Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Diệu (Có đáp án)
Phần I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ
lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng
mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.[...] Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi
liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con
vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập hai)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương
thức biểu đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ láy vừa tìm được (trong đó có sử
dụng ít nhất một từ láy)?
Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ
lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng
mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.[...] Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi
liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con
vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập hai)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương
thức biểu đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ láy vừa tìm được (trong đó có sử
dụng ít nhất một từ láy)?
Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Diệu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_na.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Diệu (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS XUÂN DIỆU ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi : “Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.[ ] Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc . Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng . Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.” (Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, tập hai ) Câu 1 (1, 0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện ? Câu 3 (1,0 điểm): Tìm từ láy trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ láy vừa tìm được (trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy)? Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm ) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: Đọc - hiểu Câu 1 - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. - Tác giả: Tô Hoài . Trang | 1
- - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả. Câu 2 - Đoạn văn trên được sử dụng theo ngôi thứ nhất. - Dế Mèn là người kể chuyện. Câu 3 - Từ láy: phành phạch, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn. - HS đặt được một câu, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy. Câu 4 - Nội dung chính của đoạn văn: Chàng Dế có một vẻ đẹp cường tráng, oai phong, đầysức sống nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Phần II: Tạo lập văn bản * Yêu cầu về kĩ năng: - Mở bài giới thiệu được kỉ niệm cần kể. - Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí. - Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câu chuyện * Yêu cầu về nội dung: Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các sự việc: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). - Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. - Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. ĐỀ SỐ 2 Phần I: Đọc-hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đất trăm nghề của trăm vùng
- Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn thơ trên? Câu 3: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của văn bản chứa đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở. Câu 2: (5.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: ĐỌC - HIỂU Câu 1 - Trích trong văn bản: Việt Nam quê hương ta - Tác giả: Nguyễn Đình Thi Câu 2 - So sánh: Tay người như có phép tiên - Tác dụng: Ca ngợi sự khéo léo, tài hoa, chăm chỉ lao động của con người Việt Nam Câu 3 - Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. Từ nội dung của văn bản chứa đoạn thơ trên, em hãy viết 1 đoạn văn từ 4 đến 6 câu giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
- a. Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và có dung lượng tối thiểu 4 câu b. Xác định đúng vấn đề: giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em đang ở c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: - Giới thiệu khái quát về quê hương em hoặc nơi em đang ở - Kể về khung cảnh nơi quê hương em. - Kể những nét đặc trưng ở quê em - Tình cảm của em dành cho quê hương mình d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 2 Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em a. Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn tự sự b. Xác định đúng vấn đề c. Nội dung: * Mở bài: - Giới thiệu chung về trải nghiệm định kể. - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. * Thân bài: - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra trải nghiệm và những nhân vật có liên quan. - Kể lại diễn biến các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc. * Kết bài: - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. - Bài học của em qua trải nghiệm đó. d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích? A. Em bé thông minh B. Bánh chưng, bánh giầy C. Sự tích Hồ Gươm D. Con Giồng cháu tiên Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười? A. Hả hê B. Héo mòn C. Khanh khách D. Vui cười Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu. B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng. C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa. D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành. Câu 4. Truyền truyền thuyết là? A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật. C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn. Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết? A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ. B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
- C. Là nhân vật bất hạnh. D. Là những người thông minh. Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích? A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện. B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu. C. Thêm các yếu tố miên tả. D. Thêm một vài chi tiết. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”. Câu 2: (6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm 1. A 2. C 3. C 4. A 5. B 6. A II. Phần tự luận Câu 1 - Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ “chết như rạ”. - Câu văn miêu tả đúng nội dung. Câu 2
- a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề c. Triển khai vấn đề: * Mở bài - Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó. * Thân bài Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc: - Sự việc khởi đầu- Sự việc phát triển- Sự việc cao trào- Sự việc kết thúc * Kết bài - Suy nghĩ về câu chuyện đã kể d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. ĐỀ SỐ 4 Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã [ ] (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một- Bộ sách Chân trời sáng tạo) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (1,0 điểm): Đoạn văn trên sử dụng theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Câu 3 (1,0 điểm): Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4 (1,0 điểm): Xác định ít nhất một từ láy và một từ ghép trong đoạn văn trên? Đặt một câu với từ ghép hoặc từ láy vừa tìm được?
- Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc - hiểu Câu 1 - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. - Tác giả: Tô Hoài. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả. Câu 2 - Đoạn văn trên được sử dụng theo ngôi thứ nhất. - Dế Mèn là người kể chuyện. Câu 3 Biện pháp so sánh: - Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua -> Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và giúp người đọc hình dung một cách sinh động về hàm răng khỏe khoắn của nhân vật Dế Mèn. Câu 4 - Từ láy: Phanh phách, giòn giã. - Từ ghép: hùng dũng, hãnh diện. - HS đặt một câu với một từ ghép hoặc một từ láy. Phần II: Tạo lập văn bản * Yêu cầu về kĩ năng: - Mở bài giới thiệu được kỉ niệm cần kể. - Thân bài : kể được diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí. - Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câu chuyện * Yêu cầu về nội dung:
- Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các sự việc: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). - Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. - Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. ĐỀ SỐ 5 Phần I: Đọc-hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von: Cái Cò, cái Vạc, cái Nông Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào? Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi: - Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”. Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì? - Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào. - Chối hả? Chối này! Chối này!
- Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.” (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) Câu 1: (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn trích trên? Câu 3: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn từ 4 đến 6 câu rút ra bài học cho bản thân mình trong cuộc sống Câu 2: (5.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần I: ĐỌC - HIỂU Câu 1 - Trích trong văn bản: Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài Câu 2 - “Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.” - Tác dụng: Mỏ chị Cốc rất cứng và khỏe -> Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Câu 3 - Nội dung chính: Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc và cái chết của Dế Choắt. Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1
- Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn từ 4 đến 6 câu rút ra bài học cho bản thân mình trong cuộc sống . a. Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và có dung lượng tối thiểu 4 câu b. Xác định đúng vấn đề: Từ nội dung của đoạn trích, rút ra bài học cho bản thân mình trong cuộc sống c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: - Sống đoàn kết với mọi người. - Yêu thương giúp đỡ bạn bè - Cư xử lễ độ, khiêm nhường - Biết ăn năn, hối lỗi trước việc mình làm sai và sửa lỗi. d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 2 Kể lại một trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ của em a. Đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn tự sự b. Xác định đúng vấn đề c. Nội dung: * Mở bài: - Giới thiệu chung về trải nghiệm định kể. - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. * Thân bài: - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra trải nghiệm và những nhân vật có liên quan. - Kể lại diễn biến các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc. * Kết bài: - Cảm xúc chung của em về trải nghiệm đó. - Bài học của em qua trải nghiệm đó.
- d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo có quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.