Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thanh Đức (Có đáp án)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan 
Câu 1: Ở trong phòng có nhiệt độ 25 oC thì chất nào trong những chất sau đây theo thứ tự ở thể rắn, thể 
lỏng, thể khí: 
A. Thủy ngân (mercury), chì (lead), oxygen C. Chì (lead), thủy ngân (mercury), oxygen 
B. Oxygen, chì (lead), thủy ngân (mercury) D. Nước, chì (lead), thủy ngân (mercury)

Câu 2: Để sản xuất xi măng, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? 
A. Nhôm B. Đá vôi C. Thủy tinh D. Gỗ

Câu 3: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? 
A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Nước chè. D. Nước máy.

Câu 5: Tính chất nào sau đây là của oxygen: 
A. Duy trì sự sống, không duy trì sự cháy 
B. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, tan nhiều trong nước 
C. Không duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước 
D. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước 
Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan? 
A. Nước mắm. B. Sữa. C. Nước chanh đường. D. Nước đường.

Câu 7: Trong quả chanh có nước và citric acid (có vị chua) cùng một số chất khác. Hãy chỉ ra đâu là vật 
thể, đâu là chất: 
A. Vật thể: quả chanh; Chất: citric acid C. Vật thể: quả chanh; Chất: nước, citric acid 
B. Vật thể: nước; Chất: quả chanh D. Vật thể: nước, citric acid; Chất: quả chanh 

pdf 18 trang Bảo Hà 07/04/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thanh Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_n.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thanh Đức (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS THANH ĐỨC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CD Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. ĐỀ SỐ 1 Phần I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Ở trong phòng có nhiệt độ 25 oC thì chất nào trong những chất sau đây theo thứ tự ở thể rắn, thể lỏng, thể khí: A. Thủy ngân (mercury), chì (lead), oxygen C. Chì (lead), thủy ngân (mercury), oxygen B. Oxygen, chì (lead), thủy ngân (mercury) D. Nước, chì (lead), thủy ngân (mercury) Câu 2: Để sản xuất xi măng, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Nhôm B. Đá vôi C. Thủy tinh D. Gỗ Câu 3: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Nước chè. D. Nước máy. Câu 5: Tính chất nào sau đây là của oxygen: A. Duy trì sự sống, không duy trì sự cháy B. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, tan nhiều trong nước C. Không duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước D. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan? A. Nước mắm. B. Sữa. C. Nước chanh đường. D. Nước đường. Câu 7: Trong quả chanh có nước và citric acid (có vị chua) cùng một số chất khác. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất: A. Vật thể: quả chanh; Chất: citric acid C. Vật thể: quả chanh; Chất: nước, citric acid B. Vật thể: nước; Chất: quả chanh D. Vật thể: nước, citric acid; Chất: quả chanh Câu 8: Trong các bệnh viện, bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô hấp thở bằng khí oxygen. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của oxygen: Trang | 1
  2. A. Oxygen duy trì sự cháy C. Oxygen duy trì sự sống B. Oxygen ít tan trong nước D. Oxygen là khí không mùi Câu 7: Không khí bao gồm các khí: A. Oxygen, nitrogen, hydrogen, carbon dioxide B. Oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác C. Oxygen, nitrogen, hydrogen và một số khí khác D. Oxygen, nitrogen, carbon dioxide và một số khí khác Câu 9: Vật liệu xây dựng nào dưới đây nên được ưu tiên sử dụng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững: A. Gỗ tự nhiên B. Kim loại C. Gạch không nung D. Gạch chịu lửa Câu 10: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của: A. chất rắn trong chất lỏng B. chất khí trong chất lỏng C. chất rắn và dung môi D. dung môi và chất tan II. Phần tự luận: Câu 11. Em hãy liệt kê tính chất của các vật liệu theo mẫu dưới đây: Tính chất Trong Cứng Mềm dẻo Đàn hồi Dễ uốn Dẫn điện Dẫn nhiệt Vật liệu suốt Kim loại x x x x Gỗ Thủy tinh Cao su Gốm Nhựa Câu 12. Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói "nhiệt độ bay hơi" của một chất? Câu 13. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1 950 L oxygen và sinh ra 1 248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Trang | 2
