Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy (Có đáp án)
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?
A. Cô cạn nước đường thành đường
B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
Câu 2: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa
thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được
B. Không có hình dạng xác định
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được .
Câu 3: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 21% B. 79% C. 78% D. 15%
Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm
Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?
A. Cô cạn nước đường thành đường
B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
Câu 2: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa
thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được
B. Không có hình dạng xác định
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được .
Câu 3: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 21% B. 79% C. 78% D. 15%
Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS THÁI THỦY MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - KNTT Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ? A. Cô cạn nước đường thành đường B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước. Câu 2: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được B. Không có hình dạng xác định C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng D. Không chảy được . Câu 3: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích? A. 21% B. 79% C. 78% D. 15% Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện? A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm Câu 5: Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng? A. Vì gang khó sản xuất hơn thép. B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép. Trang | 1
- C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép. D. Vì gang giòn hơn thép. Câu 6: Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là gì? A. Đất sét B. Cát C. Đá vôi D. Đá Câu 7: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu khí. B. Nhiên liệu lỏng. C. Nhiên liệu rắn. D. Nhiên liệu hóa thạch. Câu 8: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì? A. iodine (iot). B. calcium (canxi). C. zinc (kẽm). C. phosphorus (photpho). Câu 9: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là A. chất tinh khiết. B. dung dịch. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 10: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc. D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. Câu 11: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường Trang | 2
- B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng Câu 12: Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (4) Tảo vòng (2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông (3) Con bướm Các sinh vật đơn bào là? A. (1), (2) B. (5), (3) C. (1), (4) D. (2), (4) Câu 13: Cho hình ảnh sau: Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài? A. Tên khoa học B. Tên địa phương C. Tên dân gian D. Tên phổ thông Câu 14: Cho các đặc điểm sau: (1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm (2) Lập bảng các đặc điểm đối lập (3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài (4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân) Trang | 3
- (5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào? A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4) Câu 15: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh lao B. Bệnh tiêu chảy C. Bệnh vàng da D. Bệnh thủy đậu II. Tự luận Câu 1. Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng? Câu 2: Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy: a) Chất rắn không chảy được b) Chất lỏng khó bị nén c) Chất khí dễ bị nén ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1. A 2. C 3. A 4. A 5. D 6. A 7. A 8. A 9. C 10. D 11. C 12. A 13. A 14. B 15. D II. Tự luận Câu 1: - Lau chọn sạch sẽ chỗ làm việc để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm. - Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những tương tác không mong muốn trong phòng thí nghiệm. - Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi sinh vật gây hại có thể rơi rớt trên tay khi làm thí nghiệm. Câu 2: Một số ví dụ a) Để một vật rắn trên bàn: Vật rắn đó không chảy tràn trên bề mặt bàn và không tự di chuyển. Trang | 4
- b) Khi đổ đầy chất lỏng vào bình: Rất khó để nén chất lỏng. c) Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe. 2. ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm Câu 1: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật? A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi Câu 2: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô Câu 3: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 4: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra? A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn C. Dạ dày hoạt động tốt hơn D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét Câu 5: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào Trang | 5
