Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là

A. bình chia độ. B. bình tràn. C. cân. D. thước mét.

Câu 2: Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là

A. Trọng lượng. B. Lực đẩy. C. Lực kéo. D. Lực đàn hồi.

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.

B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.

C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

Câu 4: Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng?

A. Nam và Hòa cùng đẩy B. Nam kéo và Hòa đẩy

C. Nam đẩy và Hòa kéo D. Nam và Hòa cùng kéo

doc 19 trang Bảo Hà 08/06/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_sach_ket_noi_tri_thuc_co_d.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Sách Kết nối tri thức (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên 1. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn KHTN số 1 Câu 1: Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là A. bình chia độ. B. bình tràn. C. cân. D. thước mét. Câu 2: Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là A. Trọng lượng. B. Lực đẩy. C. Lực kéo. D. Lực đàn hồi. Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng. C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng. D. Lực kế là dụng cụ để đo lực. Câu 4: Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng? A. Nam và Hòa cùng đẩy B. Nam kéo và Hòa đẩy C. Nam đẩy và Hòa kéo D. Nam và Hòa cùng kéo Câu 5: Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học:
  2. A. Hoạt động a, b, c. B. Hoạt động a, b. C. Hoạt động a, b, d. D. Hoạt động a, c. Câu 6: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành A. Đổ hóa chất vào cống thoát nước. B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa. C. Thông báo với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm, D. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành. Câu 7: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyến động chậm dần vì có A. trọng lực. B. lực hấp dẫn. C. lực búng của tay. D. lực ma sát. Câu 8: Đổi các đơn vị đo nhiệt độ sau? a) 37oC = oF b) 50oF = oC A. 37oC = 70,9oF; 50oF = 10oC B. 37oC = 70,9oF; 50oF = 18oC C. 37oC= 98,6oF; 50oF = 18oC D. 37oC = 98,6oF; 50oF = 10oC
  3. Câu 9: Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng 0,8 s. Hỏi trong 1 phút, tim của một người bình thường đập bao nhiêu nhịp? A. 75 nhịp/phút. B. 80 nhịp/phút. C. 48 nhịp/phút. D. 2880 nhịp/phút. Câu 10: Hãy diễn tả bằng lời phương, chiều và độ lớn của lực vẽ ở hình bên: A. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải, cường độ 30 N. B. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải, cường độ 20 N. C. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái, cường độ 30 N. D. Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái, cường độ 20 N. Câu 11: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre. C. Chỉ làm biến dạng cọc tre. D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 12: Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?
  4. A. + Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d. + Lực không tiếp xúc: hình a; hình b. B. + Lực tiếp xúc: hình b; hình d + Lực không tiếp xúc: hình a; hình c. C. + Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d + Lực không tiếp xúc: hình a. D. + Lực tiếp xúc: hình a; hình b; hình c. + Lực không tiếp xúc: hình d. Câu 13: Giải thích hiện tượng sau và cho biết trong hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy. A. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có hại. B. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn lớn, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi.
  5. C. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi. D. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn lớn, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có hại. Câu 14: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp? A. 3cm. B. 4cm. C. 2cm. D. 5cm. Câu 15: Người ta sử các dụng thiết bị như trên hình 3.2 để đo khối lượng của 1cm3 nước bằng cách chia khối lượng của nước cho thể tích của nó đo bằng cm3. Các phát biểu sau đây mô tả các bước thực hiện cách đo nhưng chúng không theo đúng thứ tự. A. Đổ 50cm3 nước vào ống đong. B. Chia khối lượng của nước cho 50. C. Lấy ống đong rỗng ra khỏi cân. D. Đặt ống đong rỗng lên cân. E. Lấy khối lượng của ống đong chứa nước trừ đi khối lượng của ống đong rỗng. F. Ghi lại khối lượng của ống đong rỗng.
  6. G. Ghi lại khối lượng của ống đong và nước. H. Đặt ống đong chứa nước lên cân. Hãy sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện, bắt đầu là D. A. D - C - A - F - H - G - E - B. B. D - F - C - A - H - G - E - B. C. D - F - C - A - B - G - E - H. D. D - F - C - A - H - G - B - E. Câu 16: Trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Câu 17: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tinh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa. D. Xi măng. Câu 18: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời. C. Tuyết tan khi thời tiết ấm dần. D. Cơm để lâu bị mốc. Câu 19: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên A. chặt cây xây cầu cao tốc. B. đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. C. trồng cây xanh. D. xây thêm nhiều khu công nghiệp. Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Nguyên liệu là vật liệu . chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm” A. Thô. B. Tổng hợp. C. Bán tổng hợp. D. Nhân tạo. Câu 21: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi A. nước trong cốc càng nhiều, cốc rộng, cốc đặt chỗ nắng to. B. nước trong cốc càng ít, cốc rộng, cốc được đậy lắp kín. C. nước trong cốc càng nóng, cốc rộng, cốc đặt chỗ gió to. D. nước trong cốc càng lạnh, cốc nhỏ, cốc đặt chỗ kín gió. Câu 22: Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?
  7. A. Kiên trì chạy bộ. B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng. C. Ăn đủ, đa dạng. D. Tập trung vào việc học nhiều hơn. Câu 23: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm là A. điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất. B. đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi. C. dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy. D. cho nhiều than, củi vào trong bếp. Câu 24: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực? A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp. Câu 25: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng? A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn. B. Tránh làm ô nhiễm môi trường. C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công. D. Chế biến quảng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 26: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân. Câu 27: Tế bào vi khuẩn có kích thước A. 5 – 10 mm B. 0,5 - 10μm C. 10 - 100μm D. 50 - 100μm Câu 28: Cơ thể lớn lên nhờ A. Sự sinh sản của các tế bào
  8. B. Sự lớn lên của các tế bào C. Sự lớn lên và phân chia của các tế bào D. Các tế bào chết đi không được thay thế bằng các tế bào mới. Câu 29: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. (2) Vi khuẩn, nấm men, là cơ thể đơn bào. (3) Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều hơn một tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể. (4) Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó, là cơ thể đơn bào. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 30: Cho các nhận xét sau: (1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan. (2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật. (3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân. (4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật. (5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Các nhận xét đúng là: A. (1), (3), (5) B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5) D. (3), (4), (5). Câu 31: Đâu là một cơ quan A. Hệ tiêu hóa B. Tim và mạch máu C. Dạ dày D. Hệ bài tiết Câu 32: Trình tự các bước làm tiêu bản quan sát sinh vật đơn bào là a) Dùng ống nhỏ giọt hút lấy một giọt nước ao (hồ) lên lam kính rồi đậy bằng lamen. b) Dùng thìa khuấy đều nước ao (hồ) trong cốc.
  9. c) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi. d) Dùng giấy thấm hút phần nước tràn ra ngoài lamen. A. a-c-b-d B. b-a-d-c C. c-d-a-b D. c-a-b-d Câu 33: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây? A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Câu 34: Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, xạ khuẩn, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Các sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ là A. Trùng roi, xạ khuẩn, mực ống B. Xan hô, xạ khuẩn, nấm men C. Nấm men, lúa nước, trùng roi D. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn Câu 35: Ngoài sữa chua, chúng ta còn sử dụng các sản phẩm có ứng dụng hoạt động của vi khuẩn nào A. Nước mắm B. Kem đánh răng C. Muối Iốt D. Dầu ăn Câu 36: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại? A. Giới Động vật. B. Giới Nấm. C. Giới Thực vật. D. Giới Khởi sinh. Câu 37: Cấp bậc trên loài, dưới họ ở động vật được gọi là A. Bộ B. Chi C. Giống D. Ngành Câu 38: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn A. bánh gai B. bánh mì C. giò lụa D. sữa chua Câu 39: Các biểu hiện của người mắc COVID-19 là A. Sốt B. Ho C. Khó thở D. Cả 3 triệu chứng trên Câu 40: Nguyên sinh vật được chia thành A. Động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh B. Động vật nguyên sinh và nấm nhầy C. Thực vật nguyên sinh và nấm nhầy
  10. D. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy Đáp án 1.C 2.A 3.D 4.C 5.B 6.A 7.D 8.D 9.A 10.B 11.D 12.C 13.C 14.A 15.B 16.C 17.D 18.D 19.C 20.A 21.C 22.C 23.B 24.D 25.C 26.C 27.B 28.C 29.C 30.A 31.C 32.B 33.B 34.D 35.A 36.D 37.C 38.D 39.D 40.D Đề thi học kì 1 KHTN 6 học kì 1 số 2 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1. nghiên cứu về thực vật, động vật, con người A. Sinh học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Thiên văn học. Câu 2. nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng A. Sinh học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Thiên văn học. Câu 3. nghiên cứu về chất và về sự biến đổi của chúng A. Sinh học. B. Hoá học. C. Vật lý. D. Thiên văn học.
  11. Câu 4. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì? A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện. C. Cảnh bảo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện. Câu 5. Trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm C. Nhôm, muối ăn, đường mía D. Con dao, đôi đũa, muối ăn Câu 6. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. Câu 7. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu B. Không mùi, không vị C. Tan rất ít trong nước D. Làm đục dung dịch nước vôi trong Câu 8. Quá trình nào sau đây cần oxygen?
