Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cao Thắng (Có đáp án)

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn?

A. Nó sững sừng như cái cột đình.

B. Tôi ra về không chút bận tâm.

C. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam

D. Cả ba phương án trên.

Câu 5. Cho đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng...”

(Ngữ Văn 6 - tập 2)

Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào?

A. Mưa

B. Tre Việt Nam

C. Đêm nay bác không ngủ

D. Tiếng chổi tre

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau: 
a. 
“Sắp mưa 
Sắp mưa 
Những con mối 
Bay  ra 
Mối trẻ 
Bay cao 
Mối già 
Bay thấp…” 

pdf 12 trang Bảo Hà 05/04/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cao Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_nam_ho.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cao Thắng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS CAO THẮNG ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 CD NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1. Tác phẩm Sông nước Cà Mau do ai sáng tác? A. Đoàn Giỏi B. Tố Hữu C. Trần Đăng Khoa D. Nguyễn Duy Câu 2. Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? “Ca-lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích’ Nhảy trên đường vàng ” (Lượm - Tố Hữu) A. Nhân hoá B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3. Đâu không phải là tâm trạng của người anh trong “Bức tranh của em gái tôi”? A. Thất vọng mặc cảm về bản thân. B. Cảm phục tài năng của em gái. C. Ngạc nhiên rồi hãnh diện trước tài năng của em. D. Căm ghét em gái. Trang | 1
  2. Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn? A. Nó sững sừng như cái cột đình. B. Tôi ra về không chút bận tâm. C. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam D. Cả ba phương án trên. Câu 5. Cho đoạn thơ sau: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng ” (Ngữ Văn 6 - tập 2) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? A. Mưa B. Tre Việt Nam C. Đêm nay bác không ngủ D. Tiếng chổi tre II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau: a. “Sắp mưa Sắp mưa Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp ”
  3. (Mưa - Trần Đăng Khoa, Ngữ Văn 6 tập 1) b. “Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng ” (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Câu 2. Xác định thành phần chính của các câu sau: a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Câu 3. Em hãy viết một bài văn tả khung cảnh mùa thu (trong đoạn văn có một sử dụng biện pháp tu từ so sánh). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm) 1. A 2. B 3. D 4. D 5. C II. Tự luận (8 điểm) Câu 1. (2 điểm). a. Nhân hóa: “Mối già, mối trẻ” (1 điểm) b. Ẩn dụ hình thức: “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” (1 điểm) Câu 2. (2 điểm) a. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. - Chủ ngữ: Thủy Tinh (0,5 điểm) - Vị ngữ: lại dâng nước đánh Sơn Tinh (0,5 điểm) b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
  4. - Chủ ngữ: những chòm cổ thụ (0,5 điểm) - Vị ngữ: dáng mãnh liệt (0,5 điểm) Câu 3. (4 điểm) a. Mở bài: - Lời dẫn: Bốn mùa xuân, hạ, thu đông đều có những nét đẹp riêng. - Nhưng đối với riêng em, mùa thu lại là mùa đẹp nhất. b. Thân bài: * Khung cảnh thiên nhiên vào mùa thu: Nêu ra những nét đặc trưng nhất. - Bầu trời: cao và trong xanh lạ thường - Ánh nắng: nhẹ nhàng xuyên qua các kẽ lá, không chói chang như cái nắng ngày hè. - Không khí: trong lành, dễ chịu. - Thời tiết: se lạnh của cơn gió heo may. - Đặc biệt là ánh trăng đêm Rằm Trung Thu là ánh trăng tròn nhất sáng nhất. * Khung cảnh làng quê: - Những cánh đồng thơm mùi lúa chín báo hiệu một vụ mùa bội thu. - Những con đường làng quê trải đầy rơm phơi vàng như màu nắng. - Những ngôi nhà ngập sắc hoa thu: hoa cúc vàng, hương hoa sữa nồng nàn khắp phố. * Con người: - Mùa thu chính là mùa học sinh tựu trường sau một kì nghỉ hè sôi động, gặp lại thầy cô bạn bè với niềm phấn khởi của một năm học mới. - Đặc biệt, mùa thu có Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi: trẻ em thường rước đèn, phá cỗ c. Kết bài: Mùa thu đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất. Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?
  5. A. Áo chàm đưa buổi phân ly. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Ngày Huế đổ máu. D. Bàn tay ta làm nên tất cả. Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa? A. Cây dừa sải tay bơi B. Cỏ gà rung tai C. Bố em đi cày về D. Kiến hành quân đầy đường Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh? A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh. C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh. D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh. Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ: A. Người Cha mái tóc bạc B. Bóng Bác cao lồng lộng C. Bác vẫn ngồi đinh ninh D. Chú cứ việc ngủ ngon PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
  6. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. 1. B 2. B 3. C 4. D 5. A Phần II: Tập làm văn a. Mở bài: - Giới thiệu chung quang cảnh giờ ra chơi. - Tiếng trống báo giờ ra chơi ở tiết thứ hai. b. Thân bài: - Bắt đầu giờ ra chơi : + Các học sinh đổ ra từ các cánh cửa lớn của lớp học + Tập thể dục + Không khí vui nhộn - Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi : + Dưới bóng cây xanh các bạn nữ đang nhảy dây + Đằng xa tiếng nói huyên náo ,các bạn nam đang chơi trò chơi + Các hành lang : Thầy cô đang nhìn chúng em vui chơi c. Kết bài: - Trống báo giờ học vào lớp . - Phát biểu cảm nghĩ về quang cảnh giờ ra chơi ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (3 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
  7. “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc." 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm) 2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? (1.0 điểm) 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? (1.0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) 1. Viết đoạn văn (8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản trên. (2 điểm) 2. Em hãy miêu tả cây phượng trên sân trường em vào một ngày hè. (5 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên”. * Cách giải: - Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. - Tác giả: Tô Hoài. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên”. * Cách giải: - Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. - Nghệ thuật: + Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