  3. Câu 14. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau: "Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao, ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim". Câu 15. Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (tinh bột, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin). ĐÁP ÁN Phần I: Trắc nghiệm khách quan 1. C 2. B 3. B 4. B 5. D 6. D 7. C 8. C 9. A 10. D Phần II: Tự luận Câu 11: Tính chất Dẫn Dẫn Trong Cứng Mềm dẻo Đàn hồi Dễ uốn Vật liệu điện nhiệt suốt Kim loại     Gỗ   Thuỷ tinh   Cao su   Gốm  Nhựa  Câu 12: * Giống nhau: Sự sôi và sự bay hơi đều là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi * Khác nhau: Sự sôi là quá trình vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ sôi không thay đổi. Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ. Trang | 3
  4. - Không nói "nhiệt độ bay hơi" của một chất vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ Câu 13: Vì oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Nên thể tích không khí gấp 5 lần thể tích oxygen a)Thể tích không khí cẩn là: 1950 7 5 = 68250 (L). b)Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1248 7 = 8736 (L). Câu 14: Tính chất vật lí của sắt: chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Tính chất hoá học của sắt: để lâu trong không khí, sắt biến thành gỉ sắt. Câu 15: HS ghi lại các món ăn ngày hôm qua em đã ăn và sắp xếp các thức ăn đó theo nhóm chất. Ví dụ: Buổi Sáng Trưa Tối Nhóm chất Tinh bột Bánh mì Cơm Cơm Protein Trứng Thịt kho Cá rán Dầu thực vật Chất béo Sữa Thịt mỡ (để xào rau) Vitamin và chất khoáng Rau thơm Rau xanh, hoa quả Rau xanh, hoa quả 2. ĐỀ SỐ 2 Phần I: Trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1: Trong các vật thể sau, vật thể tự nhiên là: A. Quyển sách. B. Cái bút. C. Chiếc ấm. D. Cây bàng. Câu 2: Nhiên liệu lỏng ở điều kiện thường là: A. Xăng, dầu. B. Khí ga. C. Than củi. D. Rơm rạ Câu 3: Thức ăn chứa nhiều chất đạm là: A. Bánh mì. B. Cơm. Trang | 4
  5. - Quản lí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. - Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn, thân thiện với môi trường. - Tiết kiệm điện và năng lượng. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người. 3 a. Những bệnh do vi khuẩn và virus gây nên: - Cho con người: + Do vi khuẩn: uốn ván, thương hàn, bệnh lao + Do virus: cúm, đậu mùa, quai bị, sởi, bại liệt, viêm gan, viêm não, hội chứng HIV/AIDS - Cho sinh vật: + Virus gây bệnh thối rữa ở cây ăn quả; bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây; bệnh cúm gia cầm + Vi khuẩn gây ra bệnh bạc lá, héo lá ở cây b. Bản thân em đã thực hiện: - Tìm hiểu về dịch bệnh và nắm được diễn biến của dịch bệnh. - Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế và các chỉ thị của chính phủ. - Chủ động tiêm phòng vacxin khi có đủ điều kiện. 3. ĐỀ SỐ 3 Phần I: Trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về lĩnh vực của khoa học tự nhiên? A. Sinh Hóa B. Thiên văn C. Lịch sử D. Địa chất Câu 2. Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất? A. B. C. D. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về oxygen? A. Không tan trong nước. C. Không mùi và không vị. B.Cần thiết cho sự sống. D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 4. Cho các hiện tượng sau: 1. Đun nóng đường thấy đường chuyển sang màu vàng nâu 2. Tuyết tan 3. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời 4. Cơm để lâu bị mốc Số các hiện tượng mô tả tính chất hóa học của chất là A.1 B. 2 C. 3 D.4 Trang | 8
  6. Câu 5.Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 6.Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?. A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào, C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào, Câu 7. Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần tạo thành số tế bào con là. A. 4 tế bào con. B. 6 tế bào con. C. 2 tế bào con. D. 8 tế bào con Câu 8. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có nhân và các bào quan có màng. D. có màng sinh chất. Câu 9.Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. mô B. tế bào C. cơ quan. D.hệ cơ quan. Câu 10. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 11.Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới. B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài. D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới. Câu 12. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu của lò xo lại. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng. C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái và lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. Phần II: Tự luận Câu 13. a, Nêu các vai trò của KHTN trong cuộc sống. b, Lấy 1 ví dụ về hoạt động nghiên cứu KHTN và cho biết hoạt động đó đem lại lợi ích gì cho cuộc sống của con người. Câu 14. Cho hình ảnh sau đây: a) Theo em, nước tinh khiết và nước khoáng ở thể nào? Trang | 9
  7. b) Nước tinh khiết là chất hay hỗn hợp? c) Tính chất của nước khoáng có thể thay đổi hay không? Tại sao? d) Trong hai loại nước trên, loại nước nào tốt cho sức khoẻ hơn? Câu 15. Gas là một chất rất dễ chảy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? Câu 16. Một con bò đang gặm cỏ, bỗng nghe thấy tiếng động mạnh, nó lập tức ngừng ăn. Khi tiếng động lớn hơn nó vụt chạy nhanh chóng. a. Con bò đang thể hiện những dấu hiệu nào của sự sống? b. Viết tên và mô tả mỗi dấu hiệu đó? Câu 17. a) Quan sát những hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết các sinh vật đó thuộc giới nào? b) Nêu các thành phần cấu tạo của tế bào? Vẽ hình và chú thích sơ đồ cấu tạo của tế bào? Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? Câu 18. Tập thể dục là biện pháp lý tưởng cho mỗi chúng ta được vận động, toát mồ hôi, thải độc cho cơ thể? Theo em khi đó có những cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động? ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A B B D Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C A D A D Phần II: Tự luận Câu Nội dung Câu 13 a, Kể đúng 4 vai trò. Trang | 10
  8. b, Kể đúng 1 hoạt động nghiên cứu khoa học. Chỉ ra được 1 lợi ích cho cuộc sống. Câu 14 a) Nước tinh khiết và nước khoáng ở thể lỏng b)Nước tinh khiết là nước không có lẫn chất khác. Đó là chất. c) Nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất của nước khoáng có thể thay đổi tùy thuộc vào thành phần các chất trong nước khoáng. d) Uống nước khoáng tốt hơn vì nó bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Câu 15 a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khoá van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ. b) Để bình gas nơi thoáng khí đề khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khoá van an toàn bình gas lại, Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khoá gas thì dùng chăn ướt lấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khoá van an toàn bình gas. d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau: - Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài. - Khoá van an toàn ở bình gas. - Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa. - Báo cho người lớn để kiếm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại Câu 16 a) Con bò đang thể hiện những dấu hiệu của sự sống là: dinh dưỡng, hô hấp,cảm ứng, di chuyển. b) Mô tả dấu hiệu: - Dinh dưỡng: con bò đang gặm cỏ. - Hô hấp: con bò đang hit, thở. - Cảm ứng: nghe thấy tiếng động, lập tức nó ngừng ăn. - Di chuyển: con bò vụt chạy nhanh chóng. Câu 17 a)Gọi tên: Vi khuẩn, con gà, con ong, trùng roi xanh, rêu, con ếch, cây phượng vĩ, nấm rơm. Giới khởi Giới nguyên Giới nấm Giới thực Giới động vật sinh sinh vật Vi khuẩn trùng roi nấm rơm. cây phượng con gà, con ong, xanh vĩ con ếch b) - Cấu tao của tế bào: Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất, nhân. Trang | 11
