Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hưng Đồng (Có đáp án)
Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm )
Đọc văn bản sau và tr ả lời câu hỏi:
NHÀ KHÔNG CÓ BỐ
(Nguyễn Th ị Mai )
Nhà không có bố buồn sao
Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn
Bơm xe chẳng hiểu cái jun
Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô
Không có bố, không thì giờ
Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm
Ngày đông gió bấc mưa dầm
Đậy che mái dột, âm thầm m ẹ con
Chẳng vui tiếng điếu rít giòn
Bia không mua uống, em còn bán chai
Nước đun sôi đ ể nguội hoài
Nhà không có bố, biết ai pha trà
Cho dù bãi mật phù s a
Mà không bên lở chẳng là dòng sông.
Câu 1. Vần của bài thơ Nhà không có bố chủ yếu được gieo ở vị trí nào ?
A. Đầu các dòng thơ
B. Giữa các dòng thơ
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hưng Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_nam_hoc_202.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hưng Đồng (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS HƯNG ĐỒNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm ) Đọc văn bản sau và tr ả lời câu hỏi : NHÀ KHÔNG CÓ BỐ (Nguyễn Th ị Mai ) Nhà không có b ố buồn sao Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn Bơm xe chẳng hiểu cái jun Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô Không có bố, không thì giờ Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm Ngày đông gió bấc mưa dầm Đậy che mái dột, âm thầm m ẹ con Chẳng vui tiếng điếu rít giòn Bia không mua uống, em còn bán chai Nước đun sôi đ ể nguội hoài Nhà không có bố, biết ai pha trà Cho dù bãi mật phù sa Mà không bên lở chẳng là dòng sông . Câu 1 . Vần của bài thơ Nhà không có bố ch ủ yếu được gieo ở v ị trí nào ? A. Đầu các dòng thơ B. Giữa các dòng thơ
- C. Cuối các dòng thơ D. Không có vị trí nào được gieo vần Câu 2. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ có thể là những ai? A. Người bố, người mẹ, người con B. Người bà, người ông, người bạc C. Người anh, người chị, người em D. Người thầy, người bạn, người cô Câu 3. Qua bài thơ, em có thể hiểu nguyên nhân “nhà không có bố” theo nhiều cách ngoại trừ: A. Người bố vắng nhà đã lâu ngày B. Người bố đã mất C. Người bố không còn sống cùng với gia đình D. Người bố chưa từng xuất hiện trong gia đình Câu 4. Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ? A. Nhà không có bố buồn sao B. Không có bố, không thì giờ C. Chẳng vui tiếng điếu rít giòn D. Nhà không có bố, biết ai pha trà Câu 5. Để làm rõ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi “không có bố”, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Liệt kê Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá
- D. Liệt kê Câu 7. Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy? A. Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô B. Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm C. Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con D. Nhà không có bố, biết ai pha trà Câu 8. Qua bài thơ, tác giả không nhằm nhấn mạnh điều gì? A. Vai trò của người bố trong gia đình B. Nỗi buồn của các thành viên trong gia đình khi “không có bố” C. Khát khao của con người về một gia đình trọn vẹn có cả bố lẫn mẹ D. Công lao to lớn của người cha đối với các con Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 1. Chỉ ra cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài. Bài thơ có giọng điệu như thế nào? Câu 2. Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”. Câu 3. Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” như thế nào? Câu 4. Từ “âm thầm” trong dòng thơ “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con” gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Câu 5. Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì? Em suy nghĩ như thế nào trước những lời nhắn gửi ấy? Câu 6. Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm) 1. C 2. A 3. D 4. A
- 5. D 6. B 7. C 8. D Phần 2: Tự luận (8 điểm) Câu 1. Các dòng thơ trong bài hầu hết đều ngắt nhịp chẵn (2 tiếng hoặc 4 tiếng). Chị có dòng “Nước đun sôi để nguội hoài” ngắt nhịp 3/3. Bài thơ có giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi. Câu 2. Những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”: đồ đạc thiếu thốn, hỏng hóc; có những việc mà người phụ nữ và trẻ nhỏ không biết phải làm thế nào hoặc khi làm thì cảm thấy rất khó khăn, phiền toái, tủi cực; sinh hoạt gia đình không theo nền nếp, giờ giấc thông thường, thiếu vắng những âm thanh vui tai và không khí đầm ấm. Câu 3. Dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” cho thấy nhà không có bố thì mọi sinh hoạt không theo nền nếp hay giờ giấc thông thường nào cả. Câu 4. Từ “âm thầm” có nghĩa là “lặng lẽ trong hoạt động, không tỏ ra cho người khác biết”. Ở đây từ láy này diễn tả sự trống vắng của căn nhà, sự tủi cực, đơn côi và rất đáng thương của “mẹ con” khi “nhà không có bố”, đồng thời gợi sự thương cảm đến xót xa của người đọc đối với những người vợ, người con khi ở trong một gia đình thiếu vắng người đàn ông, người bố. Câu 5. - Cần chỉ ra điều tác giả muốn nhắn gửi qua hai dòng thơ cuối của bài thơ. - Gợi ý: Gia đình giống như một dòng sông có hai bờ một bên bồi, một bên lở. Nếu chi có một bên bồi “bãi mật phù sa”) thì không phải là dòng sông - cũng như gia đình chỉ có bố hoặc mẹ thì không phải là một gia đình trọn vẹn, và những đứa trẻ luôn là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. - HS nêu cảm nghĩ của mình trước những lời nhắn gửi ấy. Ví dụ: Đó là lời nhắn gửi ngắn gọn, hàm súc, mang tính triết lí sâu sắc. Nó nhắc nhở mọi người hãy tạo dựng một gia đình trọn vẹn để trẻ thơ được lớn lên trong tình yêu thương và hạnh phúc. Câu 6. Cần nhấn mạnh được vai trò của người cha hoặc vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách và là chỗ dựa để mỗi đứa trẻ lớn lên. ĐỀ SỐ 2 Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- TÓC CỦA MẸ TÔI (Phan Thị Thanh Nhàn) Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dại mẹ xõa sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen. Tóc sâu của mẹ tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi. Con ngoan rồi đấy mẹ ơi Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh. (Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016) Câu 1. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ xuất hiện qua các đại từ nào? A. Tôi, mẹ B. Mę, con C. Tôi, con D. Mẹ, tôi, con Câu 2. Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì? A. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng. B. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió C. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch D. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược Câu 3. Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ? A. Tóc dài mẹ xoã sau lưng.
- B. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen C. Bao nhiêu sợi bạc màu sương D. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh Câu 4. Qua các dòng thơ trực tiếp nói về tóc mẹ, người con cho thấy điều gì ở mẹ của mình A. Người mẹ vẫn còn trẻ B. Người mẹ đã già C. Người mẹ rất vất vả D. Người mẹ rất giản dị Câu 5. Ở khổ 2, người con thể hiện tình cảm gì với mẹ? A. Biết ơn, kính trọng mẹ B. Thương mẹ vì mẹ tảo tần, vất vả C. Lo lắng, sợ hãi khi thấy mẹ đã già D. Quan tâm, thấu hiểu và cảm thấy có lỗi với mẹ Câu 6. Dòng nào sau đây chứa các cặp từ trái nghĩa? A. Dài – bạc; dài – đen B. Bạc – đen; bạc – xanh C. Bạc – sâu; sâu – sương D. Ấm – mềm; lo – buồn Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở các dòng thơ sau? - Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen. - Bao nhiêu sợi bạc màu sương - Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh. A. Hoán dụ, tương phản B. Ẩn dụ, hoán dụ C. So sánh, nhân hoá D. Tương phản, so sánh
- Câu 8. Cặp từ “bao nhiêu – bấy nhiêu” trong hai dòng thơ “Bao nhiêu sợi bạc màu sương/ Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi” chỉ mối quan hệ gì? A. Nguyên nhân – kết quả B. Điều kiện – kết quả C. Hộ ứng D. Tăng tiến Câu 9. Người con ước điều gì qua dòng thơ “Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”? A. Người mẹ xinh đẹp hơn B. Người mẹ khoẻ mạnh hơn C. Người mẹ trẻ lại D. Người mẹ không vất vả nữa Câu 10. Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ? A. Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình tha thiết. B. Kết hợp giữa các phương thức biểu cảm với tự sự và miêu tả. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ. D. Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 1. Hãy hình dung hoàn cảnh bộc lộ cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Câu 2. Người con bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong bài thơ? Câu 3. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài? Câu 4. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) 1. C 2. A
- 3. D 4. B 5. D 6. B 7. A 8. C 9. C 10. D Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 1. Hoàn cảnh bộc lộ cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Vào một buổi chiều, người con ngắm nhìn mẹ hong tóc sau khi gội đầu. Thấy tóc mẹ đã bạc nhiều, người con cảm thấy có lỗi với mẹ và mong ước mẹ được trở lại. Câu 2. Người con cảm thấy buồn bã, xót xa khi thấy mẹ đã già; thấy ân hận vì mình đã để mẹ phải lo buồn nhiều; ước mong mẹ trẻ lại để được ở mãi bên mẹ và sẽ vâng lời mẹ để mẹ vui lòng. Câu 3. Đó là mong ước chân thành, tha thiết của người con, thể hiện sự hối lỗi và tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ. Câu 4. HS tự nêu những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình sau khi đọc bài thơ và điều mà mình mong muốn làm cho mẹ. Ví dụ: Yêu thương mẹ nhiều hơn. Mong mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ, ĐỀ SỐ 3 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới: Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu” nên. [ ] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
- a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn. b) Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy. Câu 2. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng? A. Cùng đường bí lối B. Cùng hội cùng thuyền C. Cùng bất đắc dĩ D. Cùng trời cuối đất Câu 3. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)? A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của Nguyên Hồng là văn bản thể loại hồi kí. B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của Nguyên Hồng viết về chính nhà văn. C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết ở hai thời điểm khác nhau. D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi. Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây: a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị) b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài) c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài) d) Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru. (Bình Nguyên) e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Phần 3: Làm văn (4 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. a. - Câu văn nêu ý tổng quát: "Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc." - Câu văn phát triển ý: "Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu ” nên." - Câu tổng kết: "Có thể nói môi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình" b. - Biện pháp tu từ nổi bật : Ẩn dụ (dòng nước mắt nóng bỏng) - Tác dụng: nhấn mạnh vào tấm lòng nhân hậu, trái tim dễ rung động và giàu cảm xúc cảm thông với những mảnh đời cùng khổ của ông. Câu 2. Đáp án B (Cùng hội cùng thuyền) là thành ngữ phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng? Câu 3. Đáp án D (Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi) không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)? Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)
- Nghĩa của các thành ngữ (in đậm): a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu. c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ. e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ. Phần 3: Làm văn (4 điểm) Tham khảo dàn ý cơ bản sau và thêm vào các nội dung cụ thể (lí lẽ, dẫn chứng): - Mở đoạn: giới thiệu khái quát về bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. - Thân đoạn: + Cảm nghĩ về dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. + Giải thích vì sao em yêu thích. - Kết đoạn: các yếu tố nội dung và nghệ thuật vừa nêu tác động đến tâm hồn, tình cảm của em như thế nào hoặc nêu bài học của cá nhân em sau khi học bài thơ. ĐỀ SỐ 4 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : - Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền
- dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên. Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé. Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, . Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ. Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. - Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. - Triển khai các ý như: + Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.
- + Biểu hiện của lòng hiếu thảo + Hiện trạng ngày nay + Bài học cho bản thân. Câu 2 (5 điểm): a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng” - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, - Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,