Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1. (1.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầ u
câu trả lời đúng nhất
“... Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia
tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng
búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông”
1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
A. Thánh Gióng
B. Lạc Long Quân
C. Thạch Sanh
D. Lang Liêu
2. “Thiên thần” là từ mượn
A. Đúng
B. Sai
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Tự sự
4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ “mọi phép thần thông”?
A. Thần thông
B. Phép
C. Mọi
D. Thần
pdf 6 trang Bảo Hà 07/04/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CD NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (2. 0 điểm ) Câu 1. (1.0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó tr ả lời bằng cách khoanh tròn vào ch ữ cái đầ u câu tr ả lời đúng nhấ t “ Khi cậu bé vừa khôn lớn thì m ẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, c ả gia tài ch ỉ có một lưỡi búa của cha đ ể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biế t dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đ ủ các môn võ ngh ệ và các phép thần thông ” 1 . Nhân vật chính trong đoạn trích trên là : A . Thánh Gióng B . Lạc Long Quân C . Thạch Sanh D . Lang Liêu 2 . “Thiên thần” là t ừ mượ n A . Đúng B . Sai 3 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạ t nào ? A . Biể u cảm B . Ngh ị luậ n C . Thuyết minh D . T ự s ự 4 . Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh t ừ “mọi phép thầ n thông”? A . Thầ n thông B . Phép C . Mọ i D . Thầ n Câu 2. (1.0 điểm): Điền t ừ còn thiếu vào ch ỗ trống đ ể hoàn thiện khái niệm (1) là t ừ ch ỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Chức v ụ điển hình trong câu củ a danh t ừ là làm (2) II . Tự luận (8. 0 điểm ) v Trang | 1
  2. Câu 1. (1.0 điểm): Cho câu sau, phát hiện lỗi sai và sử lại cho đúng Nam hay nói năng tự tiện trong lớp Lỗi sai: Sửa lại: Câu 2. (2.0 điểm): Tìm các danh từ chỉ sự vật mà em biết, phát triển một trong các danh từ đó thành cụm danh từ và đặt câu Câu 3. (5.0 điểm): Viết bài văn ngắn kể về một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị ,em ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm Câu 1: 1. C 2. A 3. D 4. B Câu 2: (1) Danh từ. (2) Chủ ngữ. II. Tự luận Câu 1: - Thay từ: Tự tiện bằng tùy tiện. - Sửa lại: Nam là người hay nói năng tùy tiện. Câu 2: - Các danh từ chỉ sự vật: nhà, cửa, chó, mèo. - Phát triển thành cụm danh từ: Những ngôi nhà truyền thống. - Đặt câu: Những ngôi nhà truyền thống ở quê em đang được bảo tồn. Câu 3: a. Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu được người thân yêu và gần gũi nhất với em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ). - Thân bài: + Tả ngoại hình: dáng hình khuôn mặt, mái tóc, nước da + Tính tình: Cách sống với người xung quanh, với em + Việc làm hàng ngày. - Kết bài: Khẳng định (nêu suy nghĩ) tình cảm của em với người thân. b. Hình thức
  3. - Bài viết gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài được trình bày khoa học, rõ ràng và diễn đạt mạch lạc - Kĩ năng: Có kĩ năng làm văn tự sự. ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (2.0 điểm): Em hãy trình bày khái niệm về truyền thuyết? Kể tên các truyện truyền thuyết em đã học ? Câu 2. (1.0 điểm): Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? Câu 3. (6.0 điểm): Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập )? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: - Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể - Các truyền thuyết đã học: + Con rồng cháu tiên. + Bánh chưng, bánh giầy. + Thánh Gióng. + Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Sự tích Hồ Gươm. Câu 2: Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”: Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ, xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ bé, hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật kia hoảng sợ nó cứ tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung mà nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ trời mưa to đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ, nó nhâng nháo không thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp. Câu 3: a. Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự. - Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu sự mắc lỗi của bản thân (bỏ học, nói dối hoặc không làm bài tập ). - Thân bài: Diễn biến câu chuyện (thời gian xảy ra lỗi: khi nhỏ, khi còn học tiểu học hoặc thời gian gần đây hoặc mới ngày hôm qua nguyên nhân, hậu quả sau khi mắc lỗi: điểm kém hoặc mọi người không tin bị thầy cô nhắc nhở, phê bình). - Kết bài: Bản thân suy nghĩ và rút ra bài học sau khi mắc lỗi: Không bao giờ để mắc phải lỗi như vậy nữa, mắc lỗi là điều không tốt.
