Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Kỳ Đồng (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu 1: Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
B. Sọ Dừa
C. Thánh Gióng
D. Treo Biển
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3: Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?
A. Tái hiện trạng thái sự vật
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận
D. Trình bày diễn biến, sự việc
Câu 4: Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?
A. Nhân vật, sự việc
B. Cảm xúc, suy nghĩ
C. Hành động, lời nói
pdf 9 trang Bảo Hà 06/04/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Kỳ Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_na.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Kỳ Đồng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS KỲ ĐỒNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1 . ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (5. 0 điểm ) Câu 1 : Truyện nào sau đây là truyện cổ tích ? A . Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B . Sọ Dừa C . Thánh Gióng D . Treo Biển Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là gì ? A . Miêu tả B . Biểu cảm C . Tự sự D . Nghị luận Câu 3 : Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? A . Tái hiện trạng thái sự vật B . Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C . Nêu ý kiến đánh giá bàn luận D . Trình bày diễn biến, sự việc Câu 4 : Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự ? A . Nhân vật, sự việc B . Cảm xúc, suy nghĩ C . Hành động, lời nói Trang | 1
  2. D. Nhận xét Câu 5: Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến nguồn gốc ra đời của người Việt? A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Câu 6: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống. Câu 7: Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì? A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải Câu 8: Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì? A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người B. Khuyên nhủ, răn dạy con người C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn? A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ Câu 10: Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?
  3. A. Sử dụng tiếng cười B. Tình tiết ly kỳ C. Nhân vật chính thường là vật D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc Câu 11: Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc? A. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm. B. Sống để bụng, chết mang theo C. Anh ấy tốt bụng D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc. Câu 12: Từ nào dưới đây là từ ghép? A. Lung linh B. Tươi tốt C. Hân hoan D. Mênh mông Câu 13: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ? A. Đang nổi sóng mù mịt B. Một toà lâu đài to lớn C. Không muốn làm nữ hoàng D. Lại nổi cơn thịnh nộ Câu 14: Dòng nào dưới đây là cụm tính từ? A. Cái máng lợn sứt mẻ B. Một cơn giông tố C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em D. Lớn nhanh như thổi Câu 15: Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa? A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen. B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn. C. Một cuốn sách nhỏ nhen. D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.
  4. Câu 16: Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Đề bài: Miêu tả con đường đến trường thân thuộc của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM 1. B 2. C 3. D 4. A 5. B 6. C 7. C 8. D 9. B 10. C 11. D 12. B 13. B 14. D 15. C 16. A
  5. II. TỰ LUẬN - Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn, có câu mở đầu đoạn, câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết chốt vấn đề. - Xác định đúng đối tượng đoạn văn. - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu được con đường đến trường. + Thân bài: • Tả khái quát hình ảnh con đường đến trường quen thuộc. • Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa hay trả đá, lát gạch • Cảnh vật hai bên đường. • Hoạt động của con người trên đường. • Hoạt động và cảm xúc của bản thân khi trên đường. • Kể những kỉ niệm gắn với con đường đến trường + Kết bài: Tình cảm của em với con đường. Có thể mở rộng tới con đường tương lai của bản thân. 2. ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi sau: “Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút.[ ]. Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ”. 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện nào? A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Truyện cười D. Truyện cổ dân gian 2. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể nào?
  6. A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 3. Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong cây bút thần là gì? A. Thay đổi hiện thực. B. Sống yên lành. C. Thoát khỏi áp bức bóc lột. D. Về khả năng kì diệu của con người. 4. Lập dánh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trên. 5. Sắp xếp cho đúng thứ tự những đòi hỏi của mụ vợ ông lão qua truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Em có nhận xét gì về mức độ đòi hỏi đó? A. Đòi làm Nữ Hoàng B. Đòi nhà rộng C. Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân D. Đòi máng lợn mới Đ. Làm Long Vương II. TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1: (1.5 điểm): Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai? (viết một đoạn khoảng 7 đến 10 dòng). Câu 2: (4.5 điểm): Em hãy kể lại bữa cơm thân mật của gia đình. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM 1. D 2. A 3. D
  7. 4. Các danh từ chỉ đơn vị que, con, đỉnh, ven, bức. Các danh từ chỉ sự vật củi, cỏ, bút, làng, ngày, đất, núi, chim, đầu, nước, tôm, cá, đá, nhà, đồ đạc, tường. 5. Thứ tự sẽ là: - D: Đòi máng lợn mới. - B: Đòi nhà rộng. - C: Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân. - A: Đòi làm Nữ Hoàng. - Đ: Làm Long Vương. - Đòi hỏi mỗi lúc một tăng về vật chất, danh vọng, quyền lực. - Tham lam vô độ. II. TỰ LUẬN Câu 1: Đóng vai nhân vật em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai: - Kể được lần thứ nhất: “Một hôm, tôi và cha tôi đang làm ruộng bỗng có một viên quan hỏi: - Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Tôi liền nhanh miệng hỏi lại: - Thế ngựa của ông đi một ngày được mấy bước? Viên quan đành lắc đầu chịu thua”. - Kể được lần thứ hai: “Thế rồi một ngày nọ, làng tôi nhận được lệnh vua ban cho ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp hẹn năm sau đẻ thành chín con. Tôi liền ra lệnh cho thịt hai con và đồ xôi ăn mừng sau đó cùng cha vào cung để vua tự nói ra sự vô lý của mình. Vua nghe nói đành chịu trí thông minh của tôi”. Câu 2: - Mở bài: Giới thiệu được sự việc mà em nhớ nhất. Bà nội lên chơi, mẹ làm cơm đãi bà. - Thân bài: + Sự chuẩn bị của mẹ. + Em đã giúp được mẹ những gì? + Trong bữa ăn:
  8. Không khí gia đình như thế nào? Các món ăn ra sao? Tình cảm thắm thiết như thế nào? + Suy nghĩ của em về bữa ăn ấy. - Kết bài: Niềm vui của tất cả mọi người. Tâm trạng của em. 3. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (1.0 điểm): Hãy nêu khái niệm truyện cổ tích? Câu 2: (3.0 điểm): Viết đoạn văn toám tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (ít nhất 10 dòng). Câu 3. (3.0 điểm): Em bé thông minh đã trải qua những thử thách nào? Tích chất của câu đố ra sao? Cách giải của em là gì? Kết quả, ý nghĩa? Câu 4: (3.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: - Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: + Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí ). + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ. + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. + Nhân vật là động vật (con vật bít nói năng, hoạt động như người ) - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Câu 2: Học sinh viết logic, mạch lạc, đảm bảo các sự việc theo thứ tự: - Vua Hùng kén rể. - Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu 3: - Câu hỏi của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường? - Câu hỏi của nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con?
  9. - Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ? - Câu hỏi của sứ thần: Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài? - Trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách đó qua cách giải câu đố. Em đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua và bằng kinh nghiệm thực tế làm cho sứ giặc phải khâm phục. Câu 4: - Truyện thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. - Những chi tiết kì ảo giúp câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn hơn. - Nhân vật chính trong truyện ở hai tuyến đối lập, Thạch Sanh thì dũng cảm, hiền lành, tài năng và tốt bụng. Lí Thông thì ác độc, gian dối và nhẫn tâm. - Để gửi gắm ước mơ no ấm, truyện có chi tiết niêu cơm ăn mãi không hết ở cuối truyện. Để gửi gắm ước mơ ở hiền gặp lành, ác giả ác báo truyện đã có chi tiết Lí Thông bị trừng trị.