Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Gia Định (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới :

Anh đội viên nhìn Bác 
Càng nhìn lại càng thương 
Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm.

(Ngữ văn 6 – tập 2)
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?
b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?
c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.
d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1 : Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu 2 : Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em

pdf 17 trang Bảo Hà 07/04/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Gia Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Gia Định (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA ĐỊNH ĐỀ THI GIỮA HK 2 MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới : Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm . (Ngữ văn 6 – tập 2 ) a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào ? b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em ? c. Nêu nội dung chính của khổ thơ . d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ . II. LÀM VĂN: (7. 0 điểm ) Câu 1 : Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu . Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm ) a . * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ ” * Cách giải : - Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ Trang | 1
  2. - Tác giả: Minh Huệ - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. b. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và chọn hình ảnh ấn tượng. * Cách giải: - Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm. c. *Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ *Cách giải: - Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc. d. * Phương pháp: Căn cứ bài “Ẩn dụ” * Cách giải: - Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc II. LÀM VĂN Câu 1. * Phương pháp: - Sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự để tạo lập một đoạn văn biểu cảm. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu. + Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: + Giới thiệu về Bác Hồ. + Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc. + Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.
  3. + Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức + Em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác. Câu 2. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ người mà em yêu quý nhất Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội 1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất. 2. Thân bài: a) Ngoại hình: - Ông bước vào tuổi bảy mươi. - Dáng người cao tầm thước. - Khuôn mặt hiền từ. - Đi lại nhanh nhẹn. - Ông thường mặc bộ bà ba màu xám. - Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng. - Đôi mắt không còn tinh anh. - Răng đã rụng đi mấy chiếc. - Miệng hay mỉm cười hiền hậu. - Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần. b) Tính tình:
  4. - Giọng nói ấm áp, chậm rãi - Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi. - Luôn quan tâm đến con cháu - Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải. - Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường. - Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ. 3. Kết bài: - Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà - Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em - Em kính yêu ông vô hạn. - Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam – Ngữ văn 6 tập 2, trang 97) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2. (1.5 điểm) Tìm các từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn sau: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre Việt Nam. Câu 2. (5.0 điểm)
  5. Hãy tả một người mà em yêu quý. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU 1. * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) * Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 2. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “Nhân hóa”. * Cách giải: - Từ ngữ sử dụng phép nhân hóa: xung phong, giữ, hi sinh. 3. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn. * Cách giải: - Đoạn văn nói về vai trò, tác dụng của cây tre trong cuộc kháng chiến chống Pháp. II. LÀM VĂN 1. * Phương pháp: - Sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm để thiết lập đoạn văn biểu cảm. * Cách giải: - Về kĩ năng: + Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. + Đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng đáp ứng hình thức, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. - Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau: Trang | 5
  6. + Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung. + Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre, đồng thời trân trọng và đề cao những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. + Sự ngay thẳng của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. + Đó cũng là những đức tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta đều ca ngợi. Câu 2. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ người mà em yêu quý nhất Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội 1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất. 2. Thân bài: a) Ngoại hình: - Ông bước vào tuổi bảy mươi. - Dáng người cao tầm thước. - Khuôn mặt hiền từ. - Đi lại nhanh nhẹn. - Ông thường mặc bộ bà ba màu xám. - Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
  7. - Đôi mắt không còn tinh anh. - Răng đã rụng đi mấy chiếc. - Miệng hay mỉm cười hiền hậu. - Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần. b) Tính tình: - Giọng nói ấm áp, chậm rãi - Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi. - Luôn quan tâm đến con cháu - Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải. - Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường. - Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ. 3. Kết bài: - Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà - Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em - Em kính yêu ông vô hạn. - Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông. ĐỀ SỐ 3 I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm) Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Chú bé loắt choắt (Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ mà em đã học. Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Câu 3: Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
  8. Câu 4: Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy? Phần II: (6.0 điểm) Hãy tả lại quang cảnh mái trường thân yêu vào buổi sáng đầu tiên em tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm” * Cách giải: - Chép thơ: Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm” * Cách giải: - Bài thơ: Lượm - Tác giả: Tố Hữu. Câu 3. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích trên.
