Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Thái Tổ (Có đáp án)

I. Đọc - hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“… Dẹp giặc tan, Gióng đến chân núi Sóc, cởi áo sắt để lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Gióng ra đời
đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh 
hùng, nên đã để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. Đó là phần thưởng cao 
nhất, đẹp nhất trao tặng người anh hùng. Hình tượng Gióng đã được bất tử hoá. Bay lên trời, Gióng hoá rồi. 
Gióng là non nước, đất trời, là mọi người Văn Lang, Gióng sống mãi.
Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật,... Đó là dấu vết 
ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít. Nhân 
dân còn kể chỗ nào Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng; chỗ 
nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ. Hội Gióng hằng năm cũng dựng lại cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, 
bức tranh Gióng ra trận. Tất cả những chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử,
bảo tàng văn hoá về Gióng, như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền 
thống giữ nước của dân tộc.
(SGK Cánh Diều - Ngữ văn 6 - Trang 82)
Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, của ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm) Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân dân trao tặng cho Gióng là 
gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Chép lại câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy được
sử dụng trong câu văn đó.
pdf 17 trang Bảo Hà 05/04/2023 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Thái Tổ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Thái Tổ (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THÁI TỔ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I . Đọc - hiểu (5, 0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “ Dẹp giặc tan , Gióng đến chân núi Sóc , cởi áo sắt để lại , rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời . Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. Đó là phần thưởng cao nhất , đẹp nhất trao tặng người anh hùng . Hình tượng Gióng đã được bất tử hoá . Bay lên trời , Gióng hoá rồi. Gióng là non nước, đất trời, là mọi người Văn Lang, Gióng sống mãi . Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật, Đó là dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít . Nhân dân còn kể chỗ nào Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ. Hội Gióng hằng năm cũng dựng lại cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, bức tranh Gióng ra trận . Tất cả những chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên , bảo tàng lịch sử , bảo tàng văn hoá về Gióng, như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc . (SGK Cánh Diều - Ngữ văn 6 - Trang 82 ) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, của ai ? Câu 2 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . Câu 3 (0,5 điểm) Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân dân trao tặng cho Gióng là gì ? Câu 4 (1,0 điểm) Chép lại câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy được sử dụng trong câu văn đó . Câu 5 (1,5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (6-10 dòng) bàn về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị”. Trang | 1
  2. Câu 6 (1,0 điểm) Truyền thống quý báu nào của dân tộc được nhắc đến trong đoạn trích? Là học sinh, em cần phải làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống đó. II. Tập làm văn (5,0 điểm) Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với chúng ta. Tuổi thơ ấu lưu giữ biết bao kỉ niệm, có vui, có buồn nhưng sẽ giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Em hãy kể lại một kỉ niệm khiến em nhớ mãi không quên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) Câu 1 - Văn bản: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. - Tác giả: Bùi Mạnh Nhị. Câu 2 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 3 Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân dân trao tặng cho Gióng là: sự trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng Gióng, để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. Câu 4 - Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy: Nhân dân còn kể chỗ nào Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ. - Công dụng của dấu chấm phẩy: dùng để đánh dáu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Câu 5 * Hs viết đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng (6-10 dòng), có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị”. Gv chấm trân trọng suy nghĩ, ý tưởng của học sinh và có thể dựa trên những gợi ý sau: - Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, là “độc nhất vô nhị” trong lòng nhân dân ta. - Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết mà còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt).
  3. - Xây dựng hình tượng Thánh Gióng còn thể hiện ước mơ hòa bình của nhân dân ta về người anh hùng cứu quốc chống giặc ngoại xâm. Câu 6 - Truyền thống quý báu của dân tộc: “truyền thống giữ nước” Hs liên hệ cần phải làm để gìn giữ và phát huy truyền thống giữ nước. Gv chấm trân trọng suy nghĩ, ý tưởng của học sinh và có thể dựa trên những gợi ý sau: - Chăm chỉ học tập, rèn luyện để sau này trở thành công dân có ích, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. - Tuyên truyền, phát huy truyền thống yêu nước trong tập thể lớp, nhà trường, cộng đồng, - Nhớ ơn các vua Hùng, các vị anh hùng dân tộc, các liệt sĩ, thương bệnh binh, II. Tập làm văn * Yêu cầu về hình thức - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. - Trình bày sạch sẽ, khoa học. - Không mắc lỗi diễn đạt. - Không viết sai chính tả. * Yêu cầu về nội dung - Xác định đúng đối tượng và triển khai đúng vấn đề: kỉ niệm khó quên của em - Kể theo ngôi thứ nhất: tôi, em, - Có thể trình bày theo hướng sau: a. Mở bài - Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ em định kể b. Thân bài - Địa điểm ở đâu? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến câu chuyện? - Diễn biến của câu chuyện: em và mọi người trong câu chuyện đã nói gì và làm gì? Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào? Vì sao chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của em, của mọi người như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
  4. A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ C . thế mà đã sáu chục năm qua rồi! D. cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên? A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên. 2. Tự luận (3 điểm) Câu 7 (1,5 điểm): Trong câu: “Cha tôi dạy sớm để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa. Câu 8 (1,5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? PHẦN II. VIẾT (4 ĐIỂM) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) 1. Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1. A
  5. Câu 2. C Câu 3. A Câu 4. C Câu 5. C Câu 6. 2. Tự luận: 3,0 điểm Câu 7 - Nghĩa của “chân” trong từ “chân đê”: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. - HS đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung hợp lí. - Giải nghĩa từ “chân” chính xác. Ví dụ: + Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, + Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác Câu 8 - Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. - Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: + Giúp tác giả dễ dàng ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, quan sát, mà chính tác giả đã trải qua trong buổi học đầu tiên + Câu chuyện được kể giản dị, chân thực – gây xúc động cho người đọc. Phần II. Viết (4,0 điểm) Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn) - Dung lượng: khoảng 10 câu (+ - 2 câu). - Bố cục đủ 3 phần - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết câu. Về nội dung: * Mở đoạn:
  6. - Giới thiệu bài ca dao. - Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao. * Thân đoạn: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu: - Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao: Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ - nước trong nguồn. Phân tích được giá trị - Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao: + Công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, + Lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc * Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Cái nón ấy khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (nón mê xưa đứng), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (nay ngồi dầm mưa). Hành động “đứng”, “ngồi dầm mưa” trong phép nhân hóa đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ. (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều) Câu 1 (0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào.? Có tác dụng gì? Câu 3 ( 1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng thành ngữ. Câu 2 (5,0 điểm):
  7. Kể về một kỉ niệm của bản thân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận Câu 2 - Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa - Tác dụng: đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê không chỉ trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Câu 3 Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích vẻ đẹp của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”(Trích bài thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên) Phần II ( 7.0 điểm) 1. (2 điểm) HS viết đoạn đảm bảo theo chuẩn kiế thức kĩ năng sau: a. Kĩ năng: - Hình thức đoạn văn. - PTBĐ chính: Biểu cảm - Đảm bảo từ 5-7 câu, đánh số câu. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. b. Kiến thức: * Mở đoạn (C1): Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về nhà văn Nguyên Hồng. * Thân đoạn (C2-C6): Trình bày cảm nhận về tác giả Nguyên Hồng trên cơ sở nội dung các văn bản đã học. + Nguyên Hồng là người có tính nhạy cảm. + Lí do Nguyên Hồng có tính nhạy cảm.
  8. + Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng -> tình thương yêu, cảm thông của Nguyên Hồng với người lao động tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” rất riêng trong phong cách sống và sáng tác của ông. * Kết đoạn: Khẳng định tình cảm của mình với nhà văn Nguyên Hồng. - Sử dụng một thành ngữ, gạch chân. 2. 2.1. Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để kể lại truyện. - Đảm bảo thể thức văn bản, tính liên kết, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Sử dụng ngôi kể thứ ba để kể chuyện. 2.2. Yêu cầu cụ thể a Đảm bảo về hình thức của bài văn tự sự. - Hình thức: đảm bảo 1 bài văn, viết đúng thể loại tự sự. Bài văn đảm bảo 3 phần, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; dùng từ, đặt câu tốt; đảm bảo sự liên kết b. Xác định đúng vấn đề - Kể lại được các sự việc trong truyện theo thể loại Hồi kí hoặc Du kí) c. Yêu câù về nội dung: 4,0 đ Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu kỉ niệm: kỉ niệm gì? gắn liền với ai? ở đâu? - Nêu ấn tượng chung về kỉ niệm: nhớ mãi, không quên, * Thân bài: Kể chi tiết kỉ niệm. - Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, các nhân vật liên quan. - Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự kiện, hành động, ngôn ngữ, đặc sắc, đáng nhớ. - Cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về kỉ niệm, điều đặc biệt khiến em nhớ hay vui, buồn, xúc động (đan xem trong khi kể). * Kết bài: - Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm. - Mong ước từ kỉ niệm.
