Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn 
khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong
xanh, tất cả đều long lanh, lung li nh trong nắng". 

(Vũ Tú Nam)

1. Đoạn văn trên viết về đối tượng nào?
2. Phương thức biểu đạt chính đoạn văn trên là gì?
3. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Nếu phải miêu tả cảnh mùa xuân em sẽ chọn những đặc điểm nào tiêu biểu?

Câu 2: Hãy miêu tả cây đào, cây mai hoặc cây quất ngày tết.

pdf 12 trang Bảo Hà 06/04/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_t.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng ". (Vũ Tú Nam) 1. Đoạn văn trên viết về đối tượng nào? 2. Phương thức biểu đạt chính đoạn văn trên là gì? 3. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn. II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Nếu phải miêu tả cảnh mùa xuân em sẽ chọn những đặc điểm nào tiêu biểu? Câu 2: Hãy miêu tả cây đào, cây mai hoặc cây quất ngày tết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu: Câu 1: Cây gạo mùa xuân Câu 2: Miêu tả Câu 3: So sánh cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng , hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh - Phép so sánh 1: Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh. 0,5 điểm Trang | 1
  2. - Phép so sánh 2: hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió. 0,5 điểm - Phép so sánh 3: Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ. 0,5 điểm - Cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp. II. Tạo lập văn bản: Câu 1: - Kĩ năng: Biết trình bày các ý. - Nội dung: Bầu trời, không khí, gió, mưa xuân,cây cối, hoa lá, chim chóc âm thanh con vật Câu 2: - Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả có bố cục 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu chung đối tượng tả * Thân bài: tả chi tiết. * Kết bài: Tình cảm của em - ấn tượng sâu đậm với đối tượng tả. - Xác định đúng vấn đề Tả cây cối. - Triển khai vấn đề thành các câu văn, đoạn văn: + Kể hình dáng, màu sắc hoa lá cành quả. + Ý nghĩa trong mùa xuân + Tình cảm yêu quý của em - Sáng tạo: có suy nghĩ mới mẻ , độc đáo ,lời văn hay, có cảm xúc, trân trong bài làm có năng khiếu. ĐỀ SỐ 2 Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”.
  3. (“Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn? Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn? Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên? Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Đọc - hiểu Câu 1: - Nội dung của đoạn văn: vẻ đẹp của cảnh vật ở Hòn Đất. - Hoặc: vẻ đẹp của tre đằng ngà và biển cả ở Hòn Đất. Câu 2: - Biện pháp tu từ: nhân hóa. - Đó là các hình ảnh “những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản”; (biển cả) “vẫn đang giỡn sóng”. Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: - Làm cho câu văn sinh động. - Giúp chúng ta hình dung rõ nét về vẻ đẹp của tre, của biển cả: sự bền bỉ, kiên cường, dẻo dai, anh dũng trước mọi thử thách của thời gian. Đây cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây. - Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào của nhà văn đối với cảnh vật và con người nơi đây. Câu 4: Những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:
  4. - Tham gia “Tết trồng cây”. - Bảo vệ, chăm sóc cây xanh ở trường lớp, nơi cư trú, - Lên án, phê phán việc chặt, đốt, phá rừng, vứt rác bừa bãi; việc xả nước thải không đúng quy định. - Tuyên truyền, chia sẻ về vai trò, tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống. Phần II: Tạo lập văn bản * Yêu cầu chung: - Về kiến thức: Miêu tả khung cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. Đảm bảo trình tự miêu tả hợp lý; khi miêu tả đan xen yếu tố tự sự và biểu cảm; bộc lộ chân thành, sinh động cảm xúc của người tả. - Về kĩ năng: + Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản miêu tả: sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm để bài văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. + Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần. + Văn viết trôi chảy, mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng miêu tả. 2. Thân bài: Tả theo trình tự hợp lí. Học sinh có thể lựa chọn trình tự miêu tả khác nhau, miễn là hợp lí. Có thể theo trình tự sau: - Bầu trời - Thời tiết, khí hậu: ấm áp, những tia nắng xuân, - Thiên nhiên: cỏ cây, hoa lá, dòng sông, cánh đồng, các loài chim, làn gió xuân, - Lễ hội mùa xuân: - Con người: hân hoan, rạng rỡ, phấn chấn, 3. Kết bài. Nêu cảm xúc về mùa xuân, những mong muốn, liên tưởng.
  5. ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu văn bản (4.0 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) Thông hiểu “Tôi đem xác Dế Choắt đến chon một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình? Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch chân dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy? Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Trích: Theo chân Bác – Tố Hữu) Câu 3: (3.0 điểm) Vận dụng cao Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh (Trích Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Phần II. Làm văn (6 điểm) Vận dụng cao Những nơi ta đi qua, những cảnh vật ta trông thấy – ngôi trường, khu phố, con đường, dù ít dù nhiều cũng để lại cho ta ấn tượng khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một khung cảnh mà em yêu thích nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu văn bản 1. Phương pháp: căn cứ vào nội dung bài học