  9. * Cách giải: - Nội dung chính: hai khổ thơ trên nói về chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, ngây thơ, vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Câu 4. * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ). * Cách giải: - Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. - Biện pháp tu từ trong hai khổ thơ trên: so sánh (tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng). - Tác dụng của từ láy và phép so sánh: + Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. + Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động, nhanh nhẹn và đáng yêu hơn. Phần II: * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài - Giới thiệu về ngôi trường của em: tên trường, vị trí. - Hoàn cảnh em quay lại trường: buổi sáng đầu tiên em và các bạn tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19. 2. Thân bài
  10. a. Cảnh vật ngôi trường - Lần đầu em trở lại trường sau nhiều tháng dài thực hiện lệnh cách li, em vừa háo hức vừa hồi hộp. - Nhà em cách trường khoảng 500m. Nhìn từ xa ngôi trường thật đẹp, nằm lấp ló dưới những tán cây bàng. - Cảnh vật buổi sáng sớm thật yên bình, những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những tán lá bàng làm chói sáng lên những giọt sương còn đọng lại trên lá. - Ánh nắng như tô điểm thêm sắc hồng cho mái ngói đỏ của trường thêm rực rỡ trông như mồng của chú gà trống buổi sớm mai. - Từng làn gió thoáng nhẹ như làm cho tâm hồn trở nên thư thái thoải mái hơn. - Lâu không trở lại trường nhưng mọi thứ vẫn sạch sẽ tinh tươm do trước đó các cô lao công đã dọn dẹp cẩn thận. - Trên những thân cây xà cừ còn được gắn thêm những tấm bảng với những tiêu đề phòng chống Vovid- 19. - Nhà trường cũng đã cho lắp thêm những bồn rửa tay có xà phòng ở trước các hành lang và những lọ rửa tay khô cho mỗi lớp. b. Cảnh sinh hoạt ở trường sau mùa dịch - Em đến trường đã thấy lác đác một số bạn ở sân trường rồi, một số bạn ngồi trong lớp. - Tiếng cười đùa vui vẻ của các bạn học sinh tạo cho em 1 cảm giác thật khó tả. - Trên sân trường lúc này cũng không còn náo nhiệt như trước nữa. Vì cả trường đang thực hiện lệnh giãn cách xã hội của thủ tướng chính phủ. - Đa số, ai ai cũng ngồi trong lớp và tránh tụ tập đông người. - Tùng tùng tùng tùng. tiếng trống trường vang lên đúng lúc 7h kém 5 phút, báo hiệu buổi học chuẩn bị bắt đầu. - Các bạn nhanh chóng cầm lấy cặp và chạy đến xếp thành 4 hàng trước cửa từ từ đi vào lớp học. trả lại cảnh yên tĩnh lại cho sân trường. 3. Kết bài - Cảm nghĩ của em về cảnh trường: Quang cảnh trường em thật đẹp, bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương của em gửi cả vào trong ấy. - Em sẽ nhớ mãi ngôi trường thân yêu này trong tâm trí. Dù sau này rời khỏi mái trường những có dịp về quê nhà em sẽ đến thăm trường.
