Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!” 

(Trích Hang Én, Hà My, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021) 

Câu 1. Đoạn văn trên giúp em khám phá được hình ảnh nào?

A. Sự chăm sóc của con người dành cho gia đình én. 

B. Cuộc du ngoạn của khách tới thăm hang Én. 

C. Cuộc sống của chim én trong hang.

D. Sự sống của con người và én trong hang. 

Câu 2. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì? 

A. Loài én cũng có cuộc đời như những con vật khác. 

B. Loài én cũng có đời sống như con người. 

docx 20 trang Bảo Hà 07/04/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi: “Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá, Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để ngủ tiếp!” (Trích Hang Én, Hà My, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021) Câu 1. Đoạn văn trên giúp em khám phá được hình ảnh nào? A. Sự chăm sóc của con người dành cho gia đình én. B. Cuộc du ngoạn của khách tới thăm hang Én. C. Cuộc sống của chim én trong hang. D. Sự sống của con người và én trong hang. Câu 2. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì? A. Loài én cũng có cuộc đời như những con vật khác. B. Loài én cũng có đời sống như con người.
  2. C. Hãy trân trọng cuộc đời của loài chim én. D. Loài én cũng cần sự tự do trong cuộc đời của mình. Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra rang chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá, ” có tác dụng gì? A. Giúp người đọc hình dung được cảnh sinh sống của loài én. B. Tái hiện sinh động cuộc sống tấp nập của gia đình loài én. C. Thể hiện khả năng dùng từ ngữ linh hoạt của tác giả. D. Cả 3 phương án A, B và C. Câu 4. Việc đến khám phá những nơi xa sẽ mở rộng tầm hiểu biết cho chúng ta. Theo em, hành trình đó còn đánh thức những điều gì ở con người? A. Sự hiểu biết về loài én B. Giúp tinh thần sảng khoái C. Tinh thần trách nhiệm với công việc hằng ngày D. Tình yêu thiên nhiên, đất nước và sự trân trọng những giá trị của cuộc sống PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu hiểu biết của em về thể loại du kí? Nêu tên một tác phẩm khác Hang Én) có cùng thể loại đó. Câu 2 (2,0 điểm). Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người. Trong văn bản Hang Én, tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình về cuộc sống hoang dã của loài én. Theo em, điều đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 3 (5,0 điểm). Trong văn bản Hang Én, tác giả đã viết về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những con người mình đã gặp gỡ. Cuộc sống thật phong phú biết bao. Em hãy quan sát và miêu tả lại một khung cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi của mình.
  3. Đáp án Phần I (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm. Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. D Câu 4. D Phần II (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) - Du kí là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới một vùng đất, xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy, tai nghe trong hành trình của mình. - Văn bản cùng thể loại: Cô Tô. Câu 2 (2,0 điểm) - Cách viết của tác giả khiến bạn đọc ấn tượng, thích thú, hình dung được cuộc sống và khung cảnh thiên nhiên kì bí, sinh động và phong phú ở hang Én. - Mở rộng vốn hiểu biết, khả năng tìm tòi, khám phá cho mỗi người. - Khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã, - Khơi dậy trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước, Cách chia sẻ ấy không làm chúng ta sợ hãi và sống xa thiên nhiên mà khơi gợi trong ta sự hứng thú muốn khám phá thiên nhiên quanh mình. Câu 3 (5,0 điểm) Gợi ý: bài văn cần đảm bảo: * Hình thức: - Đúng hình thức bài văn có bố cục 3 phần. - Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc các lỗi về chính tả. * Nội dung: Học sinh trình bày sáng tạo trải nghiệm và miêu tả lại những điều đó.
  4. - Mở bài: Giới thiệu được cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi. - Thân bài: + Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính, ). + Tả những hoạt động, cách sinh hoạt của con người, con vật nơi đó. + Dùng từ ngữ phù hợp, các hình ảnh so sánh, nhân hoá để miêu tả những cảnh ấn tượng trong chuyến trải nghiệm. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của em về khung cảnh em được trải nghiệm. (Đề số 2) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm). Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi: Ngày xưa ta đi học Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh. (Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021) Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác? A. Nguyên Hồng B. Nguyễn Tuân
