Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trương Quang Trọng (Có đáp án)

Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Mấy hôm sau, về tới quê nhà
Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai 
mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười .
Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện
anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm .
Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng :
- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn 
được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch 
xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. 
Mẹ chẳng phải lo gì nữa .
Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày 
nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn .
Tôi ở lại với mẹ :
- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức
tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ .
(Tô Hoài , Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)
Câu 1 . Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ
vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?
Câu 2 . Đoạn trích trên nằm ở v ị trí trướ
pdf 13 trang Bảo Hà 06/04/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trương Quang Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trương Quang Trọng (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS TRƯƠNG QUANG TRỌNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Mấy hôm sau, về tới quê nhà Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng: - Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa. Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn. Tôi ở lại với mẹ: - Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41) Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ vào yếu tố nào để xác định ngôi kể? Câu 2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó? Trang | 1
  2. Câu 3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua? Câu 4. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa? Câu 5. Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì. Câu 6. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau: a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn. b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ. Phần II: VIẾT (3 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em. Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm) Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1. - Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. - Người kể chuyện xưng "tôi" và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Câu 2. Đoạn trích trên nằm ở vị trí sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó là: - Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà. - Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn. - Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Câu 3. - Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách; Câu 4.
  3. - Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa chính là Dế Mèn đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Câu 5. Cảm nhận về Dế Mèn qua hai đoạn trích: - Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề, - Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: "rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai". Câu 6. Giải thích nghĩa các từ: a. Trứng nước: ở thời kỳ mới sinh ra chưa được bao lâu, đang còn non nớt, cần được chăm sóc, bảo vệ. b. Tu tỉnh: nhận ra lỗi lầm của bản thân và tự sửa chữa. Phần II: VIẾT (3 điểm) - Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, than bài, kết bài. - Em có thể viết bài văn theo các ý: + Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: buổi sáng sớm đầu mùa hạ, trong bếp. + Các nhân vật trong câu chuyện: nhân vật "tôi" - người kể chuyện, Miu Xám, chim chào mào má đỏ. + Hệ thống sự việc trong câu chuyện: Sự việc 1: Nhân vật "tôi" bị đánh thức bởi tiếng "Meo! Meo!" của Miu Xám và vội chạy xuống bếp thì thấy Miu Xám tha về một chú chim. Sự việc 2: "Tôi" giải cứu cho chú chim. Chú chim nằm lả ra, không cựa quậy khiến "tôi" rất buồn và nghĩ là chú chim đã chết. Sự việc 3: Chú chim chào mào giả chết bay vút qua ô cửa sổ. Cảm xúc của "tôi" khi sự việc xảy ra: thương chú chim khi tưởng chú đã chết; kinh ngạc, sung sướng khi chú chim bay vút qua ô cửa thoát thân. + Kết thúc câu chuyện: Mỗi khi nghe tiếng chim, nhân vật "tôi" lại mong được gặp lại chú chim chào mào má đỏ thông minh, can đảm. "Tôi" cũng đeo vào cổ Miu Xám một cái vòng có gắn ba quả chuông nhỏ xíu để không chú chim nào bị trở thành con mồi của nó nữa. + Cảm xúc của "tôi" khi kể lại câu chuyện: vui sướng, chờ mong. Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm) - Thực hành nói theo các bước: trước khi nói, trình bày bài nói, sau khi nói.