- D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng Câu 6: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo. B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo. C. Có thời điểm độ dãn của lò xo tren thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó Câu 9: Hãy sắp xếp thứ tự đúng các bước dùng lực kế để đo lực? (1) Chọn lực kế thích hợp (2) Ước lượng độ lớn của lực (3) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo (4) Điều chỉnh lực kế về số 0 (5) Đọc và ghi kết quả đo A. (1), (2), (3), (4), (5) Trang | 6
- B. (2), (1), (3), (4), (5) C. (2), (1), (4), (3), (5) D. (2), (1), (3), (5), (4) Câu 10: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào? A. Vẫn đứng yên. B. Chuyển động nhanh dần. C. Chuyển động chậm dần. D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần. Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc? A. Hai thanh nam châm hút nhau. B. Hai thanh nam châm đẩy nhau. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn. Câu 12: Lò xo không bị biến dạng khi A. dùng tay kéo dãn lò xo B. dùng tay ép chặt lò xo C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo D. dùng tay nâng lò xo lên Câu 13: Chọn phát biểu đúng? A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại. D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc. Trang | 7
- Câu 14: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? A. 96 cm B. 100 cm C. 0,1 cm D. 0,96 cm Câu 15: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào? A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất. B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí. C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước. D. Chỉ chịu lực cản của không khí. II. Tự luận Câu 1: Em hãy trình bày cách sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu, nhiên liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm? Câu 2: Trình bày cách tách muối lẫn sạn không tan trong nước? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1. C 2. B 3. C 4. D 5. C 6. D 7. A 8. C 9. C 10. B 11. D 12. D 13. C 14. A 15. B II. Tự luận Câu 1: - Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu: Củi, than, xăng, dầu, gas - Dùng đúng cách để an toàn - Dùng vừa đủ để tiết kiệm và hiệu quả cao. - Ví dụ: Khi dùng than củi hoặc gas nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp để an toàn với việc đun nấu, không để lửa quá to, quá lâu, cháy lan, cháy nổ gây nguy hiểm không cần thiết. Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động tốt cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân nên sử dụng phương tiên giao thông công cộng. Câu 2: Để thu được muối sạch từ muối lẫn cát sạn ta làm như sau: Trang | 8
- - Bước 1: Cho muối lẫn cát sạn vào nước sạch - Bước 2: Khuấy hòa tan hết muối trong nước còn lại cát chìm dưới đáy - Bước 3: Rót nước muối sạch vào bình khác và đổ cát sạn ra ngoài. - Bước 4: Đun nước muối sạch cho bay hơi hết nước ta thu được hạt muối sạch. 3. ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm Câu 1: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide? A. Tan rất ít trong nước B. Chất khí, không màu C. Không mùi, không vị D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Câu 2: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào? A. Tăng dần B. Không thay đổi C. Giảm dần D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí oxygen không tan trong nước. B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh. C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. Câu 4: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Trang | 9
- Câu 5: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh B. Kim loại C. Cao su D. Gốm Câu 6: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng là gì? A. Cát B. Đá vôi C. Đất sét D. Đá Câu 7: Nhiên liệu hóa thạch: A. là nguồn nhiên liệu tái tạo. B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật. C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước. D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. Câu 8: Vitamin tốt cho mắt là: A.Vitamin A. B. Vitamin D C. Vitamin K. D. Vitamin B Câu 9: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được: A. dung dịch. B. huyền phù. C. dung môi. D. nhũ tương. Câu 10: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt? A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước. B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu. C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc. D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh. II. Tự luận Câu 1. a) Trình bày vai trò của nấm? b) Trong các loại nấm, có một loại nấm có thể “dự báo thời tiết”, vậy loại nấm đó tên là gì và tại sao lại được gọi như vậy? Trang | 10
- Câu 2. Có nhiều cách để bảo quản thực phẩm được lâu, trong đó có biện pháp phơi hoặc sấy khô thực phẩm. Bằng kiến thức đã học, em hảy giải thích cơ sở của biện pháp bảo quản trên. Nêu các biện pháp bảo quản khác mà em biết. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1. D 2. B 3. C 4. A 5. B 6. B 7. C 8. A 9. B 10. C II. Tự luận Câu 1: a. Vai trò của nấm: - Tham gia quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh, làm sạch môi trường. - Nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, sử dụng nấm làm thuốc. - Trong công nghiệp sử dụng nấm man để sản xuất bánh mì, bia, rượu nấm mốc dùng để sản xuất tương b. Loại nấm đó tên là nấm báo mưa. Nó được gọi như vậy vì nó chỉ xuất hiện vào mùa mưa, khi không khí rất ẩm, đầy hơi nước. Do đó, nếu thấy nấm này xuất hiện thì ta biết là trời sắp mưa. Câu 2: - Phơi hoặc sấy khô thực phẩm để làm giảm độ ẩm của thực phẩm, ngăn chặn sự phát triển và sinh sôi của ví khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. - Các biện pháp bảo quản khác như: bảo quản lạnh, ướp muối, hút chân không, 4. ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm Câu 1: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào Trang | 11
- D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào Câu 2: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp? A. Carotenoid B. Xanthopyll C. Phycobilin D. Diệp lục Câu 3: Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào đó có chức năng gì? A. Chứa sắc tố B. Co bóp, tiêu hóa C. Chứa chất thải D. Dự trữ dinh dưỡng Câu 4: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể Câu 5: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người? A. Tim B. Phổi C. Não D. Dạ dày Câu 6: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 7: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào? A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau Câu 8: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn. A. Kính lúp B. Kính hiển vi Trang | 12
- C. Kính soi nổi D. Kính viễn vọng Câu 9: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn: (1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. (2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. (3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. (4) Dùng kháng sinh đủ thời gian. (5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn. Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (5) C. (2), (3), (4), (5) D. (1), (2), (3), (4) Câu 10: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào? A. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông II. Tự luận Câu 1. Một chiếc bàn nằm ngang, một đầu đặt sát bức từng phía nam. Để kéo bàn cách xa bức tường một đoạn 20cm, người ta dùng sức kéo bàn sao cho phương của lực song song với mặt bàn và có độ lớn 50N. Hãy biểu diễn lực này với tỉ lệ xích 1cm tương ứng với 1N. Câu 2. a. Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện? b. Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm Trang | 13
- 1. B 2. D 3. B 4. C 5. C 6. A 7. C 8. B 9. D 10. A II. Tự luận Câu 1: Lực này có phương nằm ngang, có chiều từ phía Nam sang phía Bắc và có độ lớn 50N. Câu 2: a. Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt. b. Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng. 5. ĐỀ SỐ 5 I. Trắc nghiệm Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một A. lực nâng B. lực kéo C. lực uốn D. lực đẩy Câu 2: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị . A. biến dạng. B. thay đổi chuyển động. C. biến dạng và thay đổi chuyển động. D. dừng lại. Câu 3: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? A. Lực kế B. Tốc kế C. Nhiệt kế Trang | 14
- D. Cân Câu 4: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. D. phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới. Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu? A. 2 cm B. 3 cm C. 4 cm D. 1 cm Câu 6: Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi? A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút. B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường. C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy. D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động. Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại? A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau. C. Con người đi lại được trên mặt đất. D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng. Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. Trang | 15
- B. Bạn Lan đang tập bơi. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Con cá đang bơi. C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Mẹ em đang rửa rau. Câu 10: Trọng lực có: A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới B. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên C. phương ngang, chiều từ trái sang phải D. phương ngang, chiều từ phải sang trái II. Tự luận Câu 1. Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng? Câu 2. a. Trình bày vai trò của nấm? b. Trong các loại nấm, có một loại nấm có thể “dự báo thời tiết”, vậy loại nấm đó tên là gì và tại sao lại được gọi như vậy? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1. D 2. C 3. A 4. B 5. C 6. D 7. D 8. B 9. C 10. A II. Tự luận Câu 1: Trang | 16
- - Lau chọn sạch sẽ chỗ làm việc để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm. - Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những tương tác không mong muốn trong phòng thí nghiệm. - Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi sinh vật gây hại có thể rơi rớt trên tay khi làm thí nghiệm. Câu 2: a. Vai trò của nấm: - Tham gia quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh, làm sạch môi trường. - Nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, sử dụng nấm làm thuốc. - Trong công nghiệp sử dụng nấm man để sản xuất bánh mì, bia, rượu nấm mốc dùng để sản xuất tương b. Loại nấm đó tên là nấm báo mưa. Nó được gọi như vậy vì nó chỉ xuất hiện vào mùa mưa, khi không khí rất ẩm, đầy hơi nước. Do đó, nếu thấy nấm này xuất hiện thì ta biết là trời sắp mưa. Trang | 17