  9. -Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. - Vẽ hình và chú thích đúng Câu 18 Những cơ quan trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động là: Hệ vận động, Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh . 4. ĐỀ SỐ 4 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng? A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động. B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng. C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động. D. Quả bóng không bị biến đổi. Câu 2: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực? A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh. B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận. C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước. D. Từ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại. Câu 3: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của cọc tre. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre. C. Chỉ làm biến dạng cọc tre. D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tác dụng hoặc của vật này lên vật khác gọi là lực: A. Đẩy, kéo. B. Đẩy, nén. C. Uốn, kéo. D. Nén, uốn. Câu 5: Lực nào dưới đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường C. Lực dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy móc cọ xát với nhau. Câu 6: Khi xe chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ. D. Giảm ma sát trượt. Trang | 12
  10. Câu 7: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Viên bi lăn trên cát. B. Bánh xe đạp chạy trên đường. C. Trục ổ bi ở xe máy khi hoạt động. D. Khi viết phấn trên bảng. Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Cô gái nâng cử tạ. B. Cầu thủ truyền bóng. C. Nam châm hút quả bi sắt. D. Trái đất hút một vật. Câu 9: Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên chân quả bóng. C. Lực cầm quyển sách. D. Lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng. Câu 10: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng bằng: A. 2N. B. 20N. C. 200N. D. 2000N. Câu 11: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết: A. Trọng lượng của vật đó. B. thể tích của vật đó. C. khối lượng của vật đó. D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của vật khác Câu 12: Khi một chiếc xe máy đang chuyển động, hãy cho biết loại lực ma sát nào sau đây là có ích : A. Ma sát khi phanh xe. B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau C. Ma sát giữa lốp xe và mặt đường D. Ma sát giữa các chi tiết máy với nhau Câu 13: Xây dựng khóa lưỡng phân không dựa trên đặc điểm nào dưới đây? A. Đặc điểm hình dạng B. Đặc điểm kích thước C. Đặc điểm kích thích và phản ứng D. Đặc điểm cấu trúc Câu 14: Một khóa lưỡng phân có mấy lựa chọn ở mỗi nhánh? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15: Các nhà khoa học sử dụng khóa lưỡng phân để A. phân chia sinh vật thành từng nhóm B. xây dựng thí nghiệm C. xác định loài sinh sản vô tính hay hữu tính D. dự đoán thế hệ sau Phần II. Tự luận Câu 1. Gas là một chất rất dễ chảy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? Trang | 13
  11. Câu 2: a. Khí oxygen có vai trò gì? b. Theo em những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm không khí? c. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường không khí? ĐÁP ÁN Câu 1: a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khoá van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ. b) Để bình gas nơi thoáng khí đề khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khoá van an toàn bình gas lại, Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khoá gas thì dùng chăn ướt lấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khoá van an toàn bình gas. d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau: - Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài. - Khoá van an toàn ở bình gas. - Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa. - Báo cho người lớn để kiếm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại Câu 2: a. Vai trò của khí oxygen: - Khí oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. - Khí oxygen duy trì sự cháy. b. Một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí: - Đun nấu sinh hoạt. - Phương tiện giao thông. - Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Cháy rừng. - Rác thải. c. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí: - Trồng nhiều cây xanh. - Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. - Quản lí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. - Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn, thân thiện với môi trường. - Tiết kiệm điện và năng lượng. Trang | 14
