Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Điện Biên (Có đáp án)

I. Phần đọc hiểu (5.0 điểm)
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một 
pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảylửa ghì 
trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác

 

khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
(Ngữ Văn 6 - tập 2)
Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 3: (2.0 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu 
văn vừa tìm?
Câu 4: (1.0 điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên".
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ?
b. Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?
II. Phần tập làm văn (5.0 điểm)
Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại.

pdf 5 trang Bảo Hà 06/04/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Điện Biên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Điện Biên (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐIỆN BIÊN ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 90 phút 1. ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc hiểu (5.0 điểm) “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn , hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảylửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. (Ngữ Văn 6 - tập 2) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 3: (2.0 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Câu 4: (1.0 điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên". a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ? b. Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì? II. Phần tập làm văn (5.0 điểm) Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc hiểu: Câu 1: - Đoạn trích được trích trong tác phẩm Vượt thác. - Tác giả: Võ Quảng. Trang | 1
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Câu 1. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: Xem người ta kìa. Tác giả Lạc Thanh - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. Trạng ngữ, thành ngữ trong đoạn trích trên là: - Trạng ngữ: Trên đời, vì lẽ đó, xưa nay - Thành ngữ: Mười phân vẹn mười Câu 3. Những lý do người mẹ muốn con mình giống người khác: - Muốn con thông minh, giỏi giang - Muốn con được tin yêu, tôn trọn - Muốn con thành đạt Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 4 đến 6 câu) Trình bày suy nghĩ của em về mong ước của mẹ: - Mẹ mong muốn con làm sao để bằng người khác, không thua em kém chị, không ai phải phàn nàn kêu ca điều gì. - Con cái là tài sản vô giá của bố mẹ. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ bến. Niềm mong mỏi của mẹ là chính đáng. II. LÀM VĂN (5 điểm) A. Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc: Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện Có đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc B. Về nội dung: Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: Hoàn cảnh xuất thân, gia cảnh. Thân bài: Kể theo trình tự sau: + Hoàn cảnh ra đời khác thường của Thạch Sanh.
  3. + Thạch Sanh kết nghĩa Lý Thông + Thạch Sanh giết chăn tinh, Thạch sanh bắn đại bàng cứu công chúa, Thái Tử tặng cây đà + Thạch Sanh bị hồn chăn tinh, đại bàng vu oan + Tiếng đàn giúp công chúa khỏi bị câm, minh on cho mình. Lý Thông bị trừng trị + Thạch Sanh cuới công chúa, đnhs bại quân 18 nước chư hầu Thạch Sanh vua nhường ngôi lên làm vua, sống hạnh phúc Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức” Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó. Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2) (Hồ Chí Minh)
  4. Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. II. LÀM VĂN (5 điểm) Dựa vào truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã học, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Câu 1. - Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng - Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết - PTBĐ chính: Tự sự Câu 2. “Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức” Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức Từ láy: chăm chỉ Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là Câu 3. Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng Câu 4. - Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm). - Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống). Câu 5. Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
  5. Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu. Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau: + Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. + Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. + Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. II. LÀM VĂN (5 điểm) Mở bài: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Thân bài: - Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn. - Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh: + Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng + Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài. + Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc. + Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về. + Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện