Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

1. ĐỀ SỐ 1
I. Phần đọc hiểu (5.0 điểm)
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một 
pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảylửa ghì 
trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác

khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
(Ngữ Văn 6 - tập 2)
Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 3: (2.0 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu 
văn vừa tìm?
Câu 4: (1.0 điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên".
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ?
b. Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?
II. Phần tập làm văn (5.0 điểm)
Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại.

pdf 5 trang Bảo Hà 06/04/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_na.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc hiểu (5.0 điểm) “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảylửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. (Ngữ Văn 6 - tập 2) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 3: (2.0 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Câu 4: (1.0 điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên". a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ? b. Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì? II. Phần tập làm văn (5.0 điểm) Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc hiểu: Câu 1: - Đoạn trích được trích trong tác phẩm Vượt thác. - Tác giả: Võ Quảng. Trang | 1
  2. Câu 2: Nội dung: Hình ảnh dũng cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác dữ. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ. Câu 3: - Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: + Những động tác thả sào nhanh như cắt. + Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc. + Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. - Kiểu so sánh: + So sánh ngang bằng. + So sánh không ngang bằng. Câu 4: - Thuyền / cố lấn lên. → Câu trần thuật đơn. II. Phần tập làm văn: - Mở bài: giới thiệu được nhân vật văn học trong tác phẩm. - Thân bài: + Tả bao quát về nhân vật: • Nhân vật xuất hiện trong hoàn cảnh nào. • Lý do đây là nhân vật em thích. • Vị trí nhân vật trong tác phẩm (nhân vật chính/phụ, phản diện/ chính diện ). + Tả cụ thể, chi tiết về nhân vật: • Tả ngoại hình của nhân vật trong tác phẩm. • Tả tính cách của nhân vật. • Tả hoạt động của nhân vật. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện. 2. ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc hiểu (3.0 điểm)
  3. Cho đoạn trích sau: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”. (Ngữ văn 6 tập 2) a. (1.0 điểm): Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai? b. (1.0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. c. (1.0 điểm): Trình bày ngắn gọn nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trên II. Phần tập làm văn Đề bài: Hãy viết bài văn tả khu phố/ làng quê nơi em đang sống. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc hiểu: a. Đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên. Tác giả: Tô Hoài. b. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa (nhân vật xưng “tôi”) nhằm làm cho Dế Mèn trở thành một con người sống động, gần gũi. Sử dụng biện pháp nhân hóa: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. -> Gợi liên tưởng, tăng sức gợi hình, gợi cảm. c. Nội dung và nghệ thuật: - Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn tuổi đang lớn. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ miêu tả và tự sự độc đáo, đa dạng.
  4. + Sử dụng biện pháp tu từ: nhân vật sinh động hơn. II. Phần tập làm văn - Mở bài: Giới thiệu về khu phố nơi em sinh sống (vị trí địa lý, đặc điểm, giao thông ). - Thân bài: + Tả bao quát: • Diện tích. • Không khí, thời tiết + Tả chi tiết: • Nhà cửa, đường phố, cây cối. • Cảnh ở khu phố sạch, đẹp, khoáng đạt. • Tả con người ở khu phố. + Cảm nhận về khu phố - Kết bài: Nêu tình cảm đối với khu phố nơi em sinh sống. 3. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (1.0 điểm): Trình bày khả năng kết hợp của danh từ. Hãy nêu 1 ví dụ. Câu 2: (1.0 điểm): Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người. Câu 3: (2.0 điểm): a. Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích. b. Nêu ý nghĩa truyện "Em bé thông minh". Câu 4: (1.0 điểm): Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện "Thánh Gióng". Câu 5: (5.0 điểm): Kể về một lần em mắc lỗi. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ: này, ấy, đó ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Câu 2:
  5. - Từ sai: linh động. - Chữa lại: sinh động. Câu 3: a. Truyền thuyết: Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. Cổ tích: Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác. b. Ý nghĩa: - Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. - Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống. Câu 4: - Các chi tiết: Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng, giặc Ân, làng Cháy, núi Sóc, núi Trâu, đền thờ Phù Đổng . Câu 5: - Yêu cầu chung: + Học sinh biết làm bài tập làm văn đúng yêu cầu về nội dung và thể loại. + Nội dung: Kể về một việc lầm lỗi em đã làm. + Thể loại: Kể chuyện. - Yêu cầu cụ thể: Bài có đủ bố cục ba phần: + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể (việc lầm lỗi). + Thân bài: Diễn biến câu chuyện. + Câu chuyện xảy ra ở thời gian nào? Ở đâu? Đó là việc gì? + Có những nhân vật nào liên quan? + Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nào? - Kết bài: Tình cảm và suy nghĩ của em đối với câu chuyện.