Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 8 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 6: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều
giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
Câu 7: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?
A. Nước.
B. Từ khí carbon dioxide.
C. Từ không khí.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate).
Câu 8: Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp?
A. Tế bào biểu bì lá cây B. Tế bào niêm mạc miệng ở người.
C. Tế bào cơ ở bò D. Tế bào trứng cá
giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
Câu 7: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào?
A. Nước.
B. Từ khí carbon dioxide.
C. Từ không khí.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate).
Câu 8: Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp?
A. Tế bào biểu bì lá cây B. Tế bào niêm mạc miệng ở người.
C. Tế bào cơ ở bò D. Tế bào trứng cá
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 8 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 8 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 8 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Mục tiêu - Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì I của chương trình sách giáo khoa KHTN 6. - Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận KHTN 6. - Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình KHTN 6. Câu 1: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide Câu 2: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lí học. B. hóa học và Sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 3: Thành phần thiết yếu để xác định sự tồn tại của tế bào là: A. tế bào chất B. nhân C. màng tế bào D. thành tế bào Câu 4: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 5: Chọn thước đo thích hợp ở cột 1 để đo các chiều dài tương ứng ở cột 2 trong bảng dưới đây:
- A. 1 – C; 2 – A; 3 – B. B. 1 – C; 2 – B; 3 – A. C. 1 – B; 2 – C; 3 – A. D. 1 – B; 2 – A; 3 – C. Câu 6: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị của lần đo cuối cùng. B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất. Câu 7: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí. D. Từ thuốc tím (potassium permanganate). Câu 8: Tế bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp? A. Tế bào biểu bì lá cây B. Tế bào niêm mạc miệng ở người. C. Tế bào cơ ở bò D. Tế bào trứng cá Câu 9: Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng? A. Cách (a) B. Cách (b) C. Cách (c). D. Cách nào cũng được. Câu 10: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là: A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản Câu 11: Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm mỗi trường.
- D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 12: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Ethanol. Câu 13: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh. Câu 14: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 15: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A.Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 16: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. tính chất của chất. B. thể của chất. C. mùi vị của chất. D. số chất tạo nên. Câu 17: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước. C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 18: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào. (2) Mức độ tổ chức cơ thể. (3) Môi trường sống. (4) Kiểu dinh dưỡng. (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn. A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (3), (4), (5). Câu 19: Vi khuẩn là A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi. C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 20: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?
- A. Hình (1). B. Hình (2). C. Hình (3). D. Hình (4). Câu 21: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu? A. Nấm men. B. Vi khuẩn. C. Nguyên sinh vật. D. Virus. Câu 22: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? A. Trùng Entamoeba histolytica. B. Trùng Plasmodium falciparum. C. Trùng giày. D. Trùng roi. Câu 23: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Cá. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 24: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)? A. Bảo toàn đa dạng sinh học. B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành. C. Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen. D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen. Câu 25: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng. A. Bàn là điện. B. Máy khoan. C. Quạt điện. D. Máy bơm nước. Câu 26: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng? A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng. B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng. C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn. D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng. Câu 27: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây? A. P = 10 m B. P = m C. P = 0,1 m D. m = 10 P Câu 28: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch. Câu 29: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc. D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. Câu 30: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô Hết
