Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đào Duy Anh (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (3 điểm) 
Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra 
Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích? 
A. Em bé thông minh 
B. Bánh chưng, bánh giầy 
C. Sự tích Hồ Gươm 
D. Con Giồng cháu tiên 
Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười? 
A. Hả hê 
B. Héo mòn 
C. Khanh khách 
D. Vui cười 
Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? 
A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu. 
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng. 
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa. 
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành. 
Câu 4. Truyền thuyết là gì? 
A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. 
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc 
điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
pdf 7 trang Bảo Hà 05/04/2023 4940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đào Duy Anh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_na.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đào Duy Anh (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY ANH ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích? A. Em bé thông minh B. Bánh chưng, bánh giầy C. Sự tích Hồ Gươm D. Con Giồng cháu tiên Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười? A. Hả hê B. Héo mòn C. Khanh khách D. Vui cười Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu. B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng. C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa. D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành. Câu 4. Truyền thuyết là gì? A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật. Trang | 1
  2. C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn. Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết? A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ. B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. C. Là nhân vật bất hạnh. D. Là những người thông minh. Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích? A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện. B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu. C. Thêm các yếu tố miên tả. D. Thêm một vài chi tiết. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”. Câu 2: (6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm) 1. A 2. C 3. C 4. A 5. B 6. A II. Phần tự luận : (7 điểm)
  3. Câu 1 - Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ “chết như rạ”. - Câu văn miêu tả đúng nội dung. Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề c. Triển khai vấn đề: a. Mở bài - Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc: - Sự việc khởi đầu- Sự việc phát triển- Sự việc cao trào- Sự việc kết thúc c. Kết bài - Suy nghĩ về câu chuyện đã kể d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” (Ngữ văn 6- Tập 1) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
  4. Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ? Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ? PHẦN II: VIẾT (5 điểm) Kể lại một trải nghiệm của bản thân em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: ĐỌC- HIỂU Câu 1 - Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên” - Tác giả Tô Hoài Câu 2 - Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. - Người kể xưng tôi kể chuyện Câu 3 Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. -> So sánh ngang bằng. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. -> So sánh ngang bằng. Câu 4 - Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 5 - Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.
  5. Câu 6 - Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. PHẦN II: VIẾT a. Mở bài - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm - Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. b. Thân bài - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). c. Kết bài - Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. ĐỀ SỐ 3 Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: QUÀ CỦA BÀ Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các cụm danh từ trong câu sau:
  6. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào? Câu 4 (1 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? Phần II: Làm văn (7 điểm) Câu 1. Em hãy tưởng tượng những điều hạt dẻ gai gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp nhân vật ấy kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em. Câu 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích có thể gợi liên tưởng đến điều gì trong cuộc sống của em? Viết đoạn văn chia sẻ điều đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. Câu 2 (0,5 điểm): Các cụm danh từ: mấy củ dong riềng, mấy cây mía, mấy khúc sắn dây, Câu 3 (1 điểm): Tình cảm bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương. Bà luôn quan tâm, chăm sóc, dành dụm cho cháu những món quà nhỏ. Câu 4 (1 điểm): Bổn phận của mình với ông bà: Yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian, tình cảm cho ông bà. Phần II: Làm văn Câu 1. Khi rơi xuống tấm thảm lá trong rừng già, cảm giác êm dịu, trong trẻo khiến tôi khoan khoái lạ thường. Mùa đông đến, cả khu rừng bỗng chốc chìm vào bầu không gian lạnh lẽo. Tấm thảm lá chẳng thể giúp tôi cảm thấy ấm áp như trong vòng tay vạm vỡ của mẹ Dẻ Gai, nhất là khi tấm áo gai xù xì đã chẳng còn bên mình. Đúng lúc này thì tôi phát hiện ra một con côn trùng kì lạ gì đó vừa đi vừa dí sát mũi xuống đất, giống như đang tìm kiếm thức ăn vậy. Tôi vội vã thu mình thật kĩ lại trong những chiếc lá khô, dặn mình không sợ hãi, nín thở chờ con vật đó đi qua. Cứ thế, những ngày tháng sau đó, tôi cũng học được cách sinh tồn và tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm dưới mặt đất này. Rồi mùa xuân cũng đến, những tia nắng ấm áp len lỏi qua từng tán cây rọi xuống mặt đất. Tôi vươn mình đón những tia nắng ấm áp, những hạt mưa mát lành. Từ lúc nào, tôi đã trở thành một cây dẻ gai cường tráng đúng như ước mong của mẹ rồi. Tự bản thân
  7. tôi cũng cảm thấy thật vui vẻ, hạnh phúc khi chào đón cuộc đời này với một hình hài mới, khỏe mạnh, giúp ích cho đời. Câu 2. Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích đã khiến em liên tưởng đến lần trải nghiệm khó quên đó của chính bản thân mình. Ngày hôm đó trên đường đi học về, qua ngõ vắng em đã bắt gặp cảnh một bà cụ bị một nhóm thanh niên chặn đường xin tiền. Bà cụ đưa ánh mắt ra hiệu em đừng lại gần kẻo gặp nguy hiểm. Một trong số những thanh niên trong nhóm còn lao nhanh về phía em, túm lấy cặp sách sau lưng đuổi em đi. Em biết lúc này mà bỏ đi thật thì bà sẽ gặp nguy hiểm mất. Em quay lưng chạy nhanh khỏi ngõ rồi lập tức hô hoán thật to để gọi người lớn xung quanh chạy đến giúp bà cụ. Em còn cố tình hét to hơn: "Công an đến!" làm nhóm thanh niên trấn lột kia sợ hãi bỏ chạy toán loạn. Thật ra chẳng có chú công an nào cả, chỉ có hai bác thanh niên chạy đến mà thôi. Mọi người khen em nhanh trí, dũng cảm mới cứu được bà cụ khỏi cảnh nguy nan. Bà cụ cảm ơn em, còn em, em chỉ cảm thấy vui mừng vì đã giúp được bà. Về nhà, em có kể lại chuyện này cho bố mẹ nghe, cả nhà ai cũng khen em dũng cảm, thông minh. Đây đúng là lần trải nghiệm khó quên của em vì em chưa từng rơi vào hoàn cảnh như thế bao giờ. Dù biết là nguy hiểm, nhưng nếu được chọn lựa, em sẽ vẫn hành động như vậy. Giúp đỡ được mọi người cũng chính là giúp bản thân mình có thêm nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.