Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Chinh (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội của mình. Giá tôi không trêu chị

Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi 
rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ 
lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên“
(Ngữ Văn 6- tập 2)
Câu 1. Nhận biết
Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào đữa được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm)
Câu 2. Thông hiểu
Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)
Câu 3. Thông hiểu
Em có nhận xét gì về chi tiết “Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước ngôi mộ của Dế Choắt“ ? (1 điểm)

Câu 4. Nhận biết
Xác định các thành phần chính trong câu sau: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. 
(1 điểm)

pdf 16 trang Bảo Hà 07/04/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_t.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Chinh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội của mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên“ (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. Nhận biết Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào đữa được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm) Câu 2. Thông hiểu Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm) Câu 3. Thông hiểu Em có nhận xét gì về chi tiết “Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước ngôi mộ của Dế Choắt“ ? (1 điểm) Câu 4. Nhận biết Xác định các thành phần chính trong câu sau: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (1 điểm) Câu 5. Vận dụng Từ câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Vận dụng cao Em hãy tả lại một người bạn mà em yêu quý. Trang | 1
  2. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU Câu 1: • Đoạn trích được trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí) • Tác giả: Tô Hoài • Biện pháp tu từ: nhân hóa. Giúp sự vật được nói đến trở nên sinh động, hấp dẫn có suy nghĩ và hành động như con người. Câu 2: Sự ăn năn, ân hận của Dế Mèn trước cái chết của bạn và bài học đường đời đầu tiên Câu 3: Chi tiết đó cho thấy: - Dế Mèn rất ăn năn, hối hận về hành động bồng bột của mình khiến cho Dế Choắt chết - Dế Mèn thương Dế Choắt - Dế Mèn rút ra bài học cho mình. Câu 4: Phương pháp: căn cứ các thành phần câu đã học. Câu 5: • Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình. • Không nên hống hách, hung hăng bậy bạ. • Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân. • Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN 1. Mở bài - Giới thiệu chung về người bạn mà em yêu quý ( Người đó là ai? có đặc điểm gì nổi bật khiến em yêu quí ? Có quan hệ với em như thế nào?) 2. Thân bài - Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình.
  3. + Hình dáng + Cách ăn mặc + Giọng nói - Miêu tả những nét nổi bật về tính tình thông qua: + Thói quen, sở thích. + Việc làm hằng ngày. + Cách ứng xử của bạn với bạn bè, mọi người. + Tình cảm mà bạn ấy dành cho em. 3. Kết bài - Cảm nghĩ của em đối với bạn. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình. (Ngữ văn 6, tâp 2) Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu Chỉ ra hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau: “Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ”. Nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó. Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng
  4. Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng để bảo vệ môi trường hiện nay. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao Hãy tả lại khu vườn mơ ước của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU 1. - Văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Tác giả: Thủ lĩnh Xi-át-tơn 2. - Nội dung đoạn: ý nghĩa, tầm quan trọng của đất với người da đỏ. 3. - Từ ngữ nhân hóa: bà mẹ - Tác dụng: Nhân hóa đất là bà mẹ qua đó tác giả muốn khẳng định giữa con người và đất có mối quan hệ khăng khít, đất là cuội nguồn nuôi dưỡng con người khôn lớn, phát triển. 4. - Bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay, bởi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. - Ý nghĩa việc bảo vệ môi trường: + Tạo môi trường sống tốt nhất cho con người phát triển + Tạo môi trường cho các loài khác cùng tồn tại và phát triển => Bảo vệ trái đất - Chúng ta cần: + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường + Không vứt rác bừa bãi + Xử lí nghiêm những trường hợp tàn phá, phá hủy môi trường. II. LÀM VĂN