  6. Cách giải: Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình. 2. Phương pháp: căn cứ bài Hoán dụ Cách giải: - Biện pháp tu từ: hoán dụ - Từ ngữ thể hiện: Trái đất 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Đoạn văn tham khảo: Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết: Đêm nay Bác ngồi đó; Đêm nay Bác không ngủ; Vì một lẽ thường tình; Bác là Hồ Chí Minh. Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh hai canh lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành "; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó! Phần II. Làm văn Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: I- Mở bài: Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương. II- Thân bài: Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân: - Bầu trời: cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá - Mặt đất: tràn đầy nhựa sống,
  7. - Không khí: ấm áp - Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả ) - Gió xuân: nhẹ nhẹ, mơn man, - Cây cối: đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non - Hoa: đua nhau khoe sắc thắm - Chim chóc: ca vang, từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời - Không gian: chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh - Lòng người: phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng, III- Kết bài: Cảm nghĩ chung về quê hương ĐỀ SỐ 4 I. VĂN- TIẾNG VIỆT: (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Ngữ văn 6- tập 2) Câu 1:(2.0 điểm) Nhận biết - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? - Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre? Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng của phép tu từ đó? Câu 3:(1.0 điểm) Nhận biết Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Tre là cánh tay của người nông dân". Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì? II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao Tả cảnh trường em vào giờ ra chơi.
  8. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. VĂN- TIẾNG VIỆT :(4.0 điểm ) 1. Phương pháp: căn cứ bài Cây tre Việt Nam Cách giải: - Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam” - Tác giả: Thép Mới - HS: Có thể nêu được tre có những phẩm chất đáng quý sau: - Tre thủy chung, ngay thẳng, can đảm, giản dị tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống. 2. Phương pháp: căn cứ bài Nhân hóa; phân tích Cách giải: - Phép tu từ: Nhân hóa (Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, hi sinh ) - Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người. 3. Phương pháp: căn cứ bài Các thành phần của câu II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao Cách giải: 1- Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm, không khí của giờ ra chơi. 2- Thân bài: - Trước giờ ra chơi: Không gian vắng lặng. - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: Khi tiếng trống trường điểm báo. - Quang cảnh trong giờ ra chơi: + Thầy cô giáo.
  9. + Hoạt động giữa giờ. + Hoạt động vui chơi của từng nhóm học sinh ( trai: đá cầu, rượt bắt, nữ: nhảy dây, chuyền banh. Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học). + Âm thanh. + Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ) - Kết thúc giờ ra chơi: 3- Kết bài: Nêu ích lợi của giờ chơi: - Giải tỏa nỗi mệt nhọc. - Sau giờ ra chơi: Cảm thấy thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn. ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. Nhận biết Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm) Câu 2. Thông hiểu
  10. Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm) Câu 3. Thông hiểu Em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : “Thọat nhiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” (1 điểm) Câu 4. Nhận biết Xác định các thành phần chính trong câu sau: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (1 điểm) Câu 5. Vận dụng Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Vận dụng cao Tả lại quang cảnh một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) 1. Phương pháp: căn cứ bài Bức tranh của em gái tôi Cách giải: - Tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi - Biện pháp: + So sánh: Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ + Liệt kê: là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ 2. Phương pháp: căn cứ bài nội dung đoạn trích Cách giải: Nội dung: Bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương và tâm trạng người anh khi nhìn bức tranh đó. 3. Phương pháp: phân tích Cách giải:
  11. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. 4. Phương pháp: căn cứ các thành phần câu đã học Cách giải: • Trong tranh: Trạng ngữ • một chú bé: Chủ ngữ • đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh: Vị ngữ 5. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Bài học: Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Vận dụng cao Cách giải: I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về buổi lễ chào cờ diễn ra như thế nào II. Thân bài 1. Tả khung cảnh của buổi lễ chào cờ ở trường em. - Như thói quen tôi luôn đến trường sớm vào sáng thứ hai. Buổi sáng thứ hai tật đẹp. • Không khí trong lành, mát mẻ. - Bầu tời cao, trong xanh điểm những đảm mây trắng. - Ông mặt trời lên cao tỏa những sợi nắng vàng nhạt xuống vạn vật. - Một tuần mới bắt đầu mọi thứ như khoác một màu tươi mới. - Ở cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay nhè nhẹ trong nắng ấm trông thật rực rỡ.
  12. 2. Tả các hoạt động trong giờ chào cờ - Đầu tuần ai cũng đến sớm. Lớp trực tuần xếp ghế giáo viên, chuẩn bị các tiết mục. - Sau khi mọi thứ chẩn bị xong, tiếng trống trường vang lên, học sinh trên sân đừng mọi hoạt động không ai bảo ai xếp thành những hàng ngay ngắn trong khu vực của lớp mình. Cả sân trường lợp một màu áo trắng khăn đỏ. - Bạn liên đội trưởng hô dõng dạc: Nghiêm! Chào cờ! Chào! Tất cả học sinh và giáo viên đều nghiêm chỉnh đưa bàn tay phải lên đầu chào cờ. - Sau giây phút trang nghiêm ấy, bài quốc ca hùng tráng vang lên thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc. - Sau đó là những tiết mục văn nghệ. Rồi đến lời nhận xét của lớp trực tuần về những ưu khuyết còn tồn tại trong tuần trước và đề ra mục tiêu trong tuần này. - Buổi chào cờ kết thúc song vẫn để lại dư âm trong lòng nhiều người. III. Kết bài . Cảm xúc của bản thân về buổi chào cờ.