  5. Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi Bao ngày, bao tháng dần trôi Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con. Để khi con vắng một hôm Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. (NGUYỄN CHÍ THUẬT, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999) Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9): Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ lục bát C. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ bốn chữ Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? A. Người bố B. Người con C. Người mẹ D. Người bà Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ? A. Ngày con khóc tiếng chào đời / Bố thành vụng dại / trước lời hát ru Cứ "À ơi, / gió mùa thu” “Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”
  6. B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru Cứ “À /ơi, gió / mùa thu” “Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng” C. Ngày con / khóc tiếng chào đời Bố thành / vụng dại trước lời hát ru Cứ "À /ơi, gió mùa thu” “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng” D. Ngày con khóc tiếng / chào đời Bố thành vụng dại trước lời / hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” / “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng” Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ? A. Con B. Bao C. Bố D. Yêu Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ấn dụ
  7. D. Liệt kê Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu? A. Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru. B. Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi” Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi. D. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau? A. Đời - lời; ru - thu - u B. Đời - ru; thu - u - vàng C. Chào - hát; ru - thu - u D. Đời - lời; hát - thu - u Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)? A. Viết về tình cảm gia đình B. Viết theo thể thơ lục bát C. Diễn tả tâm trạng của người cha D. Thể hiện tình cảm sâu nặng Phần 2: Tạo lập văn bản (4 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Những điều bố yêu”.
  8. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,75 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A A D C D A C Phần 2: Tạo lập văn bản (4 điểm) - Tạo lập đoạn văn 5-7 dòng phát biểu cảm nghĩ về bài thơ. - Nội dung đoạn văn cần nêu được cảm nghĩ cụ thể của học sinh về bài thơ và nêu lí do vì sao bài thơ đem lại cảm nghĩ đó cho bản thân. * Đoạn văn mẫu: Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha muốn gửi con. Ngày con sinh ra đời là ngày cha hạnh phúc nhất. Ngày con còn bé, bố mẹ yêu thương luôn quan tâm dõi theo từng bước con đi, hạnh phúc khi thấy con chập chững bước đi, vui ngày con cất tiếng nói đầu tiên chào đời. Với cha, con là món quà vô giá cho bố mẹ, có con gia đình đầm ấm hạnh phúc sum vầy. Xa con một chút thôi cũng đủ khiến bố ngẩn nhơ nhớ, mong chờ. Đọc bài thơ con thấy ấm áp trong lòng, nghẹn ngào tình cha, tình mẹ luôn dành những điều tốt đẹp, sánh bước cùng con trên bước đường đời. (Đề số 4) Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Nội dung nào trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì? A. Là truyện cổ dân gian có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương C. Là những câu chuyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo; kể về các loài vật và được nhân hoá như người; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân D. Là truyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các nhân vật như nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh; người mang lốt vật,
  9. Câu 2. Yêu cầu nào không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết? A. Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? C Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 3. Xác định ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Ý nghĩa ấy còn có giá trị đối với cuộc sống hiện nay như thế nào? Câu 4. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng? Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) Câu 1: Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém. Câu 2. Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp. bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp. b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán. c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo. d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối. Phần 3: Làm văn (4 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.