  5. 1. Mở bài - Giới thiệu chung về vườn mà em mơ ước 2. Thân bài - Miêu tả khái quát khu vườn đó: rộng bao nhiêu? Đẹp hay không? - Miêu tả chi tiết + Mỗi khu vực trồng những loại hoa, cây gì? (Đối với mỗi loại em hãy tả điểm nổi bật của chúng: màu sắc, hương thơm, ) + Các loại động vật bay lượn trong vườn: ong, bướm, khiến cho bức tranh sinh động ra sao? - Sự chăm sóc của em thế nào để có được khu vườn đó. 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2 .0 điểm) Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Ngữ văn 6, tập II) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì? Nêu trách nhiệm của em về vấn đề ấy? Câu 2: (2.0 điểm) a. Thế nào là phép nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa thường gặp. b. Đặt một câu văn có sử dụng phép nhân hóa? Gạch chân và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong câu văn đó. Câu 3: (6.0 điểm) Bằng một bài văn hoàn chỉnh có sử dụng biện pháp quan sát, tưởng tượng và so sánh, hãy tả lại cánh đồng quê em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” * Cách giải: - Vấn đề: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
  6. - Trách nhiệm của em: là học sinh, em cũng mang trong mình trọng trách bảo vệ thiên nhiên từ những hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung quanh nơi ở. Câu 2. a. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Nhân hóa”. * Cách giải: - Khái niệm nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Các kiểu nhân hóa: + Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. b. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Nhân hóa”. * Cách giải: - Đặt câu: Chị Gió vừa thổi những làn hơi đầu tiên, những em Dừa trên biển đã vỗ tay reo vui như mong đợi chị từ lâu. - Phép nhân hóa: + Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: “Chị Gió”, “em Dừa”. + Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: “gió thổi”, “dừa vỗ tay reo vui”. - Tác dụng: làm cho câu văn giàu cảm xúc, gợi hình gợi cảm hơn. Qua đó cũng nhấn mạnh sự vật được nhắc tới, làm cho chúng hiện lên sống động, có hơi thở, linh hồn giống như con người. Câu 3. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng các biện pháp quan sát, tưởng tượng và so sánh để tạo lập một văn bản miêu tả.
  7. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp. - Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng. 2. Thân bài: a) Trời chưa sáng hẳn: - Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại. - Làn sương mờ ảo chập chờn. - Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm. b) Mặt trời lên: - Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó: + Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng. + Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt. + Lá lúa chuyển sang màu úa. + Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua. + Mùi hương lúa mới thơm ngọt. + Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ. - Động vật làm cho bức tranh thêm sinh động: + Gà gáy sáng đón chào ngày mới. + Tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên cao. + Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi. - Hoạt động của con người:
  8. + Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng. + Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng. + Tiếng cười nói của các chị em gặt lúa. + Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm. 3. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về cảnh vật - Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em. - Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú. ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (3 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc." 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm) 2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? (1.0 điểm) 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? (1.0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) 1. Viết đoạn văn (8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản trên. (2 điểm) 2. Em hãy miêu tả cây phượng trên sân trường em vào một ngày hè. (5 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên”.
  9. * Cách giải: - Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. - Tác giả: Tô Hoài. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên”. * Cách giải: - Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. - Nghệ thuật: + Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. + Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. + Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 3. * Phương pháp: Căn cứ vào bài học “So sánh”. * Cách giải: - Các câu sử dụng tu từ so sánh là: + Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. + Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. - Phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh ngang bằng. II. TẬP LÀM VĂN 1. * Phương pháp: - Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm để thiết lập đoạn văn biểu cảm. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên.
