Đề thi giữa học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn 
Lang? 
A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến. 
B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất. 
C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. 
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên. 
Câu 6. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm 
gì khác biệt? 
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. 
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. 
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. 
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. 
Câu 7. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính 
quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây? 
A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán. 
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo. 
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. 
D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt. 
Câu 8. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến 
phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc? 
A. Thành Luy Lâu. 
B. Thành Cổ Loa.  
C. Thành Tống Bình.  
D. Thành Đại La.
pdf 28 trang Bảo Hà 25/02/2023 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi giữa học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ky_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_ket_n.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kỳ II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì? A. Lạc hầu. B. Bồ chính. C. Lạc tướng. D. Xã trưởng. Câu 2. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ III TCN đến năm 43. B. Từ năm 208 TCN đến năm 43. C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN. D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN. Câu 3. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Phú Xuân (Huế). C. Cấm Khê (Hà Nội) . D. Cổ Loa (Hà Nội). Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc? A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính. B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa. C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.
  2. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến. B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất. C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán. D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên. Câu 6. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt? A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 7. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây? A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán. B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo. C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt. Câu 8. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc? A. Thành Luy Lâu. B. Thành Cổ Loa. C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La. Câu 9. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm phía trên tầng đối lưu. B. Các tầng không khí cực loãng.
  3. C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại. D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Câu 10. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 11. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí? A. Ẩm kế. B. Áp kế. C. Nhiệt kế. D. Vũ kế. Câu 12. Khí hậu là hiện tượng khí tượng A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi. B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó. C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương. D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa. Câu 13. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm A. 1/2. B. 3/4. C. 2/3. D. 4/5. Câu 14. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
  4. Câu 15. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây? A. Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Châu Nam Cực. Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình. B. sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất. C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng. D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương. Câu 17. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. địa hình. B. khí hậu. C. sinh vật. D. đá mẹ. Câu 18. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở A. đới ôn hòa và đới lạnh. B. xích đạo và nhiệt đới. C. đới nóng và đới ôn hòa. B. đới lạnh và đới nóng. Câu 19. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa? A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 20. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng A. 30,1%.
  5. B. 2,5%. C. 97,5%. D. 68,7%. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam dưới thời Bắc thuộc có chuyển biến như thế nào? Câu 2 (3,0 điểm). Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống. Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
  6. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-B 2-D 3-A 4-D 5-C 6-D 7-A 8-B 9-B 10-C 11-A 12-B 13-B 14-B 15-D 16-A 17-D 18-C 19-A 20-C Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 * Chuyển biến về kinh tế: (2,0 - Nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Sự phát triển của công cụ 0,25 điểm) sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn. - Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, ) tiếp tục 0,25 phát triển với kĩ thuật cao hơn. - Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh 0,25 - Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành. 0,25 * Chuyển biến về xã hội: - Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. + Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ. 0,25 + Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào 0,25 trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội. + Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa 0,25 thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc và nô tì. 0,25
  7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II Đề số 01 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì? A. Lạc hầu. B. Bồ chính. C. Lạc tướng. D. Xã trưởng. Câu 2. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ III TCN đến năm 43. B. Từ năm 208 TCN đến năm 43. C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN. D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN. Câu 3. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Phú Xuân (Huế). C. Cấm Khê (Hà Nội) . D. Cổ Loa (Hà Nội). Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc? A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính. B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa. C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.