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. C 2. D 3. B 4. B 5. C 6. C 7. C 8. D 9. B 10. B 11. B 12. D 13. C 14. C 15. C 16. D 17. D 18. C 19. A 20. D 21. A 22. A 23. B 24. D 25. A 26. C 27. A 28. A 29. D 30. B Câu 1: Khí nitrogen chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí, khoảng 4/5 thể tích. Đáp án C. Câu 2: Khoa học tự nhiên bao gồm lĩnh vực: Vật lí học, hoá học, sinh học, khoa học Trái Đất và thiên văn học. Đáp án D. Câu 3: Nhân là thành phần chứa thông tin di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Nếu không có nhân, tế bào sẽ không biết phải làm gì và sự phân chia tế bào sẽ không diễn ra. Quá trình tổng hợp protein sẽ ngừng lại hoặc hình thành nên các protein không chính xác. Tất cả điều này sẽ dẫn đến tế bào bị chết nên nhân là thành phần thiết yếu xác định sự tồn tại của tế bào. Đáp án B. Câu 4: Con số 10T ở biển báo này có ý nghĩa: Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. Đáp án B. Câu 5: Thước đo thích hợp để đo các chiều dài tương ứng là: 1. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài cái bảng trong lớp học. 2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi bên ngoài của miệng cốc. 3. Thước kẻ có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dày cuốn sách giáo khoa. Ta có: 1 – B; 2 – C; 3 – A. Đáp án C. Câu 6: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được là kết quả của phép đo. Đáp án C. Câu 7: Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ không khí bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- - Người ta hóa lỏng không khí xuống dưới -196oC và ở áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hóa lỏng. - Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183oC để nitrogen bay hơi và thu riêng nitrogen. - Khi nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen. Đáp án C. Câu 8: Tế bào trứng cá là tế bào có kích thước lớn nên chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp. Đáp án D. Câu 9: Cách đặt mắt để đọc thể tích chất lỏng là: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. => Đặt mắt theo cách (b) là chính xác. Đáp án B. Câu 10: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. Đáp án B. Câu 11: 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Dịch sang tiếng Việt gọi tắt là 3T: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế hay giảm thiểu – tái chế - tái sử dụng. Đáp án B. Câu 12: Ethanol không phải nhiên liệu hóa thạch. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các nhiên liệu hóa thạch. Đáp án D. Câu 13: Trong các thực phẩm dưới đây, thịt chứa nhiều protein (chất đạm) nhất. Đáp án C. Câu 14: A: Củi khô sẽ dễ cháy hơn B: Oxygen giúp duy trì sự cháy C: Xếp chồng lên nhau làm hạn chế sự tiếp xúc với oxygen D: Chẻ củi nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc với oxygen Đáp án C Câu 15: Dầu thô là nguyên liệu không thể tái sinh. Đáp án C. Câu 16:
- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Vậy để phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp ra dựa vào số chất tạo nên chất/ hỗn hợp đó. Đáp án D. Câu 17: Nhiệt độ của nước càng thấp, muối hòa tan càng ít. Do đó muốn hòa tan nhiều muối ăn không nên bỏ thêm đá lạnh vào nước. Đáp án D. Câu 18: Người ta không sử dụng vai trò trong tự nhiên và thực tiễn của động vật để phân loại sinh vật. Đáp án C. Câu 19: Vi khuẩn là những cơ thể cấu tạo đơn bào, nhân sơ và có kích thước hiển vi. Đáp án D. Câu 20: Hình (4) là phẩy khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn, không phải là nguyên sinh vật. Đáp án D. Câu 21: Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang. Đáp án A. Câu 22: Trùng Entamoeba histolytica là tác nhân gây nên bệnh kiết lị Đáp án A. Câu 23: Cá heo thuộc lớp thú vì chúng hô hấp bằng phổi, có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Đáp án B. Câu 24: Mục tiêu không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) là cấm khai thác và sử dụng nguồn gen. Mục tiêu của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) là: • Bảo toàn đa dạng sinh học. • Sử dụng lâu bển các bộ phận hợp thành. • Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen. Đáp án D. Câu 25: Thiết bị chủ yếu đổi điện năng thành nhiệt năng là bàn là điện. Đáp án A.
- Câu 26: Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và các chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí nhiều hơn so với chất lỏng và chất rắn. Đáp án C. Câu 27: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức: P = 10 m Trong đó: + P là độ lớn của lực hút Trái Đất (N) + m là khối lượng vật (kg) Đáp án A. Câu 28: Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn Đáp án A. Câu 29: Tác dụng của lớp sỏi: Sỏi lọc nước hay còn gọi là sỏi đỡ hay sỏi thạch anh là vật liệu lọc nước rất phổ biến hiện nay, có tác dụng lọc và ngăn chặn các thành phần lơ lửng có kích thước nhỏ không kết tủa tự nhiên được trong nguồn nước. => Nhận định không đúng là lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. Đáp án D. Câu 30: Con cá vàng là cấp độ tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào. Đáp án B.