  4. - Em có thể trình bày trước người thân hoặc nhóm bạn để nhận được các góp ý; từ đó hoàn thiện bài trình bày của mình. * Ví dụ bài nói mẫu: Chắc chắn trong số chúng ta ai cũng đã từng trải qua rất nhiều những trải nghiệm. Lần trải nghiệm đáng nhớ mà cũng mang đến cho em nhiều cảm xúc nhất chính là lần chúng em được tham gia khóa học ngoại khóa hè 3 ngày ở một vùng quê vô cùng yên bình. Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của 3 ngày ấy. Em đã vô cùng háo hức, mong từng ngày một để tới ngày chuyến đi được thực hiện. Em đã về quê nhiều lần nhưng cảm xúc lần này rất khác. Em sẽ phải tự lo cho bản thân mình mà không có bố mẹ ở bên cạnh. Đi cùng em trong lần này còn có Vân, người bạn thân thiết nhất của em. Ngồi trên ô tô, chúng em hát vang lên bài hát yêu thích của mình, không khí trên xe nhộn nhịp vô cùng. Đường đi hai bên ngập tràn những cánh đồng lúa vàng óng, dưới ánh mặt trời chói chang, màu vàng càng thêm rực rỡ, óng ả. Trên triền đê còn có từng đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Lũy tre làng thì đung đưa, rì rào trong gió. Không khí thật sự trong lành, yên bình vô cùng. Các cô giáo trong đoàn đi hướng dẫn chúng em rất chu đáo cách sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị cho những trải nghiệm thú vị trong 3 ngày ở quê. Các bạn ở quê chào đón chúng em rất nhiệt tình. Bạn nào cũng hiền, cũng đáng yêu mà bạo lắm. Nhìn các bạn trèo tót lên cây hái quả ổi, quả sấu mà cứ nhanh thoăn thoắt như con sóc nhỏ vậy. Chúng em được ra đồng xem các bác nông dân làm ruộng. Em còn được lội thử xuống ruộng nữa, cảm giác thật lạ, em thấy mình như sắp biến thành người nông dân thực thụ ấy. Buổi chiều chúng em được chạy thả diều trên những triền đê xanh cỏ, hun hút gió. Ba ngày trôi qua thật nhanh, lúc về chúng em có tặng lại các bạn ở quê mấy món quà mà chúng em tự chuẩn bị từ trước. Lưu luyến lắm, chúng em chẳng muốn rời đi và còn hẹn năm sau sẽ quay lại. Chuyến đi thật sự mang đến cho em rất nhiều cảm xúc. Em chỉ ước năm nào cũng sẽ có một chuyến đi như thế này để bản thân có thêm nhiều tích lũy mới cho bản thân, có thêm nhiều cơ hội kết bạn mới. ĐỀ SỐ 2 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm) Đọc bài thơ Cái cầu của nhà thơ Phạm Tiến Duật và trả lời các câu hỏi: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu; Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế, Con cho mẹ xem - cho xem hơi lâu.
  5. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê, Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ, Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió, Con kiến qua ngòi bắc câu lá tre. Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ, Dưới gầm câu vồng nhà máy mới xây Trời sắp mưa khói trắng hơn mây. Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng Mùa gặt con đi đón mẹ bên câu; Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh Qua câu tre, vàng cả dòng sâu Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại, Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi; Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này ảnh chụp xa xa; Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã Con cứ gọi: cái cầu của cha. (Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa - Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 5 - 6) Câu 1. Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?
  6. Câu 2. Từ“cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để biểu đạt tình cảm của bạn nhỏ dành cho những cây câu? Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4. Theo em, bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu nào? Vì sao? Câu 5. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì? Câu 6. Hình ảnh người cha và người mẹ xuất hiện trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì? Phần II: VIẾT (3 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật. Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình sau khi đọc bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1. - Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận "thư cha" kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương. Câu 2. Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như: - Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước. - Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông. - Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi. - Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió. - Cái cầu tre bắc qua sông máng. - Cái cầu treo lối sang bà ngoại. - Cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ.
