Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều

Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

    “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]    

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 3. Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 4. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

docx 3 trang Bảo Hà 20/03/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều

  1. ĐỀ 1 Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được. Nhím nhặt chiếc que khều Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [ ] (“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì? Câu 3. Hành động của Nhím nói lên điều gì? Câu 4. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào? Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu vai trò của tình bạn trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm): Kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
  2. ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi (Trích Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích đã miêu tả những sự vật nào? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ. Câu 5. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được gợi ra qua đoạn thơ trên. Phần II. Làm văn ( 5,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
  3. ĐỀ 3 Phần I. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [ ] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7- 2007) Câu 1 (0.5 điểm) : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm) : Theo đoạn trích, hậu quả của việc con người không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ là gì? Câu 3 (1.0 điểm) : Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? Câu 4 (1.0 điểm) : Rút ra thông điệp ý nghĩa nhất với em qua đoạn trích và lí giải. Phần III. Làm văn ( 7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với câu mở đầu “Chúng ta hãy cùng nhau đọc sách mỗi ngày” trong đó có sử dụng từ Hán Việt. Câu 2 (5.0 điểm): Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.