  12. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người. 5. ĐỀ SỐ 5 Phần I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan? A. Nước mắm. B. Sữa. C. Nước chanh đường. D. Nước đường. Câu 2: Trong quả chanh có nước và citric acid (có vị chua) cùng một số chất khác. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất: A. Vật thể: quả chanh; Chất: citric acid C. Vật thể: quả chanh; Chất: nước, citric acid B. Vật thể: nước; Chất: quả chanh D. Vật thể: nước, citric acid; Chất: quả chanh Câu 3: Ở trong phòng có nhiệt độ 25 oC thì chất nào trong những chất sau đây theo thứ tự ở thể rắn, thể lỏng, thể khí: A. Thủy ngân (mercury), chì (lead), oxygen C. Chì (lead), thủy ngân (mercury), oxygen B. Oxygen, chì (lead), thủy ngân (mercury) D. Nước, chì (lead), thủy ngân (mercury) Câu 4: Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Nước chè. D. Nước máy. Câu 5: Tính chất nào sau đây là của oxygen: A. Duy trì sự sống, không duy trì sự cháy B. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, tan nhiều trong nước C. Không duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước D. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước Câu 6: Trong các bệnh viện, bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô hấp thở bằng khí oxygen. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của oxygen: A. Oxygen duy trì sự cháy C. Oxygen duy trì sự sống B. Oxygen ít tan trong nước D. Oxygen là khí không mùi Câu 7: Không khí bao gồm các khí: A. Oxygen, nitrogen, hydrogen, carbon dioxide B. Oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số khí khác C. Oxygen, nitrogen, hydrogen và một số khí khác D. Oxygen, nitrogen, carbon dioxide và một số khí khác Trang | 15
  13. Câu 8: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của: A. chất rắn trong chất lỏng B. chất khí trong chất lỏng C. chất rắn và dung môi D. dung môi và chất tan Câu 9: Để sản xuất xi măng, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Nhôm B. Đá vôi C. Thủy tinh D. Gỗ Câu 10: Vật liệu xây dựng nào dưới đây nên được ưu tiên sử dụng nhằm góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững: A. Gỗ tự nhiên B. Kim loại C. Gạch không nung D. Gạch chịu lửa II. Phần tự luận: Câu 11. Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói "nhiệt độ bay hơi" của một chất? Câu 12. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau: "Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, dao, ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim". Câu 13. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1 950 L oxygen và sinh ra 1 248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 14. Em hãy liệt kê tính chất của các vật liệu theo mẫu dưới đây: Tính chất Trong Cứng Mềm dẻo Đàn hồi Dễ uốn Dẫn điện Dẫn nhiệt Vật liệu suốt Kim loại x x x x Gỗ Thủy tinh Cao su Gốm Nhựa Câu 15. Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (tinh bột, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trang | 16
  14. Phần I: Trắc nghiệm khách quan 1. D 2. C 3. C 4. B 5. D 6. C 7. B 8. D 9. B 10. A Phần II: Tự luận Câu 11: * Giống nhau: Sự sôi và sự bay hơi đều là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi * Khác nhau: Sự sôi là quá trình vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ sôi không thay đổi. Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ. - Không nói "nhiệt độ bay hơi" của một chất vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ Câu 12: Tính chất vật lí của sắt: chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Tính chất hoá học của sắt: để lâu trong không khí, sắt biến thành gỉ sắt. Câu 13: Vì oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Nên thể tích không khí gấp 5 lần thể tích oxygen a)Thể tích không khí cẩn là: 1950 7 5 = 68250 (L). b)Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1248 7 = 8736 (L). Câu 14: Tính chất Dẫn Dẫn Trong Cứng Mềm dẻo Đàn hồi Dễ uốn Vật liệu điện nhiệt suốt Kim loại     Gỗ  Thuỷ tinh    Cao su   Gốm  Nhựa  Câu 15: HS ghi lại các món ăn ngày hôm qua em đã ăn và sắp xếp các thức ăn đó theo nhóm chất. Trang | 17
  15. Ví dụ: Buổi Sáng Trưa Tối Nhóm chất Tinh bột Bánh mì Cơm Cơm Protein Trứng Thịt kho Cá rán Dầu thực vật Chất béo Sữa Thịt mỡ (để xào rau) Vitamin và chất khoáng Rau thơm Rau xanh, hoa quả Rau xanh, hoa quả Trang | 18