  7. - Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gần gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương về gia đình, người thân. Câu 3. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp đi lặp lại từ yêu (6 lần). Biện pháp tu từ này đã nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu. Câu 4. - Trong lời kể của bạn nhỏ, cây cầu nào cũng có vẻ độc đáo, đáng yêu riêng. Nhưng bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha". Đối với mẹ, đó là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã - cây cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng: chi viện cho miền Nam kháng chiến. Chiếc cầu là chứng nhân của biết bao chiến công anh hùng của quân và dân tỉnh Thanh Hoá nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong những năm tháng chiến tranh. Đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu của cha, do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương. Nói tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất là vì vậy. Câu 5. - Hình ảnh những cây cầu giản dị, thân thương, mộc mạc, chân chất gợi nhắc những kỉ niệm chứa đựng tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước. Vì vậy, tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu cũng thể hiện tình yêu, niềm tự hào về cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước. Câu 6. - Hình ảnh người cha xuất hiện trong bài thơ là một người đi xây cầu, góp phần xây dựng Tổ quốc. Vì tính chất công việc, vì tinh thần trách nhiệm với công cuộc kiến thiết đất nước, người cha thường xuyên phải xa nhà. Nhưng ông luôn dành tình cảm cho gia đình. Mỗi lần hoàn thành công việc, người cha không quên chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với những người thân trong gia đình qua những bức ảnh, những lá thư. - Người mẹ là một nông dân, sống ở nông thôn, nhiệt tình tham gia lao động sản xuất, chẳng quản các công việc đồng áng nặng nhọc của hợp tác xã. Đó cũng là một người mẹ giàu tình yêu thương, luôn chăm lo cho gia đình. Phần II: VIẾT (3 điểm) - Về hình thức: viết đoạn văn khoảng 7-10 câu. - Về nội dung: nêu được cảm xúc về nội dung và một số yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật của bài thơ Cái cầu (tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước; cách sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả, biện pháp tu từ điệp ngữ ). * Ví dụ đoạn văn mẫu:
  8. Đọc bài thơ "Cái cầu" của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà em ngỡ em đang được nghe câu chuyện sinh động mà người con kể cho mẹ về những cây cầu sau khi nhận "thư cha". Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp đi lặp lại từ yêu tới 6 lần để nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu. Những cây cầu không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước mà còn là nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương về gia đình, người thân. Hình ảnh người cha xuất hiện trong bài thơ là một người đi xây cầu, góp phần xây dựng Tổ quốc. Người mẹ là một nông dân, sống ở nông thôn, nhiệt tình tham gia lao động sản xuất, chẳng quản các công việc đồng áng nặng nhọc của hợp tác xã, luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Hình ảnh những cây cầu giản dị, thân thương, mộc mạc, chân chất gợi nhắc những kỉ niệm nhưng cũng là nơi chứa đựng tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ, gia đình, quê hương. Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm) * Em có thể chuẩn bị nội dung bài nói theo gợi ý: - Nêu rõ suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được thể hiện trong bài thơ Cái cầu của Phạm Tiến Duật. + Em thấy tình cảm gia đình được thể hiện trong bài thơ như thế nào? + Tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ và tình cảm của cha mẹ đối với bạn nhỏ thể hiện như thế nào? + Em thấy tình cảm đó có gì đặc biệt? - Trình bày suy nghĩ chung của em về tình cảm gia đình: + Vai trò của mỗi cá nhân trong việc xây dựng, bồi đắp tình cảm gia đình; + Ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân. - Khái quát được giá trị của tình cảm gia đình cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng tình cảm gia đình; mối quan hệ giữa tình cảm gia đình với tình yêu quê hương, đất nước. - Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị. * Ví dụ bài nói mẫu: Đọc bài thơ "Cái cầu" của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà em ngỡ em đang được nghe câu chuyện sinh động mà người con kể cho mẹ về những cây cầu sau khi nhận "thư cha". Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp đi lặp lại từ yêu tới 6 lần để nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu. Những cây cầu không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước mà còn là nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương về gia đình, người thân. Hình ảnh người cha xuất hiện trong bài thơ là một người đi xây cầu, góp phần xây dựng Tổ quốc. Người mẹ là một nông dân, sống ở nông thôn, nhiệt tình tham gia lao động sản xuất, chẳng quản các công việc đồng áng nặng nhọc của hợp tác xã, luôn yêu thương, chăm
  9. sóc gia đình. Hình ảnh những cây cầu giản dị, thân thương, mộc mạc, chân chất gợi nhắc những kỉ niệm nhưng cũng là nơi chứa đựng tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mẹ, gia đình, quê hương. Đọc xong bài thơ, em càng thêm trân trọng những vất vả của bố mẹ, càng thêm yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước của mình hơn và tự dặn bản thân phải cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ. ĐỀ SỐ 3 Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ A. Năm chữ B. Bảy chữ C. Tự do D. Lục bát Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng. B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”. D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng? A. Điệp ngữ B. Điệp cấu trúc C. Ẩn dụ D. So sánh
  10. E. Nhân hoá F. Đảo ngữ Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng? Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ. Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) Câu 1. C. Tự do Câu 2. A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng. C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. Câu 3. B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”. Câu 4.
