Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) 

Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng

A. sản xuất thủ công nghiệp.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. buôn bán qua đường biển.

D. nghề khai thác lâm sản.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.

B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.

C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…

D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.

Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

A. Sự tích “Trầu cau”.

B Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.

C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.

D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

doc 11 trang Bảo Hà 10/03/2023 8340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_chan_t.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng A. sản xuất thủ công nghiệp. B. nghề nông trồng lúa nước. C. buôn bán qua đường biển. D. nghề khai thác lâm sản. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ? A. Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết. B. Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn. C. Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật
  2. D. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây. Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc? A. Sự tích “Trầu cau”. B Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”. C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”. D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”. Câu 5. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành A. An Đông đô hộ phủ. B. An Tây đô hộ phủ. C. An Nam đô hộ phủ. D. An Bắc đô hộ phủ. Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt? A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt. B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt. C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa. D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.
  3. Câu 7. Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Làm gốm. B. Khảm xà cừ. C. Rèn sắt. D. Đúc đồng. Câu 8. Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ. B. nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt. C. quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ. D. nông dân người Việt với địa chủ người Hán. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do A. động đất, núi lửa, sóng thần. B. hoạt động vận động kiến tạo. C. năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. sự di chuyển vật chất ở manti. Câu 10. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây? A. Động đất, núi lửa. B. Sóng thần, xoáy nước.
  4. C. Lũ lụt, sạt lở đất. D. Phong hóa, xâm thực. Câu 11. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực. C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng. D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển. Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng A. 18km. B. 14km. C. 16km. D. 20km. Câu 13. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm phía trên tầng đối lưu. B. Các tầng không khí cực loãng. C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại. D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Câu 14. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?
  5. A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời. B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất. C. Bảo vệ sự sống cho loài người. D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ. Câu 15. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là A. con người đốt nóng. B. ánh sáng từ Mặt Trời. C. các hoạt động công nghiệp. D. sự đốt nóng của Sao Hỏa. Câu 16. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí? A. Ẩm kế. B. Áp kế. C. Nhiệt kế. D. Vũ kế. Câu 17. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là A. H2O, CH4, CFC. B. N2O, O2, H2, CH4. C. CO2, N2O, O2.
  6. D. CO2, CH4, CFC. Câu 18. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là A. tiết kiệm điện, nước. B. trồng nhiều cây xanh. C. giảm thiểu chất thải. D. khai thác tài nguyên. Câu 19. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng? A. Tây ôn đới. B. Gió mùa. C. Tín phong. D. Đông cực. Câu 20. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng A. cao nguyên. B. đồng bằng. C. đồi. D. núi. Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
  7. Câu 1 (2,0 điểm). Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc: Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Thời gian ra đời Đứng đầu nhà nước Kinh đô Quốc phòng Câu 2 (3,0 điểm). Cho hình sau: Dựa vào hình trên kết hợp kiến thức đã học, em hãy: • Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.
  8. • Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi. • Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
  9. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2022 - 2023 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-B 3-B 4-D 5-C 6-D 7-B 8-A 9-C 10-A 11-A 12-C 13-B 14-A 15-B 16-A 17-D 18-D 19-C 20-B Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 * Nhà nước Văn Lang: (2,0 - Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN. 0,25 điểm) - Đứng đầu nhà nước: Hùng vương (vua Hùng). 0,25 - Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay). 0,25 - Quốc phòng: chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà 0,25 nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu. * Nhà nước Âu Lạc: - Thời gian ra đời: thế kỉ III TCN. 0,25 - Đứng đầu nhà nước: An Dương Vương. 0,25
  10. - Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). 0,25 - Quốc phòng: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ 0,25 Loa kiên cố. 2 (3,0 - Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao 0,5 điểm) nguyên và núi. 0,5 - Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi. Dạng Độ cao Hình thái địa hình Núi Độ cao của núi so với Nhô cao rõ rệt so với mực nước biển từ mặt bằng xung quanh. 500m trở lên. Đỉnh nhọn, sườn dốc. 0,5 Đồi Không quá 200m so Là dạng địa hình nhô với vùng đất xung cao. Đỉnh tròn, sườn quanh. thoải. 0,5 Cao Độ cao tuyệt đối từ Vùng đất tương đối nguyên 500m trở lên. bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, 0,5 dựng đúng thành vách. Đồng Độ cao tuyệt đối Là dạng địa hình thấp,
  11. bằng thường dưới 200m, bằng phẳng hoặc hơi nhưng cũng có những gợn sóng. bình nguyên cao gần 500m. 0,5