  12. A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hoà tan. D. Nóng chảy. Câu 9: Vật liệu nào dưới đây dẫn điện? A. Kim loại B. Nhựa C. Gốm sứ D. Cao su Câu 10: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây? A. Quặng bauxite B. Quặng đồng C. Quặng chứa phosphorus D. Quặng sắt Câu 11: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm? A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy. D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp. Câu 12: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực? A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp.
  13. Câu 13. Hỗn hợp là A. Dây đồng. B. Dây nhôm. C. Nước biển. D. Vòng bạc. Câu 14. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là A. dung dịch. B. chất tan. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 15. Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây? A. Cô cạn. B. Chiết. C. Chưng cất. D. Lọc. Câu 16. Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc? A. Muối ăn và cát. B. Đường và bột mì. C. Muối ăn và đường. D. Cát và mạt sắt. Câu 17. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” A. Vì tế bào rất nhỏ bé.
  14. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc. Câu 18. Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được? A. Tế bào da người. B. Tế bào trứng cá. C. Tế bào virut. D. Tế bào tép bưởi. Câu 19: Vì sao tế bào thường có hình dạng khác nhau? A. Vì các sinh vật có hình dạng khác nhau. B. Để tạo nên sự đa dạng cho tế bào. C. Vì chúng thực hiện các chức năng khác nhau. D. Vì chúng có kích thước khác nhau. Câu 20. Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra A. 4 tế bào con. B. 16 tế bào con. C. 8 tế bào con. D. 32 tế bào con II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng? Câu 2: (1 điểm) Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy: a) Chất rắn không chảy được
  15. b) Chất lỏng khó bị nén c) Chất khí dễ bị nén Câu 3: (1 điểm) Em hãy trình bày cách sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu, nhiên liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm? Câu 4: (1 điểm) Trình bày cách tách muối lẫn sạn không tan trong nước? Câu 5: (1 điểm) Vẽ tế bào vảy hành: chú thích rõ màng tế bào, nhân và tế bào chất 2. Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn KHTN lớp 6 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 điểm) Mỗi câu đúng 0,25điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A C B A C C D A A D B D C D D A B C C D án II. Tự luận CâuNội dung cần đạt Câu - Lau chọn sạch sẽ chỗ làm việc để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm. 0,5 - Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những tương tác 1 0,25 không mong muốn trong phòng thí nghiệm. 0,25 - Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi sinh vật gây hại có thể rơi rớt trên tay khi làm thí nghiệm. Một số ví dụ a) Để một vật rắn trên bàn: Vật rắn đó không chảy tràn trên bề mặt bàn và 0,25 không tự di chuyển. 2 0,25 b) Khi đổ đầy chất lỏng vào bình: Rất khó để nén chất lỏng. 0,5 c) Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe. 0,25 - Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu: Củi, than, xăng, dầu, gas 0,25 3 - Dùng đúng cách để an toàn 0,25
  16. - Dùng vừa đủ để tiết kiệm và hiệu quả cao. 0,25 - Ví dụ: Khi dùng than củi hoặc gas nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp để an toàn với việc đun nấu, không để lửa quá to, quá lâu, cháy lan, cháy nổ gây nguy hiểm không cần thiết. Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động tốt cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân nên sử dụng phương tiên giao thông công cộng. Để thu được muối sạch từ muối lẫn cát sạn ta làm như sau: 0,25 Bước 1: Cho muối lẫn cát sạn vào nước sạch 0,25 Bước 2: Khuấy hòa tan hết muối trong nước còn lại cát chìm dưới đáy Bước 3: 4 Rót nước muối sạch vào bình khác và đổ cát sạn ra ngoài. 0,25 Bước 4: Đun nước muối sạch cho bay hơi hết nước ta thu được hạt muối 0,25 sạch. Vẽ đúng tế bào 0,5 điểm, có chú thích đúng 0,5 điểm 5 1 3. Bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn KHTN Các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Biết các Giải Chương lĩnh thích vì I: Mở vực sao đầu về chính phải vệ khoa học sinh an tự nhiên của toàn khoa phòng
  17. học tự thí nhiên nghiệm và nguyên thực tắc an hành. toàn khi thực hành. 4 c 1 c 5 c Số câu Số điểm Tỉ 1 đ 1 đ 2 đ lệ % 10% 10% 20% Biết một số chất ở Cho ví quanh dụ về ta, sự tính Chương chuyển II: Chất thể của chất quanh ta chất, của 3 tính thể của chất chất hóa học của chất 4 c 1 c 5 c Số câu Số điểm 1 đ 1 đ 2 đ Tỉ lệ % 10% 10% 20% Chương III: Một Biết Cách số vật một số sử liệu, vật liệu, dụng nguyên nguyên nhiên liệu, liệu, liệu an nhiên nhiên toàn, liệu, liệu và hiệu lương lương quả và thực và thực tiết thực thực phẩm phẩm kiệm. thông dụng
  18. 4 c 1 c 5 c Số câu Số điểm Tỉ 1 đ 1 đ 2 đ lệ % 10% 10% 20% Các bước Biết các thực loại hỗn Chương IV: hiện hợp và Hỗn hợp và tách phương tách chất ra muối pháp tách khỏi hỗn ra khỏi chất ra hợp khỏi hỗn hỗn hợp hợp cát sạn 4 c 1 c 5 c Số câu Số 1 đ 1 đ 2 đ điểm Tỉ lệ % 10% 10% 20% Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cơ bản Báo cáo của sự cấu tạo Chương V: sống, Tế bào phân chung biệt một của tế số loại bào tế bào, tính sự phân bào 4 c 1 c 5 c Số câu Số 1 đ 1 đ 2 đ điểm Tỉ lệ % 10% 10% 20%
  19. 16 c 6 c 2 c 1 c 25 c Tổng Số câu Số điểm 4 đ 3 đ 2 đ 1 đ 10 đ Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%