-7 dòng phát biểu cảm nghĩ về bài thơ. - Nội dung đoạn văn cần nêu được cảm nghĩ cụ thể của học sinh về bài thơ và nêu lí do vì sao bài thơ đem lại cảm nghĩ đó cho bản thân. Trang | 5
  6. * Đoạn văn mẫu: Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha muốn gửi con. Ngày con sinh ra đời là ngày cha hạnh phúc nhất. Ngày con còn bé, bố mẹ yêu thương luôn quan tâm dõi theo từng bước con đi, hạnh phúc khi thấy con chập chững bước đi, vui ngày con cất tiếng nói đầu tiên chào đời. Với cha, con là món quà vô giá cho bố mẹ, có con gia đình đầm ấm hạnh phúc sum vầy. Xa con một chút thôi cũng đủ khiến bố ngẩn nhơ nhớ, mong chờ. Đọc bài thơ con thấy ấm áp trong lòng, nghẹn ngào tình cha, tình mẹ luôn dành những điều tốt đẹp, sánh bước cùng con trên bước đường đời. 3. Đề thi số 3 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. HẾT
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật. Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. Câu 4 (1 điểm): Có 2 tình huống: Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập. Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. - Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập. - Triển khai các ý như: Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống. Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, . Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác, cần phê phán. Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh, Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. a. Hình thức: Thể loại: Tự sự Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. Bố cục đầy đủ, mạch lạc. Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
  8. Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay, - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn, 4. Đề thi số 4 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói: - Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng. (Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2) A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
  9. Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? (1) A. Đúng B. Sai Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? (1) A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? (4) A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: (7) A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7) A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? (6) A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa B. Ca ngợi tình mẫu tử C. Ca ngợi tình cảm gia đình D. Ca ngợi tình cha con Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (8) Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? (9) II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 Câu 1.A
  10. Câu 2.B Câu 3. B Câu 4. A Câu 5. C Câu 6. D Câu 7. D Câu 8. B Câu 9. - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. Câu 10. HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ. II. VIẾT (4.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể. - Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu - diễn biến - kết thúc. - Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 5. Đề thi số 5 Phần 1: Đọc – hiểu (5 điểm) Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai? A. Viên quan B. Em bé C. Vua
  11. D. Cha em bé Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì? A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật bất hạnh B. Nhân vật có tài năng C. Nhân vật ngốc nghếch D. Nhân vật thông minh Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý? A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào? A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì? A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh C. Vua rất quý trọng những người thông minh D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất? A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố D. Sự thông minh, trí khôn của con người
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào? A. Không có các chi tiết đời thường B. Không có các chi tiết thần kì C. Kết thúc có hậu D. Có nhân vật vua Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là: A. Có nhân vật anh hùng B. Có nhân vật gian ác C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra: a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách. b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6, tập 1 Cánh Diều). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 Phần 1: Đọc – hiểu (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B D D A C C D B C Câu 10: Học sinh đồng tình với ý kiến nào cũng được miễn là lí giải được vì sao em tán thành ý kiến ấy. Năng lực thực của các em phụ thuộc vào việc lí giải vì sao chứ không phải là tán thành ý kiến nào. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. Trang | 12
  13. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. - Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ.