Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

ĐỀ SỐ 1
Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm ) 
Câu 1 . Dòng nào nêu đúng đặc điểm du kí được thể hiện ở văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?
A. Ghi lại lại các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ 
của tác giả .
B. Ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đấ t
khác .
C. Ghi lại lại một cách tự do những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cá nhân của các giả về con người và sự
việc cụ thể .
D. Ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thể mà tác giả đã trải qua .
Câu 2 . Tính xác thực của du kí trong văn bản trên được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây? 
A. Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác . 
B. Không chen chúc chật chội, chúng chiếm những không gian rộng lớn, bát ngát ch ỉ mình sen .
C. Trước đó, tôi nghĩ tràm là cách gọi một vùng đất nổi lên, như một cái vườn giữa hàng ngàn héc ta nước
và ở đó có nhiều chim .
D. Từ thành phố Cao Lãnh, Hữu Nhân chở tôi bằng xe máy gần buổi sáng thi đến khu di tích Gò Tháp . 
Câu 3 . Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Tác giả kể lại câu chuyện phiêu lưu nghe được khi về Đồng Tháp Mười .
B. Tác giả kể lại những hồ i ức về tuổi thơ của mình ở Đồng Tháp Mười . 
C. Tác giả kể lại cuộc du ngoạn thăm Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi .
D. Người có tên Hữu Nhân kể lại cuộc du ngoạn cùng tác giả về Đồng Tháp Mười .
pdf 8 trang Bảo Hà 06/04/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CÁNH DIỀU NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Dòng nào nêu đúng đặc điểm du kí được thể hiện ở văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi? A. Ghi lại lại các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả. B. Ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. C. Ghi lại lại một cách tự do những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cá nhân của các giả về con người và sự việc cụ thể. D. Ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thể mà tác giả đã trải qua. Câu 2. Tính xác thực của du kí trong văn bản trên được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây? A. Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác. B. Không chen chúc chật chội, chúng chiếm những không gian rộng lớn, bát ngát chỉ mình sen. C. Trước đó, tôi nghĩ tràm là cách gọi một vùng đất nổi lên, như một cái vườn giữa hàng ngàn héc ta nước và ở đó có nhiều chim. D. Từ thành phố Cao Lãnh, Hữu Nhân chở tôi bằng xe máy gần buổi sáng thi đến khu di tích Gò Tháp. Câu 3. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Tác giả kể lại câu chuyện phiêu lưu nghe được khi về Đồng Tháp Mười. B. Tác giả kể lại những hồi ức về tuổi thơ của mình ở Đồng Tháp Mười. C. Tác giả kể lại cuộc du ngoạn thăm Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi. D. Người có tên Hữu Nhân kể lại cuộc du ngoạn cùng tác giả về Đồng Tháp Mười. Câu 4. Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì? Thái độ và cảm xúc của người viết ra sao? Trang | 1
  2. A. Đi Đồng Tháp Mười; bằng xe máy; háo hức và say mê B. Đi Đồng Tháp Mười; bằng xuồng máy, vui vẻ và phấn khởi C. Đi thành phố Cao Lãnh, bằng xe ô tô; tự hào và sung sướng D. Đi Tràm Chim, bằng xuống ba lá; tò mò và hồi hộp Câu 5. Câu nào nêu đúng ý nghĩa khái quát rút ra từ văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi? A. Đồng Tháp Mười thực sự là mảnh đất của những rừng tràm. B. Đồng Tháp Mười thực sự là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử. C. Đồng Tháp Mười thật là một địa phương có nhiều kênh rạch. D. Đồng Tháp Mười thực sự là một địa danh nổi tiếng và hấp dẫn. Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 1. Giải thích ngắn gọn vì sao văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi lại là thể du kí. Câu 2. Tại sao người kể trong văn bản trên phải là ngôi thứ nhất? Câu 3. Trong văn bản trên người viết đã ghi lại những gì về Đồng Tháp Mười? Câu 4. Theo em, văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi mang lại cho người đọc những điều gì thú vị? Điều gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân em? Câu 5. Nếu giới thiệu cảnh vật thiên nhiên, di tích lịch sử và sản vật nổi tiếng của quê hương mình; em sẽ nêu những gì với bạn bè hoặc khách du lịch? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm) 1. B 2. D 3. C 4. A 5. D Phần 2: Tự luận (6 điểm) Câu 1.
  3. - Du kí thường ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. - Nội dung du kí thường ghi lại các cảnh vật thiên nhiên, con người, sản vật (đồ ăn, thức uống, ) nổi bật của một vùng đất nào đó. Câu 2. Vì hồi kí và du kí đều có chung đặc điểm này, người kể đều ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Câu 3. Từ văn bản, có thể thấy tác giả đã viết khá sinh động về một vùng đất nổi tiếng - Đồng Tháp Mười – với những nội dung chính như: - Cảnh sắc thiên nhiên: kênh rạch, rừng tràm Tràm Chim, đầm sen, - Di tích lịch sử: khu Gò Tháp. - Sản vật: cá linh, bông điển điển, Câu 4. Điều thú vị mà văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi mang lại cho người đọc nói chung là những thông tin về một vùng đất có nhiều cảnh vật, sản vật nổi tiếng, hấp dẫn tất cả du khách. Câu 5. Nếu giới thiệu cảnh vật thiên nhiên, di tích lịch sử và sản vật nổi tiếng của quê hương mình; em sẽ nêu: - Cảnh sắc thiên nhiên - Di tích lịch sử - Sản vật ĐỀ SỐ 2 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
  4. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật. Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.
  5. Câu 4 (1 điểm): - Có 2 tình huống: + Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập. + Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. - Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập. - Triển khai các ý như: + Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống. + Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, . + Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác, cần phê phán. + Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh, Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. a. Hình thức: - Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. b. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. - Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. + Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. + Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,
  6. - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn, ĐỀ SỐ 3 Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai? A. Viên quan B. Em bé C. Vua D. Cha em bé Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì? A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật bất hạnh B. Nhân vật có tài năng C. Nhân vật ngốc nghếch D. Nhân vật thông minh Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý? A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào? A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên
  7. C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì? A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh C. Vua rất quý trọng những người thông minh D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất? A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố D. Sự thông minh, trí khôn của con người Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào? A. Không có các chi tiết đời thường B. Không có các chi tiết thần kì C. Kết thúc có hậu D. Có nhân vật vua Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là: A. Có nhân vật anh hùng B. Có nhân vật gian ác C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra: a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách. b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
  8. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. 1. B 2. D 3. D 4. A 5. C 6. C 7. D 8. B 9. C 10: Học sinh đồng tình với ý kiến nào cũng được miễn là lí giải được vì sao em tán thành ý kiến ấy. Năng lực thực của các em phụ thuộc vào việc lí giải vì sao chứ không phải là tán thành ý kiến nào.