Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) 
Câu 1: (0.5 điểm)
Tìm cụm danh từ trong câu sau:
Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Câu 2: (0.5 điểm)
Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?
Câu 3: (1 điểm)
Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng? 
Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.
II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm) 
Câu 1: (1.0 điểm)
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.
Câu 2: (1.0 điểm)
Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.
Câu 3: (1.0 điểm)
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi khuyên nhủ chúng ta điều gì.
pdf 6 trang Bảo Hà 07/04/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN KNTT NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) Tìm cụm danh từ trong câu sau: Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Câu 2: (0.5 điểm) Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra? Câu 3: (1 điểm) Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng? Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu. II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học. Câu 2: (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh. Câu 3: (1.0 điểm) Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi khuyên nhủ chúng ta điều gì. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm) Hãy kể lại một việc tốt em đã làm HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Trang | 1
  2. I. PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1: Cụm danh từ trong câu: Một người chồng thật xứng đáng. Câu 2: - Có hai loại động từ chính. - Kể ra đúng: + Động từ tình thái. + Động từ chỉ hành động, trạng thái. Câu 3: Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. II. PHẦN VĂN BẢN Câu 1: - Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Truyện truyền thuyết mà em đã học: Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, hoặc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu 2: Ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện “Thạch Sanh”: - Tiếng đàn thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta-tiếng đàn giải oan, vạch trần tội ác. - Niêu cơm thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình. Câu 3: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” khuyên nhủ người ta: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN a. Mở bài: Giới thiệu việc làm tốt. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện: - Câu chuyện mở đầu như thế nào? - Diễn biến ra sao?
  3. - Kết thúc như thế nào? c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về việc làm đó. 2. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.” a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? Câu 2: (3.0 điểm) a. Giải thích nghĩa của từ : “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển? - Ăn cho ấm bụng. - Bạn ấy rất tốt bụng. - Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc. b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Câu 3: (5.0 điểm) Lớp em có rất nhiều bạn biết phấn đấu vươn lên học tập tốt, trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập như thế ở lớp em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”. Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
  4. b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người - là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta. Câu 2: a. Các từ: - bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày. - bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với ngưpời, việc nói chung. - bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật. b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 3: a. Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn- người bạn đã trở thành tấm gương học tập tốt cho nhiều bạn noi theo. b. Thân bài: - Kể về ngoại hình của bạn: tên tuổi, hình dáng, mái tóc, khuôn mặt - Kể về những biểu hiện cụ thể về việc phấn đấu vươn lên học tập tốt của nhân vật: + Luôn thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định của trường, lớp. + Cần cù, chăm chỉ: Chuẩn bị bài đầy đủ, có chất lượng, trong giờ học chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài khoa học, sạch sẽ, đầy đủ. + Luôn biết tận dụng thời gian học tập một cách hợp lí. + Có phương pháp học tập khoa học, sáng tạo. + Biết khắc phục mọi khó khăn nảy sinh trong cuộc sống để vươn lên học tốt. + Luôn cởi mở với bạn bè, hay giúp các bạn trong lớp. c. Kết bài: - Cảm nghĩ về bạn. - Tự hứa với mình phải cố gắng, học tập theo gương bạn. 3. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (1.0 điểm)
  5. Trong truyện Em bé thông minh, em bé đã vượt qua nhiều thử thách. Em hãy kể lại những thử thách đối với em bé theo đúng trình tự. Câu 2: (2.0 điểm) Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người như thế nào? Qua truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 3: (2.0 điểm) Nêu nghĩa khái quát của lượng từ. Tìm lượng từ trong các phần trích sau: a. Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. b. Tình thương bao la với dân, với nước trước hết phải xuất phát từ tình nghĩa đối với những người thân trong gia đình. Bác Hồ bằng những hành động quan tâm đến người cha đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo làm con. Câu 4: (5.0 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em với thầy giáo hoặc cô giáo. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Các thử thách gồm: - Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?". - Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua. - Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn. - Lần 4 Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài. Câu 2: - Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại luôn huênh hoang, tự cao. - Bài học: Chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình; không được chủ quan, kiêu ngạo. Câu 3: - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Xác định lượng từ:
  6. a. Các. b. Những, những. Câu 4: a. Mở bài: - Giới thiệu về thầy/cô giáo mà em sắp kể. - Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo. b. Thân bài: - Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo. - Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo. - Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo là gì? - Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao? c. Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.