  11. A. Điệp ngữ B. Điệp cấu trúc D. So sánh E. Nhân hoá Câu 5. - Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi hấp dẫn vì nó hứa hẹn đưa em đến những miền đất mới lạ, kì thú mà em chưa bao giờ biết đến – những vùng đất xa xôi, cao vút, mang màu sắc thần kì. Điều này cho thấy một trong những đặc điểm của trẻ em, đó là: luôn tò mò, muốn khám phá những điều chưa biết, hơn nữa, các em có trí tưởng tượng rất bay bổng, luôn có niềm tin vào những thế giới thần tiên, dễ bị hấp dẫn trước những thứ mới lạ, diệu kì. Câu 6. - Lời từ chối của em bé với mây và sóng cho thấy: mặc dù sự hấp dẫn của thế giới diệu kì, lạ lẫm kia là rất lớn, nhưng trong tâm hồn trẻ thơ, không có gì và không ai có thể thay thế, đánh đổi hoặc vượt lên trên vị trí của người mẹ. Sự gần gũi, thương yêu của mẹ luôn là miền đất an toàn nhất của trẻ. Điều đó cho thấy tình cảm mãnh liệt của em bé dành cho mẹ, chấp nhận bỏ qua rất nhiều điều hấp dẫn khác cũng nhất định không rời xa mẹ. Câu 7. - Vì: trong trò chơi đó, em được ở cùng mẹ, “được ôm lấy mẹ", "lăn vào lòng mẹ”, được chia sẻ và tận hưởng mọi phút giây trong vòng tay mẹ. Cũng trong các trò chơi đó với mẹ, em được làm mây, làm sóng. Câu 8. - Mây: sự ôm ấp, rộng lớn, êm ái, bay bổng, thanh khiết, tính động. - Sóng: tinh nghịch, ồn ào, tính động. - Trăng: mát dịu, êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, đẹp đẽ, tĩnh lặng. - Bến bờ: tĩnh lặng, yên bình, an toàn, tính tĩnh. Con là mây, Con là sóng: Vì mây và sóng đều màu trắng và có đặc tính di chuyển động, giống như con trẻ vừa trong trắng, ngây thơ lại hiếu động, tinh nghịch. Mẹ là trăng, là bến bờ: vì trăng và bến bờ đều có tính chất tĩnh lặng, êm đềm, phù hợp với hình tượng người mẹ hiền hoà, dịu dàng bên con. Câu 9. - Mây: chơi đùa, mỉm cười rồi bay đi. .
  12. - Sóng: hát, ngao du khắp nơi, mỉm cười, nhảy múa lướt qua. - Mẹ: đang đợi ở nhà, luôn muốn mình ở nhà. - Con: ôm lấy mẹ, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Câu 10. - Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ, kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Cây khô chưa dễ mọc chồi, Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta. Non xanh bao tuổi mà già, Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu. - Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người b. Tìm ý - Bài thơ gợi lên câu chuyện về loài người ra đời. - Các chi tiết miêu tả, tự sự nổi bật: + Trái đất khi em bé mới sinh ra; + Trái đất thay đổi khi trẻ em ra đời; + Mẹ, bà, bố, trường lớp ra đời - Các chi tiết ấy sống động, thú vị nhờ các biện pháp tu từ.
  13. - Qua đó, tác giả nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân. c. Lập dàn ý - Mở đoạn: + Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương. + Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người đã giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích. - Thân đoạn: + Sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra. + Kể từ đó, mặt trời, cây cối, chim muông, ra đời. + Hình sắc, âm thanh rực rỡ để em bé cảm nhận về cuộc đời. + Mọi người sinh ra để chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ. + Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh, được tác giả sử dụng tối đa để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ. + Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau. - Kết thúc: + Lí giải nguồn gốc ra đời của loài người dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo. + Ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình. 2. Viết bài: Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi bà viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là một trong những tác phẩm xuất sắc giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích. Mở đầu bài thơ là sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra. Và sau đó, mặt trời, cây cối, chim muông, ra đời đem đến một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đó là những hình sắc rực rỡ, âm thanh rộn ràng để em bé cảm nhận về cuộc đời, để trẻ em lớn lên. Mẹ là yêu thương qua lời ru, bà là những bài học qua những câu chuyện cổ. Còn bố đem lại cho bé những hiểu biết sâu rộng và nhà trường đem tới những bài học. Xuân Quỳnh sử dụng những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh, để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ. Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau. Tóm lại, qua cách lí giải nguồn gốc dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo, ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình. 3. Chỉnh sửa bài viết: Đọc và chỉnh sửa lại các lỗi về diễn đạt, chính tả.