  11. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I. (5.0 điểm) Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Chú bé loắt choắt Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ mà em đã học. Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó? Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ được ra đời trong giai đoạn lịch sử này mà em đã được học trong Chương trình Ngữ văn 6? Phần II. (5.0 điểm) Trong cuộc sống này, mỗi chúng ta đều có một người bạn thân để chia sẻ nỗi buồn vui. Bằng một bài văn miêu tả có sử dụng một biện pháp tu từ đã học, em hãy giúp mọi người hình dung về người bạn đó của mình (Gạch chân và chỉ rõ biện pháp tu từ mà em đã sử dụng). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I: Câu 1. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm” * Cách giải: - Chép thơ: Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang,
  12. Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm” * Cách giải: - Bài thơ: Lượm - Tác giả: Tố Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu 3. * Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ). * Cách giải: - Biện pháp tu từ trong hai khổ thơ trên: so sánh (tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng). - Tác dụng của phép so sánh: + Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. + Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động, nhanh nhẹn và đáng yêu hơn. Câu 4. * Phương pháp: Nhớ lại những tác phẩm thơ đã được học. * Cách giải: - Tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ”: cũng ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Phần II: * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức:
  13. + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; có sử dụng một biện pháp tu từ đã học. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài - Giới thiệu về người bạn mình yêu quý nhất: tên của bạn. 2. Thân bài a. Tả ngoại hình - Bạn ấy có ngoại hình nhỏ nhắn. - Nước da trắng hồng. - Khuôn mặt bầu bĩnh. - Mái tóc đen cắt ngang vai được buộc lên thành hai bím tóc xinh xắn. - Đôi mắt đen láy, đôi môi hồng hồng luôn nở nụ cười thật tươi. b. Tính cách - Hòa đồng, thân thiện. - Biết giúp đỡ người khác. c. Tài năng - Bạn là học sinh giỏi của lớp. - Bạn ấy được tham gia vào đội văn nghệ của nhà trường. 3. Kết bài - Bày tỏ tình cảm yêu quý đối với người bạn đó. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (3.5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng thăm thẳm và đường bệ đặt lên in một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông ”
  14. (Ngữ văn 6 – tập II) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính mà đoạn văn sử dụng là gì? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn c. Trong đoạn văn trên sử dụng mấy lần phép so sánh? Chép lại câu văn chứa phép so sánh mà em thích nhất? Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh trong câu văn ấy? Câu 2: (1.5 điểm) Đọc kĩ lời nhận xét sau: “Lời kể cụ thể, tự nhiên như hình dung được bàn tay ân cần và bước chân ý tứ của Bác đang nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của những đứa con.” Lời nhận xét gợi em nghĩ đến bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6? Chép lại chính xác khổ thơ phù hợp với nội dung của lời nhận xét nêu trên. Câu 3: (5 điểm) Viết một văn bản ngắn miêu tả ngôi trường thân yêu nơi em đang học tập. Trong bài văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Gạch chân và chú thích rõ nhất một lần biện pháp nhân hóa, một lần biện pháp so sánh mà em sử dụng. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1. a. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Cô Tô” * Cách giải: - Tác phẩm: Cô Tô. - Tác giả: Nguyễn Tuân. - Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. b. * Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn. * Cách giải:
  15. - Nội dung chính: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô vào buổi sớm bình minh sau bão. c. * Phương pháp: Căn cứ vào bài “So sánh” * Cách giải: - Đoạn văn sử dụng 3 lần phép so sánh. - Các câu chứa phép so sánh: + Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. + Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. + Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông - Cảm nhận của em: Những phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, tăng tính gợi hình, gợi cảm. Khiến cho chúng ta dễ dàng hình dung được vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên Cô Tô lúc bình minh lên. Câu 2. * Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ” * Cách giải: - Lời nhận xét gợi em nghĩ đến bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. - Chép lại chính xác khổ thơ phù hợp với nội dung của lời nhận xét nêu trên: Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng. Câu 3. * Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm để tạo lập một văn bản miêu tả. * Cách giải: - Yêu cầu hình thức:
  16. + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. + Sử dụng kết hợp các biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn bản. - Yêu cầu nội dung: I. Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả. - Ấn tượng chung của em về trường mình. II. Thân bài 1. Miêu tả chung về ngôi trường - Vị trí của trường: trường em nằm ở một khu đất rộng, cách nhà em gần 1 km. - Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại. - Tả khuôn viên sân trường: xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi. - Phía trước cổng trường: những cửa hàng bán sách vở và đồ ăn. 2. Miêu tả chi tiết về ngôi trường - Khu giảng dạy + Gồm có 3 tầng. + Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều. + Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt. + Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính. - Khu thư viện + Nằm ở bên phải khu giảng dạy. + Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau. + Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên. - Khu thực hành + Nằm ở bên trái khu giảng dạy. + Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa
  17. - Khu nhà xe + Nằm ở phía sau khu giảng dạy. + Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường. + Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự. - Sân trường + Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng + Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. + Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau. - Hoạt động con người + Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác. + Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập. + Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều. + Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến. III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ngôi trường em đang theo học: Em rất tự hào khi được là học sinh của trường, được học tập trong một môi trường giáo dục chất lượng.