Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt 
kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức 

dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong
lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức
sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. 
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)
3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào 
khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

pdf 9 trang Bảo Hà 06/04/2023 2000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy , âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành . Đất trời lại dịu mềm , lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy , tràn lên các nhánh lá mầm non . Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt . (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) 2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm) 3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm) 4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm) II. LÀM VĂN (6 điểm) Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) 1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm) 2. Xác định một biện pháp tu từ: Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm ) - Nhân hóa: -> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. Trang | 1
  2. -> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. -> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. - So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. - Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. 3. Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau: - Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm) - Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm) - Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm) 4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường: - Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm) - Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (6 điểm) *Yêu cầu hình thức: - Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả. - Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu nội dung: a. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm) b. Thân bài: (5 điểm) * Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi - Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn. - Không gian chim chóc, nắng vàng - Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơi - Thầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi. * Trong giờ ra chơi: - Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.
  3. - Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng - Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích - Những chú chim trên cành hót ríu rít . - Những con gió . - Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi * Sau giờ ra chơi: - Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơi - Các bạn học sinh nhanh chân vào lớp học. - Sân trường vắng vẻ trở lại c. Kết bài: (0,5điểm) - Suy nghĩ của em về giờ ra chơi. ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thỉnh thoảng , muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phach phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ? Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Câu 4. Từ đoạn trích trên, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của nhân vật Dế Mèn ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN. (7.0 điểm):
  4. Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 dòng) rút ra bài học cho bản thân? Câu 2. (5.0 điểm): Hãy tả cánh đồng lúa chín trên quê hương em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU Câu 1: Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Câu 2: Người kể xưng tôi kể chuyện Câu 3: Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. ->So sánh ngang bằng. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. ->So sánh ngang bằng. Câu 4: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh,hùng dũng, đầy sức sống của Dế Mèn. II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: * Hình thức: - Đảm bảo hình thức đoạn văn, xác định đúng vấn đề cần trình bày. * Nội dung: - Từ bài học của Dế mèn, cần nhận ra: Không nên huênh hoang, tự cao , cần biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc kĩ trước khi làm một việc gì, tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Câu 2: a. Mở bài - Giới thiệu được cánh đồng lúa chín quê em - Ấn tượng ban đầu về vẻ đẹp của cánh đồng. b. Thân bài Có thể miêu tả theo trình tự không gian hoặc thời gian nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
  5. * Tả bao quát - Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? * Tả chi tiết: - Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng - Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ - Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ * Quang cảnh ngày mùa - Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa - Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ - Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân c. Kết bài - Cảm nghĩ về những cánh đồng lúa trên quê hương - Tình yêu quê hương, biết ơn quê hương đã nuôi em khôn lớn từ những cánh đồng lúa chín vàng ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.(5đ) Câu 2. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình? (5đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. HS viết đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi theo các dòng sự kiện sau: - Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. (0.5đ) - Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. (0.75đ) - Kiều Phương đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình. (0.75đ) Câu 2. * Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:
  6. - Huênh hoang: “Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa” (0.5đ) - Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn (0.5đ) - Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít. (0.5đ) - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi (0.5đ) → Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ. (1đ) - Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình. (1đ) - Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”. (1đ) ĐỀ SỐ 4 Câu 1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (5đ) Câu 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) (5đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1. - Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. (1đ) - Nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam: chi tiết hình ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng; biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu (1đ) Câu 2. HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau: - Đêm nay Bác ngồi đó/ Đêm nay Bác không ngủ
  7. → Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ) - 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ) + Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ) + Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ) → Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ) ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau: "Chú bé loắt choắt " a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học? b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ trên? Câu 2: (6,0 điểm) Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1 a. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích
  8. Nhảy trên đường vàng. b. Trích trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu. c. - Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. - Biện pháp tu từ: Phép so sánh "như con chim chích " - Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là: + Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động. + Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ. Câu 2: * Nội dung: 1. Mở bài: - Giới thiệu được về mùa xuân. - Tình cảm với mùa xuân. 2. Thân bài: Miêu tả cụ thể về mùa xuân. - Tả khái quát về mùa xuân: Không khí mùa xuân, không gian đất trời, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ, con người, tươi đẹp tràn đầy nhựa sống. - Tả cụ thể từng dấu hiệu, từng nét đặc trưng riêng của mùa xuân: + Bầu trời: Sáng hơn, không khí ấm áp, có mưa xuân lất phất bay + Cây cối đâm trồi nảy lộc xanh tươi, mầm non cựa mình nhú lên những búp lá xanh ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. + Không khí thơm mát hương hoa mật ngọt. + Hoa đào, hoa mai nở rực rỡ. + Chim hót líu lo, én bay đầy trời, ong bướm nô nức bên các nàng hoa. + Dòng sông, cánh đồng êm ả xanh mươn mướt. + Con người vui tươi rạng rỡ, yêu đời không khí gia đình sum vầy ấm áp. + Những hoạt động của con người vào mùa xuân: Trẩy hội, vui chơi, 3. Kết bài: Tình cảm với mùa xuân: Yêu mùa xuân.
  9. * Hình thức: - Bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt. - Có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là có gạch chân.