  8. + Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. + Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 3. * Phương pháp: Căn cứ vào bài học “So sánh”. * Cách giải: - Các câu sử dụng tu từ so sánh là: + Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. + Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. - Phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh ngang bằng. II. TẬP LÀM VĂN 1. * Phương pháp: - Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm để thiết lập đoạn văn biểu cảm. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. + Đoạn văn ngắn 8 – 10 dòng đáp ứng hình thức, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau: Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Dế Mèn: - Càng: mẫm bóng - Vuốt: cứng, nhọn hoắt - Cánh: áo dài chấm đuôi - Đầu: to, nổi từng tảng - Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm - Râu: dài, cong vút => Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng. 2.
  9. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng trên sân trường em khi mùa hè về. 2. Thân bài a. Miêu tả chung cây phượng - Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước. - Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè. - Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường. b. Miêu tả chi tiết về cây phượng khi hè về - Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây. - Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh. - Lá phượng nhỏ nhắn như lá me. - Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực cả một khoảng trời. - Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh. - Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ. - Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng. - Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè. c. Tả hoạt động con người bên cây phượng - Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài. - Tổ chức các hoạt động ngoài trời.
  10. - Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm. d. Ý nghĩa của hoa phượng - Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường. - Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về loài cây này - Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích. - Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò. ĐỀ SỐ 4 Câu 1 (5 điểm) Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” được tác giả miêu tả như thế nào? Cách miêu tả như vậy của tác giả đâ gây ấn tượng gì cho người đọc? Câu 2 (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp của lời thơ trong đoạn thơ sau: “Anh vội vàng nằng nặc - Mời Bác ngủ Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi! Mời Bác ngủ!" (Đêm nay Bác không ngủ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1 (2 điểm) Gợi ý :Thầy Ha-men được miêu tả ở nhiều phương diện: - Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu - Thái độ đối với học sinh: không giận dữ, thật dịu dàng - Lời nói về việc học tiếng Pháp: “ tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó ”. - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”.
  11. * Các chi tiết miêu tả về thầy Ha-men đã gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thầy yêu nghề, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Câu 2 (5 điểm) - Lời thơ như lời nói diễn tả một cách tự nhiên cảm xúc chân thành, tha thiết của tác giả đối với Bác. - Tác giả dùng hình thức đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ (Mời Bác ngủ Bác ơi!) nhằm diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn lo cho sức khỏe của Bác, diễn tả tình cảm lo lắng chân thành của người đội viên đối với Bác. ĐỀ SỐ 5 Câu 1 (2 điểm) Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng). Câu 2 (3 điểm) Khi được tin Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, tác giả đã thay đổi cách xưng gọi như thế nào? Vì sao? Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Dế mèn trong bài “Bài học đường đời dầu tiền” (Tô Hoài). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1. (2 điểm) - Giá trị nội dung: + Miêu tả cụ thể, sinh động cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn. + Ngợi ca sức mạnh lao động của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ. -> Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, cảm phục đối với cảnh đẹp và con người của quê hương. - Đặc sắc nghệ thuật. + Nghệ thuật đặc tả cảnh đã tạo cho bài văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn. + Tài quan sát tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng mạnh mẽ. + Các thủ pháp so sánh, nhân hóa -> Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống. + Sử dụng nhiều điểm nhìn (trực tiếp, di động) giúp cho nhà văn quan sát rộng, miêu tả cụ thể. Câu 2 (3 điểm)
  12. - Nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đã hai lần gọi Lượm là “đồng chí”; “Chú đồng chí nhỏ” - Cách gọi như vậy vừa chân tình vừa trân trọng. - Tác giả coi Lượm như một người bạn, người đồng chí chiến đấu. Câu 3 (5 điểm) 1. Mở bài Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm hay và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, một nhà văn được các bạn thiếu nhi Việt Nam yêu mến. Chương một của truyện chính là tác phẩm “Bài học học đường đời đầu tiên”, chuyện đã khắc họa rất rõ nhân vật Dế Mèn và bài học sâu sắc mà Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt. 2. Thân bài - Cảm nhận về ngoại hình của Dế Mèn: Chú dế này có dáng người mạnh khỏe, ăn uống đều độ nên chú ta chóng lớn với "đôi càng mẫm bóng", "bước đi oai vệ, đường hoàng" - Cảm nhận về sức khỏe và cuộc sống của Dế Mèn: + Dế mèn là một thanh niên cường tráng với lối sống điều độ, phong phú. + Hang của Dế Mèn sâu và đẹp vì chú ta đã dùng sức khỏe cường tráng của mình để đào nó. - Cảm nhận về tính cách của Dế Mèn: khỏe mạnh, đẹp trai nên chú ta sinh ta tính cách ngạo mạn, xốc nổi, ngông cuồng, kiêu căng. - Cảm nhận về bài học mà Dế Choắt dành cho Dế Mèn: + Dế Choắt đã thiệt mạng một cách oan uổng, cái chết của Dế Choắt đã giúp cho Dế Mèn nhận ra được bài học nhớ đời. + Trong lúc thoi thóp hơi thở cuối cùng, Dế Choắt không hề trách móc Dế Mèn, ngược lại chỉ chấp nhận sự ốm yếu của mình, đưa ra lời khuyên cho Dế Mèn, để Dế Mèn tránh được hậu quả về sau. 3. Kết bài Ý nghĩa nhân vật Dế Mèn: Từ nhân vật Dế Mèn, em rút ra được nhiều bài học: sống khiêm tốn, không tự cao, tự đại, biết yêu thương, đoàn kết, chia sẻ với người khác.