  10. + Đoạn văn ngắn 8 – 10 dòng đáp ứng hình thức, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau: Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Dế Mèn: - Càng: mẫm bóng - Vuốt: cứng, nhọn hoắt - Cánh: áo dài chấm đuôi - Đầu: to, nổi từng tảng - Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm - Râu: dài, cong vút => Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng. 2. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng trên sân trường em khi mùa hè về. 2. Thân bài a. Miêu tả chung cây phượng - Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước. - Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè. - Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường. b. Miêu tả chi tiết về cây phượng khi hè về
  11. - Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây. - Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh. - Lá phượng nhỏ nhắn như lá me. - Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực cả một khoảng trời. - Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh. - Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ. - Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng. - Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè. c. Tả hoạt động con người bên cây phượng - Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài. - Tổ chức các hoạt động ngoài trời. - Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm. d. Ý nghĩa của hoa phượng - Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường. - Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về loài cây này - Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích. - Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò. ĐỀ SỐ 5 Phần I: (5.0 điểm) Cho câu thơ sau: Chú bé loắt choắt (Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai? Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
  12. Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm được khắc họa trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và nêu tác dụng của câu trần thuật đơn đó). Phần II: (5.0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy viết một bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ) Đề 2: Từ bài “Lao xao” của Duy Khán kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần I: Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm” * Cách giải: - Chép thơ: Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng - Bài thơ: Lượm - Tác giả: Tố Hữu. Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ).
  13. * Cách giải: - Biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên: so sánh - Chỉ rõ: tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng. - Tác dụng: + Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. + Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động và đáng yêu hơn. Câu 3. * Phương pháp: - Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm để thiết lập đoạn văn biểu cảm. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong đoạn trích trên. + Đoạn văn ngắn 7 – 9 câu đáp ứng hình thức, sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và nêu tác dụng. - Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau: + Cảm nhận về ngoại hình: • Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. • Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. • Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. • Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. + Cảm nhận về tính cách, phẩm chất: • Vui vẻ, yêu đời: lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ. • Dũng cảm, không sợ nguy hiểm. => Lượm là cậu thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, yêu đời và rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu là một anh hùng nhỏ, một cậu bé đáng yêu, đáng mến, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Phần II: Đề 1. * Phương pháp:
  14. - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ người mà em yêu quý nhất Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội 1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất. 2. Thân bài: a) Ngoại hình: - Ông bước vào tuổi bảy mươi. - Dáng người cao tầm thước. - Khuôn mặt hiền từ. - Đi lại nhanh nhẹn. - Ông thường mặc bộ bà ba màu xám. - Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng. - Đôi mắt không còn tinh anh. - Răng đã rụng đi mấy chiếc. - Miệng hay mỉm cười hiền hậu. - Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần. b) Tính tình: - Giọng nói ấm áp, chậm rãi - Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi. - Luôn quan tâm đến con cháu - Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
  15. - Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường. - Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ. 3. Kết bài: - Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà - Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em - Em kính yêu ông vô hạn. - Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông. Đề 2. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Giới thiệu khu vườn mình sẽ tả: không gian, thời gian (có thể tả vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời). 2. Thân bài a. Tả khu vườn: - Hoa lá chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới: + Cây hoa lan nở từng chùm. + Hoa dẻ mảnh khảnh, hoa móng rồng bụ bẫm. + Hàng râm bụt đỏ tươi và bóng bẩy. + Ong vàng, ong mật, ong vò đi hút mật.
  16. - Chim muông hội tụ, cuộc sống sôi nổi: + Bồ các kêu vang. + Sáo sậu, sáo đen hót thánh thót. + Bìm bịp lững thững trong bụi cây. + Chào mào liến thoắng. + Chim sâu nhảy nhót trong vòm lá. + Chim ngói ghé qua rồi vội vã kéo nhau về phía cánh đồng. b. Tả trận đánh giữa diều hâu, gà mẹ và chèo bẻo: - Trên tầng cao, một con diều hâu rú lên và liệng vòng quanh. - Đàn gà con đang vui đùa bỗng chạy núp vào cánh mẹ. - Gà mẹ dang rộng cánh để che chở cho đàn con. - Diều hâu quắp chú gà con bay lên ngọn tre. - Chèo bẻo tấn công diều hâu, cắt. c. Đánh giá khu vườn - Khu vườn thật sinh động, đẹp đẽ, - Khu vườn cho em thêm nhiều năng lượng để bắt đầu ngày mới. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn - Nhìn khu vườn, lòng em thêm rạo rực. - Em mong nó mãi phảng phất mùi hương của hoa thơm, trái ngọt, mãi mãi vọng về tiếng chim hót líu lo.