  9. * Sáng tạo - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ); lời văn giàu cảm xúc; có những suy nghĩ sâu sắc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng nhưng chưa sâu sắc. - Điểm 0: Không đảm bảo các ý trên. ĐỀ SỐ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Trong bài thơ “À ơi tay mẹ”, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần (ở nhan đề, ở đầu các dòng thơ 4,5,6,8,10,20). “À ơi” là những tiếng đệm trong lời ru. Sự lặp lại này tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con. Phía sau nhịp điệu, hình ảnh mà phép điệp ngữ gợi lên là tình cảm yêu thương mẹ dành cho con. (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều) Câu 1 (0.5) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 (1.5 điểm) Để làm rõ cái hay của bài thơ “À ơi tay mẹ”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3 (1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng trong đó có sử dụng từ mượn. Câu 2 (5,0 điểm) Kể về một kỉ niệm của bản thân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận
  10. Câu 2 - Để làm rõ cái hay của bài thơ “À ơi tay mẹ”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ - Tác dụng: Sự lặp lại này tạo nên âm hưởng lời ru êm đềm, nhịp nhàng, đều đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần mẫn, dịu dàng, mềm mại tựa cánh võng yêu thương nâng giấc cho con. Câu 3 Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích một yếu tố tạo nên vẻ đẹp của bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) Phần II (7,0 điểm) 1. (2 điểm) HS viết đoạn đảm bảo theo chuẩn kiế thức kĩ năng sau: a. Kĩ năng: - Hình thức đoạn văn. - PTBĐ chính: Biểu cảm - Đảm bảo từ 5-7 câu, đánh số câu. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. b. Kiến thức: * Mở đoạn (C1): Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về nhà văn Nguyên Hồng. * Thân đoạn (C2-C6): Trình bày cảm nhận về tác giả Nguyên Hồng trên cơ sở nội dung các văn bản đã học. + Nguyên Hồng là người có tính nhạy cảm. + Lí do Nguyên Hồng có tính nhạy cảm. + Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng -> tình thương yêu, cảm thông của Nguyên Hồng với người lao động tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” rất riêng trong phong cách sống và sáng tác của ông. * Kết đoạn: Khẳng định tình cảm của mình với nhà văn Nguyên Hồng. - Sử dụng một từ mượn, gạch chân. 2.
  11. 2.1. Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để kể lại một kỉ niệm của bản thân. - Đảm bảo thể thức văn bản, tính liên kết, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể chuyện. 2.2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo về hình thức của bài văn tự sự. - Hình thức: đảm bảo 1 bài văn, viết đúng thể loại tự sự. Bài văn đảm bảo 3 phần, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; dùng từ, đặt câu tốt; đảm bảo sự liên kết b. Xác định đúng vấn đề - Kể lại được các sự việc trong truyện theo thể loại Hồi kí hoặc Du kí) c. Yêu câù về nội dung: 4,0 đ * Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu kỉ niệm: kỉ niệm gì? gắn liền với ai? ở đâu? - Nêu ấn tượng chung về kỉ niệm: nhớ mãi, không quên, * Thân bài: Kể chi tiết kỉ niệm. - Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, các nhân vật liên quan. - Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự kiện, hành động, ngôn ngữ, đặc sắc, đáng nhớ. - Cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về kỉ niệm, điều đặc biệt khiến em nhớ hay vui, buồn, xúc động (đan xem trong khi kể). * Kết bài: - Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm. - Mong ước từ kỉ niệm. * Sáng tạo - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ); lời văn giàu cảm xúc; có những suy nghĩ sâu sắc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng nhưng chưa sâu sắc.
