Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Văn Ơn (Có đáp án)
Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây thuộc thể loại truyện đồng thoại?
A. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi.
B. Nhân vật là loài vật.
C. Nhân vật là dũng sĩ.
D. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng.
Đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý
nghĩa.
Câu 2. Truyện Cô Gió mất tên (SGK Ngữ văn 6, tập mội) được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà
em xác định được?
Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn
thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy
rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả
người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là
món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Phần II: VIẾT (7 điểm)
A. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi.
B. Nhân vật là loài vật.
C. Nhân vật là dũng sĩ.
D. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng.
Đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý
nghĩa.
Câu 2. Truyện Cô Gió mất tên (SGK Ngữ văn 6, tập mội) được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà
em xác định được?
Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau:
a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn
thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy
rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín
xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả
người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là
món quà lớn.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Phần II: VIẾT (7 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Văn Ơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_na.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Văn Ơn (Có đáp án)
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây thuộc thể loại truyện đồng thoại? A. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi. B. Nhân vật là loài vật. C. Nhân vật là dũng sĩ. D. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng. Đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa. Câu 2. Truyện Cô Gió mất tên (SGK Ngữ văn 6, tập mội) được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà em xác định được? Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau: a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên) b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) Phần II: VIẾT (7 điểm) Trang | 1
- Câu 1. Sau khi đọc bài Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Đáp án a, b, đ Câu 2. Chuyện được kể theo ngôi thứ 3. Căn cứ: người kể chuyện không xưng tôi, là người kể chuyện giấu mình. Câu 3. a. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”. - Tác dụng: Những phép so sánh trên làm cho câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn; đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hợm lĩnh của Dế Mèn qua những hình ảnh so sánh ấy. b. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Khu vườn là món quà bất tận của tôi”, “Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là mớn quà lớn.”. - Tác dụng: Phép so sánh ấy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. HS tự thực hiện dựa trên kết quả đọc hiểu VB Giọt sương đêm. Khi viết đoạn văn này, HS cần lưu ý: - Có thể chọn kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa theo ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất (đóng vai Bọ Dừa để kể). - Nội dung kể là câu chuyện của Bọ Dừa sau khi về quê. HS có thể sáng tạo nội dung kể tuy nhiên nội dung ấy cần có sự liên quan chặt chẽ, phù hợp, liền mạch với nội dung của VB Giọt sương đêm đã được trình bày trong SGK.
- * Gợi ý: Sau khi từ biệt Thằn Lằn, tôi lên đường trở về với quê hương yêu dấu. Đã từ lâu lắm rồi kể từ ngày tôi quyết định rời xa quê đi làm ăn xa tôi chưa có dịp quay trở lại thăm nhà, thăm bố mẹ tôi. Cuộc sống khó khăn, công việc bận rộn, mải mê làm ăn mà tôi quên khuấy đi tất cả. Không biết giờ này gia đình tôi sống ra sao, bố mẹ có khỏe không, anh em có cuộc sống như thế nào. Cứ nghĩ đến đây là lòng tôi lại sốt sắng, bước nhanh chân để về cho thật sớm. Dù trong lòng vội vã nhưng tôi cũng kịp nhìn ngắm mọi vật xung quanh trên đường về nhà. Trời hôm nay thật đẹp, mây gợn trên bầu trời xanh và cao, gió hiu hiu thổi, nắng vàng ươm trải dài khắp muôn nơi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi .cuối cùng cũng về đến đầu ngõ khi trời vừa sẩm tối. Lúc này, tôi cố gắng chạy thật nhanh trở về nhà. Cảnh vật quanh nhà tôi đã khác rất nhiều sau ngần ấy năm tôi ra đi, tôi thấy bố mẹ đứng trước cửa nhà nhưng còn xúc động chưa dám chạy vào Câu 2. HS có thể tự thực hiện bài viết theo các bước gợi ý trong Ngữ văn 6, tập một, Chân trời sáng tạo. Cụ thể là: * Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: “Mùa hè vừa qua, em có trải nghiệm nào đáng nhớ nhất?”. - Thu thập tư liệu bằng cách nhớ lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em, đọc lại những câu chuyện trong bài học Những trải nghiệm trong đời để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ, tìm những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện. * Bước 2: Tìm ý và lập đàn ý - Tìm ý bằng cách: HS tìm ý bằng sơ đồ hướng dẫn trong SGK. - Lập dàn ý: HS lập dàn ý theo hướng dẫn trong SGK. * Bước 3: Viết bài Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân. * Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Dựa vào bảng kiểm trong SGK Ngữ văn 6, tập một để điều chỉnh bài viết. Bài văn mẫu: Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
- Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng. Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người. Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội. Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới. ĐỀ SỐ 2 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết? A. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,
- B. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ. C. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. D. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của cốt truyện truyền thuyết? A. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. C. Thường kết thúc có hậu: thưởng phạt phân minh. D. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại. Câu 3. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn văn sau: a. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. (Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na) b. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Bèn làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng, cho nên gọi là bánh chưng. Rồi giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ngoài và nhân ở trong ruột là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. (Bánh chưng, bánh giầy) Câu 4. Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” có phải thành ngữ không? Tìm một cụm từ có nghĩa tương tự để thay thế cho cụm từ “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật, ). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức. Câu 2. Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có câu: Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì gặp người tiên độ trì (Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu thơ trên gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào nhiều nhất? Hãy kể lại truyện đó.
- HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Đáp án b Câu 2. Đáp án c Câu 3. * Đoạn a - Từ đơn: một, đêm, nằm, ngủ, vườn, bỗng, thấy, ở, đó, một, trẻ, đẹp, - Từ ghép: Thái tử, thư phòng, thượng uyển, cô gái, dạo chơi, hoàng cung, xuất hiện, - Từ láy: trằn trọc, vội vàng. * Đoạn b - Từ đơn: tỉnh, dậy, vô, cùng, làm, theo, lời, thần, dặn, chọn, thật, tốt, bánh, vuông, bỏ, vào, chõ, chưng, - Từ ghép: Lang Liêu, gạo nếp, mừng rỡ, bánh chưng, bánh giầy, lá xanh, cha mẹ, yêu thương, đùm bọc, - Từ láy: không có Câu 4. - Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” là một thành ngữ. - Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”, Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Cách làm: - Chọn một công trình văn hoá ở địa phương, tìm thông tin về công trình đó. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về công trình.
- - Chú ý sử dụng từ đơn, từ phức khi viết. Đoạn văn mẫu: Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo truyền tụng, sau khi Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Ai đã từng đến thăm một lần thì khó có thể quên được vẻ đẹp của chùa Một Cột. Nằm giữa một hồ sen, chùa giống như một bông sen quý nhất đang toả hương. Những cây đại đứng cạnh chùa như tô điểm thêm không gian cổ kính. Mái chùa cong với nhiều đường nét tinh tế. Chùa ngự mình trên những thanh gỗ chắc chắn và có lẽ đã rất nhiều năm tuổi. Thân chùa là một cái cột rất lớn, màu nâu trầm tĩnh. Những bậc thang lên chùa đã bạc màu vì sương gió. Mấy chậu hoa hai bên lối vào chúa đứng lặng lẽ như những chàng lính chăm chỉ canh gác ngày đêm. Vào những ngày hè, khi ánh nắng váng chiếu xuống chùa Một Cột sáng rực lên như nụ sen hồng nở tung mình khoe sắc vẻ đẹp ấy thật cổ kính và thiêng liêng. Chùa là nơi lưu giữ nhiều những giá trị lịch sử của đất nước, là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Chùa Một Cột quả thật là một trong những di tích cần được bảo tồn và lưu giữ. Câu 2. HS thực hiện theo quy trình viết sau: * Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định: - Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (Một truyện cổ tích thể hiện triết lí “ở hiền gặp lành” mà em ấn tượng nhất). - Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì? (Kế lại một truyện cổ tích) * Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý Tìm ý: Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời các câu hỏi: - Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này? - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào? - Truyện có những nhân vật nào? - Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào? - Truyện kết thúc như thế nào?
