Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. 
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng? 
Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “ Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa 
gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó? 
Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào? 
Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên? 
II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm) 
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.
pdf 7 trang Bảo Hà 05/04/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Quyền (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Con yêu mẹ - Con yêu mẹ b ằng ông trời Rộng lắm không bao giờ h ết - Th ế thì làm sao con biết Là trời ở nh ững đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mo ng, bao giờ con tới! - Con yêu mẹ b ằng Hà Nội Để nh ớ m ẹ con tìm đi Từ ph ố này đến phố kia Con sẽ g ặp ngay được mẹ - Hà Nội còn là rộng quá Các đường như nhện giăng tơ Nào những phố này phố kia Gặp mẹ làm sao gặp hết! - Con yêu mẹ b ằng trường học Suốt ngày con ở đ ấy thôi Trang | 1
  2. Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ - Nhưng tối con về nhà ngủ Thế là con lại xa trường Còn mẹ ở lại một mình Thì mẹ nhớ con lắm đấy Tính mẹ cứ là hay nhớ Lúc nào cũng muốn bên con Nếu có cái gì gần hơn Con yêu mẹ bằng cái đó - À mẹ ơi có con dế Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất) Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng? Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “ Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó? Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào? Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên? II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên. HẾT
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Câu 1 - Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ. - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2 - Nghệ thuật đặc sắc: So sánh "Con yêu mẹ bằng ông trời" "Con yêu mẹ bằng Hà Nội" "Các đường như giăng tơ nhện" "Con yêu mẹ bằng trường học" "Con yêu mẹ bằng con dế" - Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ "ông trời", "Hà Nội", "trường học", "con dế" và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó. (Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ) Câu 3 - Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc. - Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi. Câu 4 Trong bài thơ "Con yêu mẹ" của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con. Câu 5 Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: "Mẹ" - Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” - Trần Đăng Khoa; "Con nợ mẹ" - Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go) II. LÀM VĂN A. Yêu cầu về kĩ năng:
  4. - Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn. - Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh. - Độ dài khoảng 200 chữ - Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ. - Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây: Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả và bài thơ - Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ: + Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích? + Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc). + Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất. + Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết. Kết đoạn: - Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ. - Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
  5. “Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”. (“Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn? Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn? Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên? II. PHẦN LÀM VĂN: (6 điểm) Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm) Câu 1. Nội dung của đoạn văn: vẻ đẹp của cảnh vật ở Hòn Đất. Hoặc: vẻ đẹp của tre đằng ngà và biển cả ở Hòn Đất. Câu 2. - Biện pháp tu từ: nhân hóa. - Đó là các hình ảnh “những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản”; (biển cả) “vẫn đang giỡn sóng”. Lưu ý: nếu học sinh chỉ nêu BPTT nhân hóa mà không chỉ ra được các hình ảnh có biện pháp tu từ này, giám khảo cho 0,25 điểm. Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: - Làm cho câu văn sinh động.
  6. - Giúp chúng ta hình dung rõ nét về vẻ đẹp của tre, của biển cả: sự bền bỉ, kiên cường, dẻo dai, anh dũng trước mọi thử thách của thời gian. Đây cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây. - Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào của nhà văn đối với cảnh vật và con người nơi đây. Câu 4. Những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên:Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: - Tham gia “Tết trồng cây”. - Bảo vệ, chăm sóc cây xanh ở trường lớp, nơi cư trú, - Lên án, phê phán việc chặt, đốt, phá rừng, vứt rác bừa bãi; việc xả nước thải không đúng quy định. truyền, chia sẻ về vai trò, tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống. II. LÀM VĂN (6 điểm) - Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo phải linh hoạt đánh giá đúng bài làm của học sinh. - Học sinh miêu tả sinh động, giàu cảm xúc, lời văn trôi chảy, mạch lạc; toát lên vẻ đẹp và nét đặc trưng của mùa xuân: cho điểm tối đa mỗi ý. - Học sinh miêu tả về cảnh ngày xuân nhưng chung chung, khô khan; mắc lỗi về diễn đạt, trình bày ý: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. - Bài viết lạc sang kiểu văn bản khác (tự sự, ) cho 1,0 điểm * Yêu cầu chung: - Về kiến thức Miêu tả khung cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. Đảm bảo trình tự miêu tả hợp lý; khi miêu tả đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm; bộc lộ chân thành, sinh động cảm xúc của người tả. - Về kĩ năng + Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản miêu tả: sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm để bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, gợi cảm + Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần. + Văn viết trôi chảy, mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
  7. 1. Mở bài:Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng miêu tả. 2. Thân bài:Tả theo trình tự hợp lí. Học sinh có thể lựa chọn trình tự miêu tả khác nhau, miễn là hợp lí. Có thể theo trình tự sau: - Bầu trời: - Thời tiết, khí hậu: ấm áp, những tia nắng xuân, - Thiên nhiên: cỏ cây, hoa lá, dòng sông, cánh đồng, các loài chim, làn gió xuân, - Lễ hội mùa xuân: - Con người: hân hoan, rạng rỡ, phấn chấn, 3. Kết bài.Nêu cảm xúc về mùa xuân, những mong muốn, liên tưởng.