  12. - Điểm 0: Không đảm bảo các ý trên. ĐỀ SỐ 5 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Nội dung nào trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì? A. Là truyện cổ dân gian có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương C. Là những câu chuyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo; kể về các loài vật và được nhân hoá như người; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân D. Là truyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các nhân vật như nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh; người mang lốt vật, Câu 2. Yêu cầu nào không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết? A. Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? C Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 3. Xác định ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Ý nghĩa ấy còn có giá trị đối với cuộc sống hiện nay như thế nào? Câu 4. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng? Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) Câu 1: Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.
  13. Câu 2. Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp. bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp. b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán. c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo. d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối. Phần 3: Làm văn (4 điểm) Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương Câu 2. Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý: + Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? + Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo? + Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em? Như vậy, đáp án D: Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết Câu 3. Ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng chủ yếu là nêu lên và ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ý nghĩa ấy luôn luôn hiện hữu và cần thiết với dân tộc ta, một dân tộc đã từng chịu nhiều ách xâm lăng, đô hộ. Và ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần nhớ về cội nguồn truyền thống anh hùng của cha ông, phát huy lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Câu 4.
  14. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất: yêu nước, dũng cảm và vô tư, không vụ lợi Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của người kể cũng như là thái độ nhân dân với Thánh Gióng: Thánh (phong Thánh): bậc kí tài bậc nhất, khác thường có công lao to lớn, được nhân dân tôn vinh, lập đền, đình, thờ cúng. Từ tên truyện là Thánh Gióng có thể thấy thái độ ngưỡng mộ, sùng bái, tôn kinh của người kể. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần. Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) Câu 1. Giữa các yếu tố trong mỗi từ ghép có mối quan hệ về nghĩa. Chẳng hạn, quan hệ giữa làng và xóm (trong từ làng xóm) là quan hệ giữa hai yếu tố gần nghĩa; còn quan hệ giữa trước và sau (trong từ trước sau) là quan hệ giữa hai yếu tố có nghĩa trái ngược nhau. Trên cơ sở đó, ta thấy, các từ ghép đã cho được tạo ra theo những cách sau: a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp. b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái. Câu 2. a) Phân tích các từ ghép đã cho, có thể thấy mỗi từ đều có yếu tố chung đứng trước là bánh và yếu tố riêng (khác nhau) đứng sau nêu tên cụ thể của từng loại bánh. Vậy yếu tố riêng đứng sau nêu tên cụ thể từng loại bánh chính là yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh. b) Xếp các yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh vào các nhóm: - Chỉ chất liệu làm bánh: bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm. - Chỉ cách làm (chế biến): bánh nướng. - Chỉ tính chất: bánh xốp. - Chỉ hình dáng: bánh tai voi, bánh bèo. Phần 3: Làm văn (4 điểm) Các em cần xác định: a) Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích và định viết bài văn kể lại là truyện nào? Truyện ấy có trong SGK Ngữ văn 6 đã học trên lớp hay tự đọc? b) Liệt kê các nhân vật và sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật.
  15. c) Xác định các nội dung trong mỗi phần (dự định nêu nội dung gì?) - Mở bài: - Thân bài: - Kết bài: Lưu ý: có thể kể lại truyện một cách sáng tạo theo tưởng tượng và suy nghĩ của bản thân em. Dàn ý tham khảo: Kể lại truyện Sự tích hoa cúc 1. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện Sự tích hoa cúc 2. Thân bài: - Ngày xưa có một cặp mẹ con nghèo khó nhưng sống bên nhau êm đềm, không may người mẹ bị bệnh nặng không thuyên giảm, người con rất lo lắng và thương mẹ. - Thấy tấm lòng hiếu thảo của người con Phật đã biến thành một ông lão tặng cho người con đóa hoa cúc 5 cánh, dặn đem về chăm sóc, hoa có bao nhiêu cánh, mẹ sống được chừng ấy năm. - Thấy hoa chỉ có 5 cánh người con đã xé nhỏ vụn từng cánh cho đến khi không còn đếm được nữa, kể từ đó người mẹ khỏi bệnh và hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc. 3. Kết bài: - Nêu ý nghĩa của câu chuyện.