- - Cảm nghĩ của em về truyện? - Lập dàn ý: Em hãy sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý. Cụ thể như sau: + Mở bài: Giới thiệu tên truyện, lí do muốn kể lại truyện + Thân bài: Trình bày nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Kể chuyện theo trình tự thời gian: Sự việc 1; Sự việc 2; Sự việc 3; Sự việc 4 + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể. * Bước 3: Viết bài - Dựa vào dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích. * Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Tiếp theo, đọc lại câu chuyện của mình lần thứ hai và kiểm tra, điều chỉnh bài viết bằng cách: - Tìm và chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ, lỗi ngữ pháp (nếu có). - Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn. - Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh VB theo cách mà em đã làm với bài của mình. - Rút kinh nghiệm: nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn? Gợi ý: Truyện “Tấm Cám” thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người. Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám - cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô. Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn. Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống
- ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường. Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung. Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão. Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình - Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo. ĐỀ SỐ 3 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là của nhân vật cổ tích? A. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. B. Thường thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,
- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. D. Thường được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Câu 2. Nối các khái niệm ở cột A với nội dung khái mệm tương ứng ở cột B. A (Các khái niệm) B (Nội dung khái niệm) 1. Đề tài a. là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật, 2. Chủ đề b. là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện. 3. Người kể chuyện c. là vấn đề chính mà VB nêu lên qua một hiện tượng đời sống. 4. Lời của người kể chuyện d. là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua VB. 5. Lời của nhân vật đ. là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. Câu 3. Cho các cặp câu sau đây: a1. Người anh lấy vợ. a2. Ít lâu sau, người anh lấy vợ. b1. Người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai. b2. Từ đó, người em ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai. c1. Hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ. c2. Một hôm vào ngày giỗ cha, hắn thấy em mình tìm đến mời về nhà ăn giỗ. - Em hãy chỉ ra sự khác nhau ở từng cặp câu trên. - Phần trạng ngữ đó có tác dụng gì trong câu? Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ. Chỉ ra tác dụng của các trạng ngữ đó trong câu văn, đoạn văn. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Trang | 10
- Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Đáp án b Câu 2. 1 – d ; 2 – c ; 3 – đ ; 4 – a ; 5 – b Câu 3. - Sự khác nhau ở từng cặp câu; câu thứ 3 trong mỗi cặp câu có thêm thành phần trạng ngữ. - Các trạng ngữ đó có tác dựng bổ sung thông tin cho sự việc diễn ra trong câu, làm cho ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Thời tiết những dạo gần đây thật khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Mùa đông đã thật sự về.Cái lạnh lẽo đã thế chỗ cho sự nóng nực, oi bức của mùa hè. Gần đây, những đợt không khí lạnh liên tiếp đổ về với những đợt gió mùa khiến cho những ai yêu mùa đông cảm thấy thật sự thích thú. Lạnh nhưng không đến mức rét cắt da cắt thịt, trong cái lạnh ta vẫn cảm thấy được một sự hân hoan như không khí Tết về. Hôm nay, trời còn lất phất mưa phùn tưởng như Tết, mùa xuân đã về tới ngõ. - Trạng ngữ được sử dụng: Gần đây, Hôm nay - Tác dụng của trạng ngữ: đây đề là trạng ngữ chỉ thời gian, giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và liên kết các câu trong đoạn. Câu 2. HS có thể tự thực hiện bài viết theo các bước gợi ý trong Ngữ văn 6, tập một, Chân trời sáng tạo. Cụ thể là: * Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: “Mùa hè vừa qua, em có trải nghiệm nào đáng nhớ nhất?”. - Thu thập tư liệu bằng cách nhớ lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em, đọc lại những câu chuyện trong bài học Những trải nghiệm trong đời để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ, tìm những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện. * Bước 2: Tìm ý và lập đàn ý
- - Tìm ý bằng cách: HS tìm ý bằng sơ đồ hướng dẫn trong SGK. - Lập dàn ý: HS lập dàn ý theo hướng dẫn trong SGK. * Bước 3: Viết bài Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân. * Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Dựa vào bảng kiểm trong SGK Ngữ văn 6, tập một để điều chỉnh bài viết. Bài văn mẫu: Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này. Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng. Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người. Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông
- bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội. Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.