  4. ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Câu 1. Điểm giống nhau giữa Truyền thuyết và Cổ tích: A. Nhân vật liên quan đến lịch sử B. Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo C. Kết thúc có hậu D. Có bốn kiểu nhân vật Câu 2. Thánh Gióng là hình tượng người anh hùng A. Trong công cuộc dựng nước B. Anh hùng đánh giặc giữ nước C. Trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai D. Anh hùng văn hóa Câu 3. Thánh Gióng lớn lên kì diệu trong hoàn cảnh nào? A. Dân làng góp gạo nuôi Gióng B. Nghe tiếng rao của sứ giả C. Đất nước có giặc ngoại xâm D. Như bao đứa trẻ khác Câu 4. Truyện nào bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa? A. Thánh Gióng B. Sơn Tinh Thủy Tinh C. Con Rồng, cháu Tiên D. Bánh chưng bánh giầy Câu 5. Cái vươn vai kì diệu của Thánh Gióng chứng tỏ điều gì? A. Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta B. Tình yêu nước của đứa trẻ 3 tuổi C. Gióng không phải là người thường. D. Gióng ăn nhiều Câu 6. Thủy Tinh là hình tượng của A. Mưa bão, lũ lụt B. Khát vọng chế ngự thiên tai C. Của sức mạnh chế ngự thiên tai D. Thần nước Câu 7. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật thông minh B. Nhân vật bất hạnh C. Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ
  5. D. Nhân vật mồ côi Câu 8. Ý nghĩa hình tượng của niêu cơm thần A. Tượng trưng cho tình yêu B. Tượng trưng cho công lí C. Tượng trưng cho tâm hồn nghệ sĩ D. Tượng trưng cho lòng nhân ái Câu 9. Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã thể hiện hình thức nào trong các hình thức sau đây? A. Tạo tình huống mâu thuẫn B. Đưa ra những câu đố, thách đố C. Tạo tình huống hài hước D. Tạo tình huống kịch tính Câu 10. Qua cách giải đố của Em bé trong truyện “ Em bé thông minh” tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất? A. Sự sáng suốt của nhà vua B. Sự khéo léo, lém lĩnh của em bé C. Sự sắc sảo của dân gian D. Trí khôn và kinh nghiệm dân gian II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Thạch Sanh. Câu 2: (2.0 điểm): Hãy liệt kê những thử thách, những câu đố cùng với cách giải đố của em bé thông minh trong truyện “Em bé thông minh”. Câu 3: (1.0 điểm): Trong truyện “Thạch Sanh”. Phần kết thúc Lý Thông bị chết, còn Thạch Sanh được lấy công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc đó nhân dân ta muốn nói lên điều gì? Câu 4: (2.0 điểm): Viết một đoạn văn tự sự, giới thiệu nhân vật Thánh Gióng. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm 1. B 2. B 3. C 4. B 5. A 6. A 7. C 8. D 9. B
  6. 10. D II. Tự luận Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa cổ tích Thạch Sanh. Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cũng của những con người chính nghĩa lương thiện. Câu 2: - Lần thứ nhất: Thử thách của viên quan: Trâu cày được ngày mấy đường – Hỏi lại ngựa quan đi được ngày mấy bước. - Lần thứ hai: thử thách của vua: Giao co làng nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con - Tạo tình huống để vua tự nói ra điều vô lí trong câu đố của mình. - Lần thứ ba: Vua giao cho hai cha con một con chim sẻ đòi làm ba mâm cỗ - Nhờ làm giúp con dao từ chiếc kim khâu. - Thử thách thứ tư: Sứ thần nước láng giềng đố xâu chỉ qua ruột ốc – Dùng kinh nghiệm dân gian. Câu 3: Qua phần kết thúc đó thể hiện quan niệm, ước mơ về công lý, chính nghĩa, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Câu 4: Học sinh biết viết đoạn tự sự kể người, giới thiệu được nhân vật Thánh Gióng: - Yêu cầu về hình thức là đoạn văn kể. - Về nội dung bám sát chủ đề: + Gióng vị anh hùng đánh giặc. + Sống vào thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng, Con của hai vợ chồng ông lão già. + Ra đời kì lạ, lên ba không biết nói biết cười. + Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc. + Lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của nhân dân. + Đánh tan giặc ân bằng ngựa roi áo giáp sắt. + Giặc tan bay về trời.