  10. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương Câu 2. Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý: + Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? + Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo? + Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em? Như vậy, đáp án D: Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết Câu 3. Ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng chủ yếu là nêu lên và ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ý nghĩa ấy luôn luôn hiện hữu và cần thiết với dân tộc ta, một dân tộc đã từng chịu nhiều ách xâm lăng, đô hộ. Và ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần nhớ về cội nguồn truyền thống anh hùng của cha ông, phát huy lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Câu 4. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất: yêu nước, dũng cảm và vô tư, không vụ lợi Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của người kể cũng như là thái độ nhân dân với Thánh Gióng: Thánh (phong Thánh): bậc kí tài bậc nhất, khác thường có công lao to lớn, được nhân dân tôn vinh, lập đền, đình, thờ cúng. Từ tên truyện là Thánh Gióng có thể thấy thái độ ngưỡng mộ, sùng bái, tôn kinh của người kể. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần. Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm)
  11. Câu 1. Giữa các yếu tố trong mỗi từ ghép có mối quan hệ về nghĩa. Chẳng hạn, quan hệ giữa làng và xóm (trong từ làng xóm) là quan hệ giữa hai yếu tố gần nghĩa; còn quan hệ giữa trước và sau (trong từ trước sau) là quan hệ giữa hai yếu tố có nghĩa trái ngược nhau. Trên cơ sở đó, ta thấy, các từ ghép đã cho được tạo ra theo những cách sau: a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái. Câu 2. a) Phân tích các từ ghép đã cho, có thể thấy mỗi từ đều có yếu tố chung đứng trước là bánh và yếu tố riêng (khác nhau) đứng sau nêu tên cụ thể của từng loại bánh. Vậy yếu tố riêng đứng sau nêu tên cụ thể từng loại bánh chính là yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh. b) Xếp các yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh vào các nhóm: - Chỉ chất liệu làm bánh: bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm. - Chỉ cách làm (chế biến): bánh nướng. - Chỉ tính chất: bánh xốp. - Chỉ hình dáng: bánh tai voi, bánh bèo. Phần 3: Làm văn (4 điểm) Các em cần xác định: a) Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích và định viết bài văn kể lại là truyện nào? Truyện ấy có trong SGK Ngữ văn 6 đã học trên lớp hay tự đọc? b) Liệt kê các nhân vật và sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật. c) Xác định các nội dung trong mỗi phần (dự định nêu nội dung gì?) - Mở bài:
  12. - Thân bài: - Kết bài: Lưu ý: có thể kể lại truyện một cách sáng tạo theo tưởng tượng và suy nghĩ của bản thân em. Dàn ý tham khảo: Kể lại truyện Sự tích hoa cúc 1. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện Sự tích hoa cúc 2. Thân bài: - Ngày xưa có một cặp mẹ con nghèo khó nhưng sống bên nhau êm đềm, không may người mẹ bị bệnh nặng không thuyên giảm, người con rất lo lắng và thương mẹ. - Thấy tấm lòng hiếu thảo của người con Phật đã biến thành một ông lão tặng cho người con đóa hoa cúc 5 cánh, dặn đem về chăm sóc, hoa có bao nhiêu cánh, mẹ sống được chừng ấy năm. - Thấy hoa chỉ có 5 cánh người con đã xé nhỏ vụn từng cánh cho đến khi không còn đếm được nữa, kể từ đó người mẹ khỏi bệnh và hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc. 3. Kết bài: - Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
  13. (Đề số 5) Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây thuộc thể loại truyện đồng thoại? a. Là thể loại văn học dành cho thiểu nhi. b. Nhân vật là loài vật. c. Nhân vật là dũng sĩ. d. Nhân vật thường gắn với lịch sử và là người có công lớn đối với cộng đồng. đ. Nội dung phản ánh các đặc điểm sinh hoạt của loài vật, qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa. Câu 2. Truyện Cô Gió mất tên (SGK Ngữ văn 6, tập mội) được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà em xác định được? Câu 3. Tìm và chỉ ra tác dụng của những phép so sánh có trong các đoạn văn sau: a. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên) b. Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) Phần II: VIẾT (7 điểm)
  14. Câu 1. Sau khi đọc VB Giọt sương đêm (SGK Ngữ văn 6, tập một), em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa khi về quê. Câu 2. Sau kì nghỉ hè, chắc hẳn em đã có thêm nhiều trải nghiệm mới. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua để chia sẻ với các bạn cùng lớp. ĐÁP ÁN Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1. Đáp án a, b, đ Câu 2. Chuyện được kể theo ngôi thứ 3. Căn cứ: người kể chuyện không xưng tôi, là người kể chuyện giấu mình. Câu 3. a. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”. - Tác dụng: Những phép so sánh trên làm cho câu văn thêm sinh động, gợi tả, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức vóc cường tráng của Dế Mèn; đồng thời thể hiện thái độ kiêu căng, hợm lĩnh của Dế Mèn qua những hình ảnh so sánh ấy. b. Phép so sánh có trong đoạn văn: “Khu vườn là món quà bất tận của tôi”, “Mỗi một bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là mớn quà lớn.”. - Tác dụng: Phép so sánh ấy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hơn về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”. Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. HS tự thực hiện dựa trên kết quả đọc hiểu VB Giọt sương đêm. Khi viết đoạn văn này, HS cần lưu ý:
  15. - Có thể chọn kể tiếp câu chuyện của Bọ Dừa theo ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất (đóng vai Bọ Dừa để kể). - Nội dung kể là câu chuyện của Bọ Dừa sau khi về quê. HS có thể sáng tạo nội dung kể tuy nhiên nội dung ấy cần có sự liên quan chặt chẽ, phù hợp, liền mạch với nội dung của VB Giọt sương đêm đã được trình bày trong SGK. * Gợi ý: Sau khi từ biệt Thằn Lằn, tôi lên đường trở về với quê hương yêu dấu. Đã từ lâu lắm rồi kể từ ngày tôi quyết định rời xa quê đi làm ăn xa tôi chưa có dịp quay trở lại thăm nhà, thăm bố mẹ tôi. Cuộc sống khó khăn, công việc bận rộn, mải mê làm ăn mà tôi quên khuấy đi tất cả. Không biết giờ này gia đình tôi sống ra sao, bố mẹ có khỏe không, anh em có cuộc sống như thế nào. Cứ nghĩ đến đây là lòng tôi lại sốt sắng, bước nhanh chân để về cho thật sớm. Dù trong lòng vội vã nhưng tôi cũng kịp nhìn ngắm mọi vật xung quanh trên đường về nhà. Trời hôm nay thật đẹp, mây gợn trên bầu trời xanh và cao, gió hiu hiu thổi, nắng vàng ươm trải dài khắp muôn nơi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi .cuối cùng cũng về đến đầu ngõ khi trời vừa sẩm tối. Lúc này, tôi cố gắng chạy thật nhanh trở về nhà. Cảnh vật quanh nhà tôi đã khác rất nhiều sau ngần ấy năm tôi ra đi, tôi thấy bố mẹ đứng trước cửa nhà nhưng còn xúc động chưa dám chạy vào Câu 2. HS có thể tự thực hiện bài viết theo các bước gợi ý trong Ngữ văn 6, tập một, Chân trời sáng tạo. Cụ thể là: Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết - Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: “Mùa hè vừa qua, em có trải nghiệm nào đáng nhớ nhất?”. - Thu thập tư liệu bằng cách nhớ lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em, đọc lại những câu chuyện trong bài học Những trải nghiệm trong đời để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ, tìm những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện. Bước 2: Tìm ý và lập đàn ý - Tìm ý bằng cách: HS tìm ý bằng sơ đồ hướng dẫn trong SGK. - Lập dàn ý: HS lập dàn ý theo hướng dẫn trong SGK. Bước 3: Viết bài
  16. Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm Dựa vào bảng kiểm trong SGK Ngữ văn 6, tập một để điều chỉnh bài viết. * Bài văn mẫu: Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này. Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đình em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngờ đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hang Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng. Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người. Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu. Chụp xong, cả nhà ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những
  17. bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội. Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.